Cấp thiết mở rộng và tái cơ cấu thị trường xuất khẩu gỗ

Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST) NGÔ SỸ HOÀI, từ câu chuyện thuế đối ứng của Hoa Kỳ, doanh nghiệp ngành gỗ cần nhìn lại mô hình tăng trưởng của mình và cải thiện năng lực “miễn dịch” với những rung lắc, thậm chí là những cơn "địa chấn” của thị trường.

Xuất khẩu quý I tăng hơn 11%

- Ông có thể khái quát bức tranh xuất khẩu gỗ trong 3 tháng đầu năm 2025?

- Tính chung 3 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ đạt 3,9 tỷ USD; tăng 11,1% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ, nhóm chế biến sâu đạt 2,68 tỷ USD; tăng 11,1% so với 3 tháng đầu năm 2024. Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong 3 tháng đầu năm 2025 đạt 667,7 triệu USD; tăng 24,7% so với cùng kỳ năm 2024. Nhìn chung đây là mức tăng trưởng chấp nhận được, đặc biệt trong bối cảnh đầy biến động chủ yếu do các yếu tố từ bên ngoài.

Tổng Thư ký Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam (VIFOREST) Ngô Sỹ Hoài

Tổng Thư ký Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam (VIFOREST) Ngô Sỹ Hoài

Về thị trường, xuất khẩu gỗ giữ mức tăng trưởng đồng đều ở 5 thị trường top đầu; xuất khẩu đi Mỹ tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất đi Nhật Bản chủ yếu dăm gỗ, viên nén vẫn duy trì mức tăng trưởng tốt; xuất đi Trung Quốc, dăm gỗ vẫn giữ được giá ổn định. Các thị trường Hàn Quốc, châu Âu (EU) vẫn giữ được mức tăng trưởng bình thường, không có nhiều đột biến.

- Thưa ông, việc Mỹ áp thuế đối ứng 46% với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ ảnh hưởng ra sao đối với ngành gỗ. Trước thông tin này, doanh nghiệp xuất khẩu ngành gỗ đã có phản ứng thế nào?

- Hiện, sản phẩm gỗ Việt Nam xuất Mỹ nhiều, chiếm 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành. Nhưng từ ngày 3.4.2025, sản phẩm gỗ chủ yếu là các đồ gỗ nội ngoại thất xuất khẩu vào Mỹ đang chịu tác động của sắc lệnh áp thuế đối ứng 46%. Nếu áp toàn bộ mức thuế này, chi phí sản xuất gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sẽ tăng thêm khoảng 4,14 tỷ USD mỗi năm, từ đó làm tăng giá thành và giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm gỗ Việt Nam tại thị trường Mỹ.

Với thông tin này các doanh nghiệp ngành hàng gỗ đang chịu đựng cú sốc lớn. Hầu hết doanh nghiệp gỗ và chế biến lâm sản có quy mô nhỏ và vừa, do đó điều này gây khó khăn trong việc làm chủ toàn bộ chuỗi hàng, đầu tư hiện đại hóa quy trình sản xuất, chế biến để tiết giảm chi phí đầu vào, giảm giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó, nguồn nguyên liệu cung ứng cho sản xuất gỗ, chế biến lâm sản cũng đang là yếu tố bất lợi.

Ngoài ra, từ đầu tháng 3.2025, Tổng thống Donald Trump đã ra sắc lệnh điều tra theo Mục 232 của Đạo luật thương mại mở rộng (1962) của Mỹ để có thể áp đặt thuế hoặc hạn ngạch nhập khẩu khi một mặt hàng nhập khẩu có thể đe dọa an ninh quốc gia. Gỗ và các sản phẩm phái sinh từ rừng thuộc đối tượng điều tra 232.

Ngành hàng gỗ và lâm sản khác có khoảng trên dưới 10% sản phẩm đang bị điều tra 232, trong thời gian 270 ngày, bắt đầu từ 1.3.2025. Hầu hết các loại ván gỗ và đặc sản rừng (song, mây, tre…) xuất khẩu vào Mỹ đang bị điều tra và có nguy cơ bị áp thuế. Điều này làm gia tăng áp lực nhiều hơn tới ngành hàng gỗ so với các ngành hàng khác.

- Trước thực tiễn đó, ngành đã có kịch bản ứng phó thế nào?

- Chế biến và xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ là hoạt động sản xuất - kinh doanh “lấy công làm lãi”, biên độ lợi nhuận không rộng, do đó bất cứ 1% thuế nào đánh vào sản phẩm gỗ từ Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ cũng gây khó khăn cho cả hai bên, một bên là các doanh nghiệp gỗ Việt, và bên còn lại là các nhà nhập khẩu, phân phối và cả khách hàng Mỹ.

Theo đề nghị của các bộ, ngành có liên quan và Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Chính phủ đã quyết định đưa thuế suất nhập khẩu các sản phẩm gỗ từ Mỹ vào Việt Nam xuống 0% nhằm giảm áp lực thuế đối ứng từ phía Mỹ.

Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam và các doanh nghiệp kỳ vọng thông qua đàm phán tới đây sẽ có một giải pháp “win-win” chấp nhận được cho cả hai phía.

Cạnh tranh bằng chất lượng

- Năm 2025, ngành phấn đấu đạt mục tiêu xuất khẩu 18 tỷ USD, tuy nhiên trong bối cảnh thị trường chính là Mỹ gặp phải rào cản về thuế quan, liệu con số này còn khả thi?

- Những chỉ tiêu trong cơ chế thị trường chỉ nên là con số mang tính định hướng, đặc biệt là đối với ngành hàng xuất khẩu nhiều, còn phụ thuộc vào biến động nằm ngoài sự kiểm soát của Việt Nam.

Thời điểm này, cả Hiệp hội và cả các doanh nghiệp không chỉ tìm cách tồn tại và vượt qua thử thách, không để đứt gãy thanh khoản và cố gắng giữ liên hệ với khách hàng, với đối tác mà họ đã mất nhiều công sức để gây dựng. Lúc này có thể hy sinh tăng trưởng để duy trì tính thanh khoản.

Việc Mỹ đánh thuế đối ứng các sản phẩm nhập khẩu vào Việt Nam cũng là dịp để các doanh nghiệp nhìn lại mô hình tăng trưởng của mình. Phải làm sao để có thể tăng khả năng thích ứng, ứng phó với biến động với thị trường bên ngoài. Không thể tăng trưởng dựa vào những lợi thế so sánh như nguyên liệu giá rẻ, chi phí nhân công lao động giá thấp; phải chuyển sang cạnh tranh bằng chất lượng, thương hiệu.

Điều nữa là lâu nay chúng ta chỉ “bỏ trứng vào một giỏ”, nên việc mở rộng và tái cơ cấu thị trường xuất khẩu là yêu cầu cấp thiết. Cần đa dạng hóa thị trường, giảm bớt phụ thuộc vào một thị trường quá nhiều. Một loạt quốc gia có nhiều tiềm năng như Trung Quốc (sản phẩm mây tre đan); Nhật Bản (xuất khẩu nội thất gỗ); các thị trường khác như Anh, Nga, Trung Đông, Nam Mỹ hay ASEAN cũng chưa được tận dụng, khai phá hiệu quả.

- Ông có khuyến nghị gì với cộng đồng doanh nghiệp ngành gỗ trong thời điểm này?

- Doanh nghiệp ngành gỗ hiện đang trải qua thời khắc rất căng thẳng, đặc biệt là đối với thị trường Mỹ. Thời điểm này, doanh nghiệp cần hết sức bình tĩnh, tỉnh táo, tin tưởng vào kết quả đàm phán giữa hai Chính phủ. Người Mỹ vẫn cần đến đồ nội thất bằng gỗ và Việt Nam cũng đã chứng tỏ năng lực của mình sau hơn 2 thập kỷ tăng trưởng chế biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ vào Mỹ. Mọi khó khăn rồi sẽ qua đi, sau những thử thách lớn như vậy, doanh nghiệp gỗ Việt sẽ đứng dậy, mạnh mẽ hơn.

- Xin cảm ơn ông!

Kinh tế

Ảnh minh họa
Kinh tế

Vượt qua tâm lý trì trệ, ngại đổi mới để thực thi hiệu quả Nghị quyết 57

Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị mở ra cơ hội lớn để Việt Nam bứt phá vươn lên nhờ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, nhưng cơ hội chỉ trở thành hiện thực khi chúng ta vượt qua được rào cản về nhận thức và tâm lý hành động; vì vậy, mỗi cán bộ lãnh đạo, mỗi doanh nghiệp cần nhìn lại mình, chủ động phá bỏ tâm lý trì trệ, ngại đổi mới để nhận nhiệm vụ Nghị quyết số 57-NQ/TW giao phó.

Toàn cảnh Hội thảo
Kinh tế

Củng cố nội lực ứng phó với thuế đối ứng

Tại Hội thảo "Thuế đối ứng của Mỹ và ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam" do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 18.4, các chuyên gia cho rằng, trong nguy có cơ, các doanh nghiệp cần chủ động chuyển đổi và nâng cao sức chống chịu, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và chuỗi cung ứng...

Kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2025 đạt 1.800 tỷ đồng, tập trung thực thi chiến lược phát triển bền vững
Doanh nghiệp

Kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2025 đạt 1.800 tỷ đồng, tập trung thực thi chiến lược phát triển bền vững

Ngày 18.4.2025, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua các báo cáo về kết quả hoạt động năm 2024 và kế hoạch năm 2025 của ABBANK, nhấn mạnh mục tiêu tăng tốc chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả kinh doanh dựa trên am hiểu khách hàng và công tác thực thi chiến lược phát triển bền vững.

Vietnam Airlines ra mắt máy bay có diện mạo đặc biệt chào mừng 30 năm thành lập
Kinh tế

Vietnam Airlines ra mắt máy bay có diện mạo đặc biệt chào mừng 30 năm thành lập

Nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập (1995–2025) Tổng công ty Hàng không Việt Nam và hướng tới những ngày lễ trọng đại của đất nước trong năm 2025, Vietnam Airlines chính thức ra mắt chiếc máy bay Boeing 787-9 Dreamliner mang số hiệu VN-A868 với thiết kế đặc biệt, nổi bật hình ảnh chim Lạc – biểu tượng thiêng liêng của văn hóa Việt Nam, gắn liền với cội nguồn dân tộc và khát vọng vươn xa, trường tồn.

Ổn định thuế tiêu thụ đặc biệt trước "bão" thuế quan
Kinh tế

Ổn định thuế tiêu thụ đặc biệt trước "bão" thuế quan

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, Việt Nam đang đứng trước thế "lưỡng nan" trong chính sách thuế. Một mặt, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ giúp tăng thu ngân sách và định hướng tiêu dùng. Mặt khác, trước những thách thức từ chính sách thuế quan của Hoa Kỳ, việc ổn định chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt trong nước là rất quan trọng để hỗ trợ doanh nghiệp và bảo vệ nền kinh tế.

SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I.2025
Doanh nghiệp

SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I.2025

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý I.2025 với lợi nhuận trước thuế đạt 4.350 tỷ đồng, tăng gần 189% so với cùng kỳ năm 2024. Tổng tài sản của SeABank là 333.746 tỷ đồng, tăng 2,47%, tương đương tăng ròng 8.047 tỷ đồng so với thời điểm 31.12.2024 và vốn điều lệ ngân hàng ở mức 28.450 tỷ đồng.

Toàn cảnh diễn đàn
Doanh nghiệp

Ưu tiên bãi bỏ những quy định không còn phù hợp

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và trong nước đang thay đổi mạnh mẽ, cải cách thể chế không chỉ nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh mà cần tạo ra đột phá thực sự. Thay vì chỉ sửa đổi các quy định, cần ưu tiên bãi bỏ những văn bản, quy định không còn phù hợp; đồng thời, thiết lập một cơ chế bền vững để duy trì và thúc đẩy cải cách thể chế.

Vietnam Airlines là hãng hàng không đầu tiên khai thác nhà ga T3 Tân Sơn Nhất
Kinh tế

Vietnam Airlines là hãng hàng không đầu tiên khai thác nhà ga T3 Tân Sơn Nhất

Sáng 17.4, chuyến bay mang số hiệu VN1286 của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam từ TP. Hồ Chí Minh đi Vân Đồn, khai thác bằng máy bay Airbus A321 với 105 hành khách đã chính thức cất cánh từ nhà ga hành khách T3 – đánh dấu cột mốc Vietnam Airlines trở thành hãng hàng không đầu tiên khai thác chuyến bay thương mại tại nhà ga mới này.

Nông, lâm, thủy sản luôn được Agribank xác định là một trong những lĩnh vực ưu tiên đầu tư
Doanh nghiệp

Agribank đẩy mạnh tín dụng ưu đãi nông, lâm, thủy sản

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 08/3/2025, Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 01/3/2025 và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Agribank đã đăng ký triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản quy mô 20.000 tỷ đồng, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Eximbank nâng tầm trải nghiệm khách hàng với kênh hỗ trợ trực tuyến hiện đại.
Doanh nghiệp

Eximbank kiến tạo sự khác biệt

Trong bối cảnh ngành ngân hàng cạnh tranh khốc liệt về chuyển đổi số và chất lượng dịch vụ, Eximbank đã định hướng phát triển mới thông qua cải tiến toàn diện sản phẩm và giải pháp tài chính. Với tư duy “xây giải pháp trước khi bán sản phẩm”, Eximbank không đơn thuần mở rộng danh mục dịch vụ mà đang tái cấu trúc cách tổ chức sản phẩm, từ đó mang lại trải nghiệm liền mạch và hiệu quả cho khách hàng cá nhân, doanh nghiệp.

Công ty CP Phân bón Bình Điền với thương hiệu phân bón Đầu Trâu được vinh danh là một trong 50 doanh nghiệp tiêu biểu của TP. Hồ Chí Minh.
Doanh nghiệp

50 năm góp phần phát triển nông nghiệp bền vững

Trong khuôn khổ Lễ tôn vinh 50 doanh nghiệp và đơn vị tiêu biểu của TP. Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 50 năm ngày Thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền với thương hiệu phân bón Đầu Trâu, đã được vinh danh là một trong những doanh nghiệp tiêu biểu. Sự kiện do UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức nhằm ghi nhận những đóng góp nổi bật của cộng đồng doanh nghiệp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong giai đoạn 1975 - 2025.