Nam bệnh nhân bị thủng ruột vì nuốt que tăm

Mới đây, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tiếp nhận trường hợp người bệnh T.V.Q (Nam, 45 tuổi) ở Bắc Ninh nhập viện trong tình trạng đau bụng. Sau khi được tiến hành chụp chiếu và làm các xét nghiệm cần thiết, các bác sĩ chẩn đoán anh Q. bị viêm phúc mạc do thủng tạng rỗng, quyết định phẫu thuật cấp cứu cho người bệnh.

Trong mổ tiến hành phẫu thuật gỡ dính, thấy nguyên nhân gây thủng ruột là que tăm. Bệnh nhân đã được lau rửa ổ bụng, đưa 2 đầu hồi tràng vị trí thủng ra làm hậu môn nhân tạo.

Nam bệnh nhân bị thủng ruột vì nuốt que tăm -0
TS.BS Dương Trọng Hiền - Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Nội soi, Trưởng khoa Phẫu thuật Cấp cứu Tiêu hóa đang khám cho bệnh nhân

TS.BS Dương Trọng Hiền - Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Nội soi, Trưởng khoa Phẫu thuật Cấp cứu Tiêu hóa cho biết: Dị vật đường tiêu hóa là một trong những cấp cứu khá phổ biến, thông thường do hóc xương động vật như gà, lợn, cá hoặc do vô tình hay cố ý nuốt những dị vật như: tăm tre, que tre, kim băng, dao lam...

Các dị vật đường tiêu hóa có thể gây những biến chứng rất nguy hiểm và đòi hỏi phải được xử lý ngay nếu để muộn có thể thấy một số biến chứng nặng nề như áp – xe thủng trung thất do thủng thực quản hoặc viêm phúc mạc do thủng dạ dày hoặc ruột.

Đôi khi các dị vật đâm thủng thực quản gây áp xe trung thất ngay vùng quai động mạch chủ gây thủng rò động mạch chủ vào thực quản gây xuất huyết tiêu hoá rất nặng.

Trong sinh hoạt hằng ngày hay gặp trường hợp người bệnh thủng thực quản hoặc thủng ruột do dị vật là xương động vật như gà, vịt, chó, cá…trong những hoàn cảnh như bệnh nhân đã mất răng, khi uống rượu quá chén.

Nhiều người lớn tuổi do thói quen ngậm tăm đặc biệt là tăm tre khi đi ngủ dễ nuốt trong vô thức, dị vật dễ gây thủng ruột, hoặc có trường hợp người bệnh không may nuốt phải kim khâu khi đang xe chỉ, chủ quan không đi khám dẫn tới thủng ruột non. Ở trẻ em do vô tình hoặc cố ý nuốt vào như nuốt đồ chơi, đinh ốc,… cũng có thể gây xước thủng thực quản dạ dày.

Bên cảnh hoàn cảnh hóc dị vật thường gặp ở trẻ em và người già. Một số trường hợp người mắc chứng trầm cảm cố tình nuốt dị vật, tội phạm lao lý cố tình nuốt các vật sắc nhọn như dao lam, mảnh nhựa có cạnh sắc… gây thủng thực quản, thủng dạ dày, ruột non đại tràng.

Những bệnh nhân nuốt dị vật khi đến bệnh viện sẽ được các bác sĩ thăm khám và tiến hành chụp phim X-quang hoặc chụp phim cắt lớp vi tính đánh giá tổn thương do dị vật.

Trong những trường hợp không có nguy cơ thủng đường tiêu hóa sẽ được theo dõi, một số trường hợp được uống thuốc nhuận tràng và theo dõi dị vật đi ra ngoài hoặc theo dõi quá trình di chuyển của dị vật trên phim chụp X-quang.

Những trường hợp xác định có tổn thương nằm ở thực quản hoặc trong dạ dày, bác sĩ sẽ có thể  lấy dị vật bằng phương pháp nội soi ống mềm xác định dị vật và lấy dị vật qua đường này.

Đối với dị vật gây thủng thực quản có thể gây lên tổn thương như áp xe trung thất, bác sĩ sẽ phẫu thuật dẫn lưu ổ áp xe, lấy dị vật, mở thông dạ dày hoặc hỗng tràng.

Những trường hợp tổn thương xuống phía dưới như dạ dày, ruột non, đại tràng, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật lấy dị vật, khâu lỗ thủng hay dẫn lưu hoặc làm hậu môn nhân tạo cũng như làm sạch ổ bụng.

TS. BS Dương Trọng Hiền khuyến cáo: Khi hóc dị vật đường tiêu hoá cần nên tới thăm khám tại các cơ sở y tế, theo dõi sát các biểu hiện và biến chứng nhằm chánh và hạn chế các biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Sức khỏe

Thêm một vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Trường Đại học Đồng Tháp
Sức khỏe

Thêm một vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Trường Đại học Đồng Tháp

Sau khi nhận báo cáo sơ bộ ngày 8.4.2025 của Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường Đại học Đồng Tháp ngày 6.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn đề nghị địa phương khẩn trương triển khai các nội dung để điều tra, xử lý vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.

Amway triển khai đào tạo 30.000 nhà phân phối về buổi sáng dinh dưỡng để hướng đến cộng đồng khỏe mạnh
Sống khỏe

Amway triển khai đào tạo 30.000 nhà phân phối về buổi sáng dinh dưỡng để hướng đến cộng đồng khỏe mạnh

Amway, Thương hiệu hàng đầu về chăm sóc sức khỏe, chính thức triển khai chương trình huấn luyện dành cho 30.000 Nhà phân phối về Chương trình Buổi sáng Dinh dưỡng. Đây là một sáng kiến quan trọng nhằm nâng cao nhận thức và thúc đẩy thói quen ăn sáng khoa học cho người Việt, với sự phối hợp chặt chẽ giữa Amway Việt Nam và Viện Dinh dưỡng Quốc gia.

Từ 1.7, thông cấp khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế không phân biệt địa lý hành chính
Sức khỏe

Từ 1.7, thông cấp khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế không phân biệt địa lý hành chính

Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) có hiệu lực từ ngày 1.7, người tham gia BHYT sẽ có thêm nhiều quyền lợi, trong đó việc thông cấp khám chữa bệnh (KCB) BHYT không phân biệt địa lý hành chính và người bệnh được hưởng BHYT khi đáp ứng điều kiện theo quy định...

 Cảnh báo ung thư từ một nốt đen nhỏ ở bàn chân
Sức khỏe

Cảnh báo ung thư từ một nốt đen nhỏ ở bàn chân

Ban đầu, tổn thương chỉ là một nốt nhỏ không đau, không ngứa và dễ bị nhầm với nốt ruồi lành tính. Bệnh nhân sau đó được xác định mắc ung thư hắc tố da (melanoma) - một dạng ung thư da tiến triển nhanh, dễ di căn và rất nguy hiểm. 

Hà Nội: Bệnh sởi, tay chân miệng tiếp tục gia tăng
Sức khỏe

Hà Nội: Bệnh sởi, tay chân miệng tiếp tục gia tăng

Ngày 7.4, theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 30.3 đến ngày 6.4), toàn thành phố ghi nhận 206 trường hợp mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã (tăng 17 ca so với tuần trước đó). Nếu tính tổng số ca mắc sởi, tay chân miệng trên địa bàn thành phố tiếp tục gia tăng với hơn 400 ca/tuần, nhiều nhất từ đầu năm 2025 đến nay.

Căng mình chống dịch sởi
Kinh tế - Xã hội

Căng mình chống dịch sởi

Dịch sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trẻ bị suy hô hấp, sốc nhiễm khuẩn phải thở máy, thậm chí xuất hiện bão Cytonkine, tạo ra quá nhiều tín hiệu viêm, dẫn đến suy tạng và nhiều hệ lụy sức khỏe nan y khác, rất nguy hiểm. 
Khoa Hồi sức tích cực, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương nhiều ngày nay đã dành toàn bộ giường và không gian cho bệnh nhi mắc sởi. Trong đó 1/3 số bệnh nhi bị suy hô hấp phải thở máy, một số trẻ tiến triển nặng nhanh, suy đa cơ quan, xuất hiện “bão Cytokine”.