Nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế

Những sứ mệnh gìn giữ hòa bình tại Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi hay các khu vực xung đột khác mà các chiến sĩ, cán bộ y tế Việt Nam đã tham gia đều ghi dấu ấn đặc biệt. Đó là những đóng góp mang ý nghĩa nhân đạo sâu sắc, không chỉ thể hiện trách nhiệm của Việt Nam với cộng đồng quốc tế, mà còn tạo cơ hội để quảng bá hình ảnh một đất nước yêu chuộng hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế và sẵn sàng hợp tác vì sự phát triển bền vững và ổn định toàn cầu.

Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền đã nhấn mạnh điều này tại Tọa đàm “Hoàn thiện hành lang pháp lý về việc tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, nhằm tiếp tục nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam” do Báo Đại biểu Nhân tổ chức chiều nay, 17.10, tại Hà Nội.

Việt Nam sẵn sàng cống hiến cho sứ mệnh chung

Phát biểu khai mạc tọa đàm, Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền cho rằng, trong những năm gần đây, Việt Nam đã chứng minh sự cam kết mạnh mẽ đối với việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh quốc tế thông qua các hoạt động gìn giữ hòa bình dưới sự dẫn dắt của Liên Hợp Quốc. Kể từ khi chính thức tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình vào năm 2014, Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng và đáng ghi nhận, không chỉ về mặt nhân lực mà còn về chuyên môn và sự sẵn sàng cống hiến cho sứ mệnh chung.

tbt-5609.jpg
Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: Duy Thông

Thông qua việc tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, Việt Nam gửi gắm thông điệp về một Việt Nam yêu chuộng hòa bình, giàu lòng nhân ái; là bạn bè, đối tác đáng tin cậy; là thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Việt Nam luôn sẵn sàng chung tay cùng thế giới giải quyết những thách thức toàn cầu, góp phần duy trì hòa bình, thúc đẩy hợp tác và phát triển giữa các quốc gia, đồng thời tạo thế và lực mới để bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng giải pháp hòa bình.

Những nỗ lực của Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, giúp Việt Nam ghi điểm trên trường quốc tế, nâng cao vị thế và uy tín của mình trong các tổ chức và diễn đàn quốc tế, đặc biệt là trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Tổng Biên tập Phạm Thị Thanh Huyền cũng cho rằng, chúng ta cũng phải đối mặt với nhiều thách thức đáng kể trong việc tham gia vào hoạt động gìn giữ hòa bình. Thứ nhất, môi trường hoạt động tại các khu vực xung đột luôn rất phức tạp, với nhiều yếu tố nguy hiểm như bạo lực, bất ổn chính trị, dịch bệnh và điều kiện sống khó khăn. Điều này đòi hỏi các lực lượng tham gia phải có kỹ năng chuyên môn cao, lòng dũng cảm, và đặc biệt là sự chuẩn bị kỹ lưỡng về cả vật chất lẫn tinh thần.

Thứ hai, các quy định pháp lý của Việt Nam hiện nay về việc tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình vẫn còn một số hạn chế, cần phải được bổ sung, cập nhật và điều chỉnh sao cho phù hợp với những thay đổi trong bối cảnh quốc tế và nhu cầu thực tiễn của các sứ mệnh.

Ngoài ra, thách thức về nguồn lực cũng là một vấn đề quan trọng. Việc duy trì sự tham gia lâu dài và ổn định trong các hoạt động gìn giữ hòa bình đòi hỏi đầu tư lớn về con người, kinh phí và các nguồn lực khác. Đồng thời, chúng ta cũng phải tính toán đến việc đảm bảo quyền lợi, phúc lợi và bảo vệ an toàn cho các cán bộ, chiến sĩ tham gia các sứ mệnh này.

Hoàn thiện hành lang pháp lý để Việt Nam tham gia hiệu quả hơn vào các hoạt động gìn giữ hòa bình quốc tế

Trước những thách thức nêu trên, Tổng Biên tập Phạm Thị Thanh Huyền cho rằng, việc hoàn thiện hành lang pháp lý để Việt Nam tham gia hiệu quả hơn vào các hoạt động gìn giữ hòa bình quốc tế là một yêu cầu cấp bách. Một hệ thống pháp lý đầy đủ và hoàn thiện không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi của các lực lượng tham gia, mà còn đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả và phù hợp với luật pháp quốc tế.

Trước hết, cần phải xây dựng một khuôn khổ pháp lý rõ ràng để điều chỉnh các quy định liên quan đến trách nhiệm, quyền hạn, và nghĩa vụ của các bên tham gia vào hoạt động gìn giữ hòa bình. Đây là cơ sở để Việt Nam có thể đàm phán, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế, đảm bảo sự phối hợp đồng bộ và hiệu quả trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ.

tbt-a2-6726.jpg
Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: Duy Thông

Bên cạnh đó, việc xây dựng các cơ chế pháp lý về đào tạo, huấn luyện và trang bị cho lực lượng tham gia gìn giữ hòa bình cũng rất quan trọng. Điều này không chỉ giúp đảm bảo chất lượng và khả năng thực hiện nhiệm vụ của các lực lượng, mà còn tạo cơ sở pháp lý để hỗ trợ họ khi gặp khó khăn, tai nạn hoặc tổn thương trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Một điểm cần lưu ý khác là việc xây dựng các chính sách về phúc lợi, bảo hiểm và an toàn cho lực lượng tham gia. Các cán bộ, chiến sĩ Việt Nam đang cống hiến cho hòa bình thế giới cần được đảm bảo quyền lợi và sự an toàn một cách tối đa, cả trong và sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

“Việc xây dựng hành lang pháp lý cũng cần đảm bảo sự tương thích với luật pháp quốc tế, đặc biệt là các quy định của Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế khác mà Việt Nam là thành viên. Điều này không chỉ đảm bảo sự tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế, mà còn tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam tiếp tục mở rộng và nâng cao sự tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình trong tương lai”, Tổng Biên tập Phạm Thị Thanh Huyền nhấn mạnh.

Để thực hiện các nhiệm vụ trên, Tổng Biên tập Phạm Thị Thanh Huyền cho rằng, chúng ta cần một chiến lược tổng thể và cụ thể, bao gồm các bước triển khai đồng bộ từ cấp cao đến cấp cơ sở. Theo đó, tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý: xây dựng các văn bản pháp luật mới hoặc điều chỉnh các quy định hiện hành liên quan đến việc tham gia gìn giữ hòa bình quốc tế. Đặc biệt là các quy định về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các lực lượng tham gia, cũng như các cơ chế hỗ trợ về tài chính, hậu cần và phúc lợi.

Cùng với đó, Việt Nam cần mở rộng và tăng cường hợp tác với các quốc gia, tổ chức quốc tế có kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình. Thông qua các chương trình hợp tác, chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm, nâng cao năng lực cho các lực lượng tham gia, đồng thời đảm bảo sự phối hợp hiệu quả trong các sứ mệnh gìn giữ hòa bình.

Đào tạo và huấn luyện là yếu tố cốt lõi để đảm bảo lực lượng gìn giữ hòa bình của Việt Nam có thể thực hiện tốt nhiệm vụ trong môi trường quốc tế. Nhấn mạnh điều này, Tổng Biên tập Phạm Thị Thanh Huyền cho rằng, chúng ta cần đầu tư vào các chương trình huấn luyện chuyên sâu, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, nhằm nâng cao khả năng ứng phó với các tình huống phức tạp tại các khu vực xung đột.

Dự thảo Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc dự kiến sẽ được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Chín (tháng 5.2025), và xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ Mười (tháng 10.2025). Những ý kiến đóng góp tại tọa đàm hôm nay sẽ là nguồn thông tin tham khảo quan trọng, hữu ích đối với Quốc hội, các đại biểu Quốc hội cũng như cơ quan thẩm tra và cơ quan soạn thảo để xây dựng và ban hành Luật bảo đảm chất lượng cao nhất. (Tổng Biên tập Phạm Thị Thanh Huyền)

“Ngoài việc đào tạo, huấn luyện, chúng ta cần quan tâm đến việc đảm bảo các điều kiện sống, làm việc, và phúc lợi cho các lực lượng tham gia. Điều này không chỉ giúp nâng cao tinh thần và sự sẵn sàng của họ, mà còn thể hiện trách nhiệm của đất nước đối với những người đang cống hiến cho hòa bình thế giới.”, Tổng Biên tập Phạm Thị Thanh Huyền nhấn mạnh.

Tọa đàm hôm nay là cơ hội để chúng ta cùng nhau thảo luận, đề xuất những giải pháp thiết thực nhằm xây dựng một hệ thống pháp lý vững chắc, đồng thời nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Tổng Biên tập Phạm Thị Thanh Huyền tin tưởng, từ những ý kiến và đóng góp của các quý vị chúng ta sẽ có những bước tiến mới trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp hòa bình, an ninh toàn cầu.

nguyenthimaihuong-5-3555.jpg
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Thị Mai Phương chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: Duy Thông
phamphubinh-4-9386.jpg
Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại Phạm Phú Bình chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: Duy Thông
cutruong-phammanhthang-2-1308.jpg
Cục trưởng Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam, Bộ Quốc phòng, Thiếu tướng Phạm Mạnh Thắng chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: Duy Thông
tbt-a2-6726.jpg
Quang cảnh tọa đàm. Ảnh: Duy Thông
daita-nguyenngoctho-7-3514.jpg
Phó Chánh Văn phòng Thường trực Bộ Công an về gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, Đại tá Nguyễn Ngọc Thọ chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: Duy Thông
daiuy-dohuyentrang-9-1612.jpg
Sỹ quan huấn luyện, Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam 7. Đại úy Đỗ Huyền Trang chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: Duy Thông

Chia sẻ tại tọa đàm, các đại biểu cho rằng, trong 10 năm qua, lực lượng “mũ nồi xanh Việt Nam” đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được Lãnh đạo Liên Hợp Quốc, Chỉ huy Phái bộ, Chính quyền nước sở tại và cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Việc tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc đã và đang khẳng định vai trò, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, tuy nhiên, theo các đại biểu, hành trình này không thiếu những trở ngại, khó khăn, thách thức. Đặc biệt, hệ thống pháp lý và chính sách liên quan đến hoạt động gìn giữ hòa bình vẫn còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ và chưa theo kịp với yêu cầu thực tiễn.

Các đại biểu nhất trí cho rằng, để hoạt động tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc tiếp tục phát triển mạnh mẽ, việc xây dựng và hoàn thiện một hành lang pháp lý đầy đủ, chặt chẽ là rất cần thiết vừa bảo đảm quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia, vừa thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam về hòa bình, hợp tác và phát triển toàn cầu.

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…