Những ánh sao khuê

Luật sư Ngô Bá Thành - người phụ nữ Việt Nam tiêu biểu

Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Nhớ lại những ngày đầu hè nóng bỏng năm 1970, hàng nghìn kiều bào ta tại Campuchia bị chính quyền Lon Nol thảm sát gây nên làn sóng phẫn uất trong đồng bào ta tại cả hai miền Nam - Bắc. Hàng loạt cuộc biểu tình liên tiếp nổ ra, cao điểm là cuộc tiến công vào Đại sứ quán của Chính quyền Lon Nol, thu hút đông đảo mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là phụ nữ, tham gia. Trong không khí sôi sục đấu tranh đó, Ủy ban Phụ nữ đòi quyền sống ra đời và Chủ tịch là Luật sư Ngô Bá Thành.

Bà Luật sư Ngô Bá Thành - tên gọi và những hoạt động yêu nước táo bạo liên tiếp của bà ngay tại Sài Gòn - cơ quan đầu não của Mỹ - ngụy, làm cho lớp trí thức trẻ thời đó hết sức khâm phục.

Bà Ngô Bá Thành tên thật là Phạm Thị Thanh Vân, sinh ngày 25.9.1931 tại xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh trong một gia đình trí thức giàu có. Tròn 18 tuổi, Thanh Vân kết hôn với bác sĩ Ngô Bá Thành theo sự sắp đặt của hai gia đình theo nếp xưa: “Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đó”. Hai năm sau, bà đã có hai con. Ở tuổi 20, phải nuôi hai con nhỏ là một gánh nặng quá sức của bà, một con người vốn ưa bay nhảy.

Cảm thông với ước nguyện của con, gia đình quyết định cho cả hai vợ chồng bà cùng các cháu nhỏ sang Paris du học. Bà vừa theo học tú tài, vừa học đánh máy tốc ký để kiếm sống, còn ông Ngô Bá Thành học tiếp chuyên ngành thú y. Tốt nghiệp tú tài, bà theo học ngành Luật so sánh tại đại học quốc tế Paris. Những năm học ở Pháp, bà lại sinh thêm hai con. Yêu cầu học tập và gánh nặng kiếm tiền nuôi con buộc bà phải đánh máy thuê ngoài giờ học, chủ yếu vào ban đêm để “nuôi đủ bốn con với một chồng” như bà thường tếu táo trong những lần nói chuyện ở Mặt trận. Với nghị lực phi thường, bà không chỉ kiếm tiền đủ nuôi sống gia đình mà còn đoạt danh hiệu “Người vô địch nước Pháp về đánh máy tốc ký” với số tiền thưởng lớn.

Theo bà kể, thời bà học, sinh viên không bắt buộc phải có mặt ở lớp. Nhiều sinh viên vì mưu sinh không thể đến lớp thường xuyên để nghe giảng, bà đánh máy tốc ký các bài giảng của giáo sư và bán lại cho họ. Với cách làm đó, bà vừa có tiền trang trải cuộc sống, vừa thuộc bài nhanh.

Năm 1957, bà nhận bằng tiến sĩ loại xuất sắc về Luật so sánh và được trao giải thưởng khoa học Levy Uliman dành cho người đỗ đầu.

Luật sư Ngô Bá Thành - người phụ nữ Việt Nam tiêu biểu -0

Báo chí Pháp nói riêng, châu Âu nói chung đã không tiếc lời ca ngợi bà, khâm phục người phụ nữ Việt Nam ở tuổi 26 với bốn con nhỏ lại nhận bằng tiến sĩ với cấp bậc thủ khoa, điều chưa từng thấy ở châu Âu. Với “chiến công” vang dội đó, bà được Trường đại học quốc tế Paris mời dạy môn Luật so sánh. Bà vừa dạy, vừa nghiên cứu luật pháp của một số nước châu Mỹ la-tinh. Giảng dạy được một thời gian, bà xin thôi và bay sang Tây Ban Nha để học luật tại Trường đại học Barcelona. Tại đây bà lại nhận bằng tiến sĩ loại xuất sắc về luật công ty. Luận án tiến sĩ của bà được in và bán trong các hiệu sách lớn ở khắp châu Mỹ la-tinh và các nước nói tiếng Tây Ban Nha. Và bà lại nhận được khoản nhuận bút kha khá.

Theo đề cử của Trường đại học quốc tế Paris, Trường đại học Colombia Hoa Kỳ - trường đại học uy tín nhất nước Mỹ thời đó cấp học bổng để bà sang Mỹ tiếp tục nghiên cứu. Cũng tại trường này, bà lại một lần nữa tạo sự bất ngờ cho mọi người. Bà được cấp bằng tiến sĩ Luật thương mại loại xuất sắc.

Nhận bằng tiến sĩ Luật tại một trường danh tiếng bậc nhất thế giới, nữ tiến sĩ Ngô Bá Thành được đích thân Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Hama Rjoeld mời làm việc cho Ban Luật quốc tế. Đây là người Việt Nam đầu tiên, lại là nữ được vinh dự đó vì ngoài giỏi chuyên môn sâu đa ngành luật, bà còn thông thạo nhiều ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha. Với lý do trường cũ - Đại học quốc tế Paris, nơi cử bà đi đào tạo, yêu cầu bà về đảm nhiệm chức Giám đốc nghiên cứu khoa học kiêm Giám đốc tổ chức, bà đã từ chối.

Năm 1963, nữ Luật sư Ngô Bá Thành rời Pháp trở về Việt Nam sau khi đi hầu khắp châu Âu, châu Mỹ với mong muốn đem kiến thức đã tích lũy được để phụng sự Tổ quốc. Nhưng thực tế đau lòng của “miền Nam đau thương và tang tóc” thời đó đã làm bà thất vọng. Có sự tác động to lớn của người cha - một nhân sĩ yêu nước, bà bước vào cuộc chiến đấu đòi quyền sống cho dân tộc.

Sự kiện hàng nghìn Việt kiều tại Campuchia bị thảm sát dã man đã gây nên làn sóng căm phẫn và làm bùng lên phong trào đấu tranh chống chính phủ Lon Nol. Các cuộc biểu tình của học sinh, sinh viên liên tiếp diễn ra và đỉnh cao là cuộc tiến công vào Tòa đại sứ Lon Nol của đông đảo các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là chị em phụ nữ. Chính trong bối cảnh đó, một phong trào đấu tranh công khai của phụ nữ Sài Gòn ra đời, mau chóng lan rộng khắp miền Nam. Đó là Phong trào phụ nữ đòi quyền sống.

Ngày 2.8.1970 tại chùa Ấn Quang, lễ ra mắt Ủy ban phụ nữ đòi quyền sống được tổ chức. Bà luật sư Ngô Bá Thành - người khởi xướng phong trào được cử làm Chủ tịch, nữ sinh viên Trần Thị Lan được cử làm Tổng Thư ký.

Để phong trào phát triển nhanh, vững chắc, ngoài 15 đoàn thể đã tham gia, để tăng tính công khai, hợp pháp, nữ luật sư tìm mọi cách vận động ngày càng nhiều nữ trí thức, nữ công chức cấp cao, cả những “mệnh phụ phu nhân” của các tướng tá chính quyền Sài Gòn.

Với lập luận đưa ra trong các cuộc hội thảo đòi quyền sống: “Hòa bình không phải là trái cấm. Nhưng hòa bình cũng không phải của ngoại bang. Hòa bình không phải của riêng ai. Và tất cả người Việt Nam yêu nước đều có quyền yêu cầu hòa bình. Một điều khẳng định rằng: Chính dân tộc Việt Nam mới yêu hòa bình một cách thật sự. Và cũng chính toàn dân Việt Nam mới có thể giành lấy hòa bình một cách thực sự. Hòa bình! phải có hòa bình, chúng ta mới có được tất cả: Tuổi trẻ, hạnh phúc, trí thức, ấm no. Quân đội Mỹ, thế lực nước ngoài phải rút khỏi Việt Nam để chúng ta nói chuyện hòa bình. Ngày hòa bình tươi sáng ấy chỉ vài tháng, vài năm hay hàng chục năm tùy thuộc vào sự đấu tranh của toàn thể đồng bào, cũng như của toàn thể học sinh, sinh viên của chúng ta, của anh em dù khác màu da, tiếng nói nhưng đứng về phía chính nghĩa và lẽ phải trên trái đất này”...

Để toàn dân Việt Nam có thể giành lấy hòa bình thực sự, Luật sư Ngô Bá Thành, chị Trần Thị Lan, Ni sư Huỳnh Liên cùng lực lượng nòng cốt tỏa xuống các địa phương tuyên truyền, vận động, phát triển phong trào. Với cách làm thiết thực, cụ thể đó, Ủy ban Phụ nữ đòi quyền sống phát triển nhanh mạnh thành phong trào phụ nữ đòi quyền sống, trở thành lực lượng hùng hậu trong đội quân tóc dài.

Tháng 5 năm 1971 tại tư gia của Luật sư Ngô Bá Thành, số 2 đường Cao Bá Quát, bà tổ chức cuộc Hội thảo quốc tế với sự tham gia của Chủ tịch Hội Phụ nữ 5 quốc gia là Mỹ, Pháp, Canada, Australia và New Zealand. Hội thảo ra tuyên bố với nội dung: “Chúng tôi, đại diện cho phụ nữ các nước Mỹ, Pháp, Canada, Australia và New Zealand lên án Nixon và Nguyễn Văn Thiệu đưa thanh niên ra chiến trường, đòi Mỹ rút quân, lập chính phủ ba thành phần, đòi bảo vệ quyền lợi và nhân phẩm cho phụ nữ”. Bản tuyên bố đã có tiếng vang lớn trong nước cũng như trên thế giới.

Tháng 8.1971, phong trào phụ nữ đòi quyền sống huy động lực lượng chống trò hề độc diễn của Nguyễn Văn Thiệu trong bầu cử Tổng thống. Mọi người đốt thẻ cử tri ngay trước trụ sở hạ nghị viện. “Người đàn bà không biết sợ” đã làm điên đầu ngụy quyền Sài Gòn, khiến chúng buộc phải bắt giam bà với án tù 5 năm. Do nhân dân đấu tranh mạnh, do chính dư luận phương Tây và cả dư luận Mỹ lên án mạnh mẽ chính quyền Sài Gòn, bảo vệ bà nên cuối cùng bà sớm được trả tự do và tiếp tục hoạt động cho đến ngày đất nước thống nhất.

Được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng vào phẩm chất và tài năng của luật sư Ngô Bá Thành, bà được giao nhiều trọng trách, nổi bật là: Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam, thành viên của Hội Luật gia Mỹ, thành viên của Hội Luật gia quốc tế, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại biểu Quốc hội các Khóa VI, VII, VIII và X.

Do bệnh tật, nữ luật sư Ngô Bá Thành ra đi ngày 3.2.2004 ở tuổi 73 tại Thành phố Hồ Chí Minh để lại sự tiếc thương vô hạn trong giới trí thức; đặc biệt là trí thức nữ cũng như nhân dân ta về một người phụ nữ tài năng, đức độ đã có những đóng góp lớn vào cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Góc chuyên gia

Bài 3: Chọn người xứng đáng - cần minh bạch, công bằng
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài 3: Chọn người xứng đáng - cần minh bạch, công bằng

“Tôi không tiếc vì không còn chức vụ, chỉ tiếc những sáng kiến phải bỏ lại giữa đường”. Câu nói ấy - từ một cán bộ trẻ từng dấn thân - như một mũi tên găm vào lặng thinh. Sau đánh giá công bằng là một câu hỏi lớn hơn: làm sao giữ được người đã chứng minh giá trị? Trong một cuộc cải cách chưa từng có, chọn đúng người không thể theo cảm tính và cũng không thể chờ lòng tốt. Muốn chọn đúng người, cần minh bạch để người dám làm không bị loại vì thiếu “điểm cứng”; đủ công bằng để không ai bị gạt ra chỉ vì “không hợp cơ cấu”; và đủ kịp thời để cơ hội không trôi đi cùng nhiệt huyết.

Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Phát triển nền móng tư tưởng, tinh thần, tâm lý quốc dân phù hợp với thời đại

Nếu kỷ nguyên mới là thời kỳ thách thức và hóa giải mọi giới hạn phát triển, xuất phát từ chính mình, tương dung với thời đại thì không thể không phát triển trên nền móng tư tưởng và tâm lý dân tộc với bản lĩnh tự tôn, tự trọng, tự cường và hành động quyết liệt nhằm tạo ra vận tốc phát triển mới, vì sự hùng cường của quốc gia phát triển hiện đại, nêu cao vị thế, sức mạnh và danh dự đất nước trong tầm nhìn tới năm 2045.

Bài cuối: Cần niềm tin mạnh mẽ để đất nước vươn xa
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Cần niềm tin mạnh mẽ để đất nước vươn xa

Lương Anh Tế - Chủ tịch hội Người cao tuổi tỉnh Hải Dương

Trước những thách thức, mọi cấp, mọi ngành, mọi cán bộ, công chức phải nỗ lực vượt qua, điều cần nhất vẫn là một niềm tin mạnh mẽ: rằng chúng ta đang đi đúng hướng. Thay đổi để đất nước có cơ hội vươn xa, để từng người dân được phục vụ tốt hơn, để cán bộ được làm việc trong một môi trường xứng đáng hơn. Khi bộ máy gọn nhẹ, thông suốt, và phục vụ hiệu quả - thì không chỉ ngân sách được giải phóng, mà cả trí tuệ và tâm huyết của những người trong hệ thống cũng được giải phóng.

Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045
Chính trị

Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045

Lời Tòa soạn: Sau gần 40 năm tiến hành công cuộc Đổi mới, chưa bao giờ như hiện nay, vấn đề xây dựng và thực thi triết lý phát triển Đất nước lại đặt ra và thách thức gay gắt, đòi hỏi Việt Nam một sự nỗ lực vượt bậc, toàn diện. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là trí tuệ nhân tạo và công nghệ số đem đến cơ hội mà những quốc gia đang phát triển, chậm phát triển có thể nắm bắt để đi trước đón đầu, tăng tốc và kỳ vọng phát triển vượt bậc. Do đó, việc kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045 trở nên vừa cấp bách vừa mang tầm chiến lược. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản với chủ đề: “Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045”.

Chặng đường vươn lên thành quốc gia phát triển không chỉ cần tầm nhìn chiến lược, mà cần sự thấu hiểu về con người.
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Động lực hành vi trong hành trình chuyển mình của Việt Nam

Chặng đường vươn lên thành quốc gia phát triển không chỉ cần tầm nhìn chiến lược, mà cần sự thấu hiểu về con người. Kinh tế học hành vi mang đến cho Việt Nam một “bản đồ cảm xúc” để không chỉ thiết kế chính sách thông minh, mà còn truyền cảm hứng hành động cho một dân tộc đang vươn mình mạnh mẽ.

Cấp thiết mở rộng và tái cơ cấu thị trường xuất khẩu gỗ
Kinh tế

Cấp thiết mở rộng và tái cơ cấu thị trường xuất khẩu gỗ

Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST) NGÔ SỸ HOÀI, từ câu chuyện thuế đối ứng của Hoa Kỳ, doanh nghiệp ngành gỗ cần nhìn lại mô hình tăng trưởng của mình và cải thiện năng lực “miễn dịch” với những rung lắc, thậm chí là những cơn "địa chấn” của thị trường.

Bài cuối: Không chỉ là kỹ thuật quản trị, mà là tầm nhìn chính trị
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Không chỉ là kỹ thuật quản trị, mà là tầm nhìn chính trị

Để bộ máy nhà nước vận hành hiệu quả, cần cả sự rút lui đúng lúc và sự ở lại đúng người. Người tự nguyện nghỉ trước tuổi là những người biết lùi để cái chung tiến. Còn người tài phải được giữ lại, được nuôi dưỡng tinh thần cống hiến để cùng dẫn dắt cái chung phát triển. Giữ chân người tài, vì vậy không chỉ là kỹ thuật quản trị, mà là tầm nhìn chính trị. Đó là cách một nền hành chính chứng minh bản lĩnh trong việc giữ gốc rễ, để từ đó, cái cây cải cách có thể vươn lên bền vững.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội về sửa đổi Hiến pháp
Quốc hội và Cử tri

Hành động ngày đêm đưa thể chế thành lợi thế cạnh tranh

TS. Trần Văn Khải - Phó Bí thư Đảng ủy Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Quốc hội đang khẩn trương chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Chín, dự kiến sẽ khai mạc ngày 5.5 tới - kỳ họp lịch sử với lượng công việc đồ sộ và hệ trọng. Toàn bộ hệ thống Quốc hội và các đại biểu Quốc hội đều đang dốc sức triển khai chủ trương lớn của Đảng và chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, đưa thể chế thành lợi thế cạnh tranh, đồng thời thực hiện mục tiêu tinh gọn bộ máy, phát triển khoa học công nghệ và chuyển đổi số.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Trong "nguy" có "cơ"

PGS.TS. Trần Việt Dũng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Ngân hàng, Học viện Ngân hàng


Mức thuế 46% Hoa Kỳ áp cho hàng hóa Việt Nam không chỉ là rào cản mà là lời nhắc nhở quan trọng về sự thay đổi, thích nghi và chủ động tìm hướng đi mới. Trong sự chủ động ấy, nếu có sự đồng lòng giữa Nhà nước, doanh nghiệp và xã hội, Việt Nam hoàn toàn có thể "biến nguy thành cơ" để phát triển mạnh mẽ.

Tổng Biên tập Báo Nhân dân Lê Quốc Minh
Lập pháp

Sửa đổi Luật Chứng khoán, tạo điều kiện cho start-up công nghệ huy động vốn

Nhấn mạnh Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã đặt ra yêu cầu đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, khuyến khích đổi mới sáng tạo, loại bỏ tư duy “không quản được thì cấm”, Viện trưởng Viện IDS Trần Văn đề nghị cần sớm xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán, nghiên cứu dành riêng một chương về điều kiện cho các start-up công nghệ có thể huy động vốn trên thị trường.

AMH
Kinh tế

Phân tích kỹ tác động để ứng phó hiệu quả

Theo PGS.TS. NGUYỄN HỮU HUÂN, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, khó có khả năng Mỹ áp thuế xuất khẩu với hàng hóa Việt Nam tới 46% như công bố của Tổng thống Donald Trump. “Khả năng cao chỉ 20 - 25% song đây vẫn là mức cao, tác động tới kinh tế Việt Nam cả trong trung và dài hạn, đòi hỏi phải phân tích thật kỹ tác động để có giải pháp ứng phó hiệu quả”.

Viện trưởng IESS, Đại biểu Quốc hội Khóa XII, XIII Lê Bộ Lĩnh
Chính trị

Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, định hướng xã hội chủ nghĩa - điều kiện tiên quyết để kinh tế tư nhân phát triển

Nhấn mạnh việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hiện đại, năng động và hội nhập là điều kiện tiên quyết để khu vực kinh tế tư nhân phát triển nhanh và bền vững, PGS.TS LÊ BỘ LĨNH, Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược kinh tế, đại biểu Quốc hội các Khóa XII, XIII, kỳ vọng, với những thông điệp hết sức quan trọng trong Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng", tới đây, sẽ có những cơ chế, chính sách thực sự đột phá cho khu vực kinh tế được xác định là động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước.

AMH
Quốc hội và Cử tri

Chống quảng cáo vi phạm trên mạng

Trong những năm gần đây, chống quảng cáo vi phạm pháp luật trên mạng dường như trở thành một cuộc chiến "nhọc nhằn". Quy định giám sát nội dung trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, được thảo luận tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách hôm nay, có thể trở thành công cụ hữu hiệu nếu được vận dụng đúng cách.

Yếu tố then chốt là đội ngũ cán bộ
Chính trị

Yếu tố then chốt là đội ngũ cán bộ

Trong bối cảnh đất nước đang tích cực đổi mới và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc xây dựng một chính quyền cơ sở vững mạnh - chính quyền “của dân, do dân, vì dân” - là yêu cầu cấp thiết và có ý nghĩa then chốt. Chính quyền địa phương (CQĐP) không chỉ triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước mà còn tiếp nhận và giải quyết tâm tư, nguyện vọng của người dân. Để hiện thực hóa khát vọng của Nhân dân, công tác cải cách tổ chức và hoạt động của CQĐP cần được đặt lên hàng đầu.

Người dân làm thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Yên Bái
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Tạo nền tảng hiến định cho việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Việc tinh gọn bộ máy chính quyền địa phương theo hướng không tổ chức cấp huyện được cho là một bước đi quan trọng nhằm tạo đột phá trong quản lý, điều hành đất nước, phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh. Để thực hiện thành công chủ trương này, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp là yêu cầu cấp thiết và cần thiết nhằm tạo nền tảng hiến định rõ ràng cho quá trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu tham dự phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài cuối: Xây dựng Đảng về văn hóa bắt đầu từ chính mỗi đảng viên

TS. Nhị Lê - Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Trong rất nhiều công việc, cấp bách 6 trọng sự. Trước tiên là bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lenin - “lực lượng tư tưởng hùng mạnh chỉ đạo Đảng chúng tôi, làm cho Đảng chúng tôi có thể trở thành hình thức tổ chức cao nhất của quần chúng lao động, hiện thân của trí tuệ, danh dự và lương tâm của dân tộc chúng tôi”(24) - Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định - một cách độc lập, sáng tạo nhằm cung cấp tri thức lý luận chính trị hết sức căn bản; đồng thời, đào tạo đảng viên một cách toàn diện về tri thức văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, tri thức lãnh đạo, quản lý, các kỹ năng “mềm”, năng lực công nghệ hiện đại… làm nền tảng xây dựng và phát triển văn hóa Đảng và văn hóa của đảng viên.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Mở rộng ứng dụng AI trong cơ quan nhà nước

Trong vài năm gần đây, một số trường hợp ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) của các cơ quan nhà nước ở Việt Nam cho thấy tiềm năng và đạt một số kết quả ban đầu. Tuy nhiên, các trường hợp ứng dụng còn ít cả về số lượng giải pháp AI, cơ quan và lĩnh vực được ứng dụng; thiếu cơ sở pháp lý và hướng dẫn cụ thể; chưa xác định đúng và giải trúng “bài toán” ứng dụng AI; năng lực để ứng dụng AI còn hạn chế cả về tài chính, dữ liệu và hạ tầng, con người. Từ những trường hợp thành công và chưa thành công, có thể rút ra một số bài học để khắc phục những điểm hạn chế đó, mở rộng việc ứng dụng AI trong các cơ quan nhà nước.

Mỗi nhà khoa học nông nghiệp cũng là “một người nông dân”
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Mỗi nhà khoa học nông nghiệp cũng là “một người nông dân”

Làm sao để những sản phẩm khoa học đến gần hơn với thực tiễn sản xuất, để “khoa học phải đến được ruộng đồng”. Nhiệm vụ của chúng ta không chỉ là nghiên cứu để tạo ra tri thức, mà quan trọng hơn, phải biến tri thức ấy thành sản phẩm, thành giải pháp thực tế, giúp người nông dân làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương mình.

ảnh minh họa
Kinh tế

Phát triển kinh tế tư nhân cần tầm nhìn dài hạn

Theo GS.TS. Vũ Minh Khương, giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore, muốn thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển vượt bậc, cần có tầm nhìn quản trị để định hướng chiến lược dài hạn đến năm 2030, 2045… trên cơ sở đó thiết kế chính sách cho phù hợp. Nếu chỉ quản lý xem có làm đúng thủ tục hay không, trong khi thủ tục rườm rà, phức tạp, sẽ không thể tạo ra sự đột phá.