Lý giải nguồn cội chữ viết ngày nay

Cuốn sách Lịch sử chữ quốc ngữ, 1615 - 1919 vừa được Omega+ giới thiệu đến độc giả, dựa trên nguồn tư liệu phong phú về lịch sử hình thành và phát triển của chữ quốc ngữ. 

Tính đến nay, kể từ thập niên 20 của thế kỷ XVII, chữ quốc ngữ đã có lịch sử hình thành và phát triển khoảng 400 năm. Đó là hành trình đủ dài để một hệ thống ngôn ngữ trở thành ngôn ngữ viết chuẩn mực.

Nó giống như một dòng sông thu nhỏ, âm ỉ chảy trong dòng lịch sử dân tộc, bên cạnh chữ Nôm và chữ Hán. Kể từ năm 1919, tức chỉ khoảng 100 năm qua, chữ quốc ngữ mới được đón nhận và sử dụng rộng rãi bởi mọi thành phần người Việt.

Lý giải nguồn cội chữ viết ngày nay -0
Cuốn sách "Lịch sử chữ quốc ngữ, 1615 - 1919" vừa được Omega+ giới thiệu đến độc giả

Lịch sử chữ quốc ngữ, 1615 - 1919 được phát triển từ luận án tiến sĩ của TS. Phạm Thị Kiều Ly, bảo vệ năm 2018 tại Đại học Sorbonne Nouvelle, Pháp và được trao giải thưởng luận án xuất sắc năm 2020 của Nhóm nghiên cứu khoa học về châu Á GIS Asie.

Sau khi bảo vệ luận án, TS. Phạm Thị Kiều Ly đã tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung nội dung và xuất bản ở Pháp năm 2022 dưới tựa đề Histoire de l’écriture romanisée du vietnamien (1615 - 1919). Với tâm niệm cần phổ biến kiến thức khoa học tới đại chúng, năm 2023, tác giả đã cùng họa sĩ Tạ Huy Long xuất bản cuốn truyện tranh về lịch sử chữ quốc ngữ dành cho trẻ em.

Việc phát hành ấn bản tiếng Việt Lịch sử chữ quốc ngữ, 1615 - 1919 năm nay đúng dịp kỷ niệm 400 năm giáo sĩ Alexandre de Rhodes và Maiorica đến Việt Nam. Tác phẩm gồm 6 chương: Quá trình mô tả các ngôn ngữ trên thế giới; Phiên âm tiếng Đàng Trong bằng chữ La-tinh (1615 - 1631); Phiên âm tiếng Đàng Ngoài bằng chữ La-tinh; Hệ thống nguyên âm trong Dictionarium (Từ điển) của de Rhodes (1651) và chuẩn hóa chính tả; Chữ quốc ngữ thời kỳ Hội Thừa sai Paris (1658 - 1858); Chữ quốc ngữ thời thuộc địa.

Bên cạnh việc đúc kết lịch sử chữ viết trong quãng thời gian gần 300 năm, tác giả còn lồng vào đó những câu chuyện không kém phần quan trọng là lịch sử truyền giáo, lịch sử - chính trị Việt Nam từ phong kiến tới thời thuộc địa và bảo hộ, và phần nào đó là những câu chuyện về lịch sử báo chí, văn hóa, giáo dục ở Việt Nam một thời đoạn.

Để thực hiện công trình này, ngoài kế thừa và tiếp bước các thế hệ học giả tiền bối, tác giả đã dày công trang bị kiến thức về tiếng La-tinh, tiếng Bồ Đào Nha và về cổ văn châu Âu để có thể tiếp cận, sưu tầm và phân tích các văn bản được viết bằng tiếng La-tinh, Bồ Đào Nha, Ý nằm rải rác ở văn khố ở Roma, Paris, Lisbon, Ávila, và Madrid.

TS. Phạm Thị Kiều Ly chia sẻ: "Tôi đã trải qua hầu hết cung bậc cảm xúc của một người học trở thành nhà nghiên cứu chuyên nghiệp: hạnh phúc vì tìm được tài liệu; căng thẳng, lo âu dò dẫm tìm đường đi cho công trình của mình, mất ngủ. Nhưng trên tất cả, tôi đã sống những năm tháng hạnh phúc cùng đề tài mình đam mê". 

Có thể nói, đây là một thành tựu nghiên cứu đầy đủ nhất từ trước cho đến nay về lịch sử chữ quốc ngữ, với khung thời gian trải dài hơn 300 năm, từ năm 1615 - thời điểm các giáo sĩ dòng Tên tới truyền giáo ở Đàng Trong và kết thúc vào năm 1919 - năm cuối cùng của khoa thi Hội tổ chức ở kinh đô Huế.

Nhân dịp xuất bản ấn phẩm tiếng Việt, TS. Phạm Thị Kiều Ly và Omega+ cũng ra mắt đồng thời tác phẩm 100 câu hỏi về lịch sử chữ quốc ngữ như một cách tiếp cận khác về chữ quốc ngữ dưới dạng hỏi đáp. 

Văn hóa

Tạo sức sống mới cho di sản văn hóa Huế
Văn hóa - Thể thao

Tạo sức sống mới cho di sản văn hóa Huế

Chiều 23.11, tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ đón nhận bằng của UNESCO công nhận Di sản tư liệu “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” và công bố hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể điện Thái Hòa.

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”
Văn hóa - Thể thao

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”

Chứa đựng những giá trị tinh thần sâu sắc của dân tộc, di sản văn hóa phi vật thể dù không có hình hài cụ thể, nhưng lại có thể được chuyển hóa thành tài sản vật chất, thành “kho vàng, kho bạc”. Khi được khai thác, di sản văn hóa phi vật thể sẽ trở thành cảm hứng sáng tạo nên sản phẩm công nghiệp văn hóa.

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk
Văn hóa - Thể thao

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk

Sáng 22.11, tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh khai mạc triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22.11.1904 - 22.11.2024); 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024).

Hình ảnh tại triển lãm 3D. ảnh: TTLTI
Văn hóa - Thể thao

Lịch sử Kiên Giang qua hình ảnh và tài liệu lưu trữ

Với hơn 200 tài liệu, bản đồ lần đầu tiên được công bố, triển lãm 3D trực tuyến “Giới thiệu hình ảnh, tài liệu lưu trữ về địa giới hành chính tỉnh Kiên Giang xưa và nay” nhằm lan tỏa giá trị của tài liệu lưu trữ, tạo thuận lợi cho người xem dễ dàng tiếp cận thông tin về địa giới hành chính Kiên Giang qua các thời kỳ.

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa
Văn hóa - Thể thao

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa

Triển lãm "Colors in Bloom - Sắc màu bừng nở" quy tụ các nghệ sĩ: Nguyễn Phương, Minh Đàm, Thanh Hà, Đình Đức, Phương Thảo và Đức Tiến. Đây là không gian để công chúng chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh tế và độc đáo của nghệ thuật màu nước.

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa
Địa phương

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa

Nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, nhất là các di tích thuộc nền “Văn hóa Hòa Bình”, tỉnh Hòa Bình xác định, phát triển văn hóa sẽ là một trong 5 đột phá chiến lược và sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, giúp di sản mãi trường tồn và lan tỏa. Từ đó, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Chuyện làng, chuyện phố
Văn hóa

Chuyện làng, chuyện phố

Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 với chủ đề Chuyện làng, chuyện phố sẽ được Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức vào ngày 22 - 23.11.