Luật cần tính đến đối tượng dân sự tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình

Nói về Dự thảo Luật tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, từ vai trò là cơ quan chủ trì thẩm tra dự án Luật, Thiếu tướng Vũ Xuân Hùng, Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh, cho rằng: "Lâu nay gìn giữ hòa bình chỉ lực lượng vũ trang, quân đội và công an, nhưng để hội nhập, tham gia sâu rộng hơn cần tính đến đối tượng dân sự và phải đánh giá cụ thể, rõ ràng để bảo đảm khả thi."

Biểu tượng của tinh thần Việt Nam

Tại Tọa đàm “Hoàn thiện hành lang pháp lý về việc tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, nhằm tiếp tục nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức chiều 17.10, Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Thiếu tướng Vũ Xuân Hùng nhận định, lực lượng tham gia gìn giữ hòa bình đóng vai trò hết sức quan trọng trong duy trì an ninh quốc tế. Lực lượng này trực tiếp thực thi tại các khu vực hậu xung đột, đã góp phần tích cực vào ổn định chung của khu vực đó và quốc tế.

Hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập, chiến tranh xung đột hết sức khó lường, công tác của lực lượng gìn giữ hòa bình tham gia vào Liên Hợp Quốc không chỉ là trách nhiệm mà còn là cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế, uy tín của con người Việt Nam, hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế.

1000002535-7565.jpg
Thiếu tướng Vũ Xuân Hùng, Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh phát biểu tại Tọa đàm “Hoàn thiện hành lang pháp lý về việc tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, nhằm tiếp tục nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức chiều 17.10

Tự hào, cảm phục những nỗ lực, kết quả của lực lượng gìn giữ hòa bình, Thiếu tướng Vũ Xuân Hùng cho rằng đây không phải là nhiệm vụ quốc tế cao cả mà còn là biểu tượng tinh thần đoàn kết, vượt khó và chiến thắng của người Việt Nam.

"Tôi đã trực tiếp đến công tác tại Trụ sở Liên Hợp Quốc, họ đánh giá rất cao tinh thần trách nhiệm, trình độ, năng lực, kỹ thuật chuyên môn của Việt Nam, đặc biệt là tinh thần quốc tế cao cả của Việt Nam. Họ còn đề nghị không những mở rộng lực lượng tham gia gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc mà Việt Nam còn nên ưu tiên tập huấn, huấn luyện cho lực lượng khác ở khu vực Đông Nam Á", Thiếu tướng Vũ Xuân Hùng nói.

Nhiều khó khăn, thách thức

Thiếu tướng Vũ Xuân Hùng nêu rõ những khó khăn, thách thức của lực lượng tham gia gìn giữ hòa bình. Thứ nhất, môi trường ở địa bàn mà lực lượng gìn giữ hòa bình tham gia rất khắc nghiệt, hiểm nguy, là địa bàn sau xung đột, nơi khó khăn nhất của thế giới. Thứ hai, các cán bộ, chiến sĩ thiếu thốn về cơ sở vật chất để đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn của Liên Hợp Quốc đề ra. Để đảm nhận vị trí này phải chuẩn bị từ trong nước là chính, việc di chuyển, vận chuyển tiếp tế khó khăn...

Thứ ba, yêu cầu về nguồn lực cao, trong đó lực lượng gìn giữ hòa bình phải có sức khỏe, chuyên môn, kỹ năng, trình độ phù hợp yêu cầu của Liên Hợp Quốc, đòi hỏi tỉ lệ nữ cao hơn ở nhiều vị trí…

Thứ tư, vấn đề về pháp lý, chính sách, chúng ta đã có Đề án Tổng thể về việc Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc tháng 11.2012; Quy định số 241-QĐ/TW ngày 30.10.2020 về thẩm quyền, quy trình cử, điều chỉnh, rút lực lượng tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc; Nghị định số 162/2016/NĐ-CP ngày 14.12.2016 của Chính phủ quy định một số chế độ, chính sách đối với cá nhân và công tác bảo đảm đối với các tổ chức của Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc đang được sửa đổi. Hiện chỉ có Nghị quyết số 130/2020/QH14 của Quốc hội Khóa XIV cơ bản hiệu quả, trong khi thực tiễn đòi hỏi quy định phải cập nhật, phù hợp với điều ước quốc tế.

Đó là những khó khăn lớn, ảnh hưởng đến việc triển khai, thực thi ở địa bàn chúng ta tham gia.

Luật cần tính đến đối tượng dân sự tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình

Nói về Dự thảo Luật tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, từ vai trò là cơ quan chủ trì thẩm tra dự án Luật, Thiếu tướng Vũ Xuân Hùng nhận định dự án Luật phải hoàn thiện hành lang pháp lý tạo điều kiện cho lực lượng này đủ cơ sở pháp lý để thể hiện trách nhiệm của Việt Nam ở Liên Hợp Quốc. Việc soạn thảo dự án Luật này nhằm khắc phục được cái khó khăn, bất cập hiện nay lực lượng đang vướng phải, đồng bộ thể chế, nhất là hệ thống văn bản pháp luật về lực lượng tham gia gìn giữ hòa bình.

Theo Thiếu tướng Vũ Xuân Hùng, để dự án Luật thực thi được ngay sau khi ra đời, mang hiệu quả cao, dễ áp dụng, cơ quan soạn thảo khi trình Chính phủ nên cụ thể thêm cơ sở đánh giá, tổng kết thực tiễn, đặc biệt phải tuân thủ quy định quốc tế.

"Lâu nay gìn giữ hòa bình chỉ lực lượng vũ trang, quân đội và công an, nhưng để hội nhập, tham gia sâu rộng hơn cần tính đến đối tượng dân sự và phải đánh giá cụ thể, rõ ràng để bảo đảm khả thi. Một vấn đề nữa, cơ quan điều phối, tổ chức quản lý, chỉ huy điều hành phải được phân cấp, phân quyền rõ, tránh mất nhiều thủ tục, nhiều thời gian khi cử lực lượng tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc. Ngoài ra, các giải pháp nguồn lực, nhân lực, tài chính, cơ chế chính sách đặc thù… cũng cần nghiên cứu", Thiếu tướng Vũ Xuân Hùng nhấn mạnh.

Đời sống

Tỉnh Cà mau luôn quan tâm đến công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em
Đời sống

Cà Mau quan tâm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

Với phương châm “Không để trẻ em nào bị bỏ lại phía sau”, thời gian qua, các cấp, ngành trên địa bàn tỉnh Cà Mau cùng cộng đồng xã hội đã chung tay thực hiện nhiều chương trình, hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, tạo môi trường phát triển tốt nhất cho trẻ em, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em thuộc hộ nghèo, cận nghèo… Qua đó, đã phần nào bù đắp, san sẻ yêu thương, giúp các em có điều kiện được chăm sóc, giáo dục và bảo vệ bình đẳng như những trẻ em khác.

Chiến lược dài hạn cân đối dân số và chất lượng cuộc sống
Xã hội

Chiến lược dài hạn cân đối dân số và chất lượng cuộc sống

Công tác dân số Việt Nam thời gian qua đã đạt nhiều thành tựu, khống chế tốc độ gia tăng dân số nhanh, đạt mức sinh thay thế từ năm 2006 và duy trì đến năm 2021. Song, Việt Nam hiện đang đối mặt với thách thức mới là mức sinh chưa bền vững và có xu hướng giảm. Từ năm 2021 đến năm 2023, mức sinh giảm từ 2,11 xuống 1,96 con/phụ nữ, thấp nhất lịch sử và dự báo sẽ tiếp tục giảm trong những năm tới. Đó là nhận định của Cục trưởng Cục Dân số (Bộ Y tế) Lê Thanh Dũng về thực trạng công tác dân số ở Việt Nam.

Nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản
Đời sống

Nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản

Tại Việt Nam, tỷ lệ nạo phá thai đang trở thành một vấn đề đáng báo động, đặc biệt ở nhóm trẻ vị thành niên. Theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam hiện đứng đầu khu vực và thứ 5 thế giới về tỷ lệ nạo phá thai, với con số dao động từ 250.000 đến 300.000 ca mỗi năm. Điều này cho thấy, nhiều thanh thiếu niên tại Việt Nam vẫn chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về sức khỏe sinh sản. 

Chung tay bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Đời sống

Chung tay bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Hiện nay, trẻ em phải đối mặt với hàng loạt những mối đe dọa trên không gian mạng như bắt nạt trực tuyến, tiếp cận thông tin không phù hợp, nghiện trò chơi điện tử, nghiện mạng xã hội… Do đó, cần có sự chung tay của xã hội để giúp các em tránh những rủi ro không đáng có trên không gian mạng.

Mít tinh hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về Dân số và Ngày Dân số Việt Nam 26.12
Xã hội

Mít tinh hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về Dân số và Ngày Dân số Việt Nam 26.12

Nhằm tăng cường các hoạt động truyền thông về công tác dân số, tạo sự ủng hộ của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và sự đồng thuận của dư luận xã hội, động viên các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia thực hiện chương trình dân số và phát triển; Sở Y tế TP. Đà Nẵng vừa phối hợp với UBND Quận Thanh Khê tổ chức mít tinh và diễu hành hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về Dân số và Ngày Dân số Việt Nam (26.12) năm 2024.

Năm 2025, Hà Nội phấn đấu giảm 0,15% tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên
Xã hội

Năm 2025, Hà Nội phấn đấu giảm 0,15% tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên

Khẳng định công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển bền vững của Hà Nội; TS. Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế TP. Hà Nội cho biết, trong năm 2024, mặc dù còn không ít khó khăn, thách thức, song, ngành y tế Thủ đô đã phấn đấu hoàn thành hiệu quả các chỉ tiêu được thành phố giao.

Xây dựng ngành nông nghiệp thủ đô đa lĩnh vực, giá trị cao
Xã hội

Xây dựng ngành nông nghiệp thủ đô đa lĩnh vực, giá trị cao

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền, với phương châm phát triển nông nghiệp của thủ đô phải khác với các địa phương khác, tập trung vào đa lĩnh vực và mang lại giá trị cao nhất, thành phố đã chỉ đạo ngành nông nghiệp tập trung phát triển lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao với một số sản phẩm, lĩnh vực, địa bàn, phát triển lĩnh vực nông nghiệp kết hợp du lịch,…

Na Hang: Đồng bộ nhiều giải pháp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Đời sống

Na Hang: Đồng bộ nhiều giải pháp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Xác định công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là một trong những giải pháp quan trọng giúp tạo việc làm, tăng thu nhập và giảm nghèo bền vững, thời gian qua huyện Na Hang đã quan tâm, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Theo đó, nhiều lao động đi làm việc ở nước ngoài đã có thu nhập cao và ổn định, gửi tiền về xây nhà cửa khang trang, giúp gia đình đầu tư các mô hình sản xuất vươn lên thoát nghèo, làm giàu hiệu quả.

Chi gộp 2 tháng lương hưu vào tháng 1.2025
Xã hội

Chi gộp 2 tháng lương hưu vào tháng 1.2025

Thực hiện Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 18.12.2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm; tạo điều kiện cho người hưởng lương hưu và trợ cấp Bảo hiểm xã hội (BHXH) vui đón Tết Nguyên đán, BHXH Việt Nam vừa có công văn hướng dẫn về việc chi trả lương hưu, trợ cấp tháng 1, tháng 2.2025.

Lừa tiền sinh viên bằng chiêu trò mạo danh các trường đại học
Đời sống

Lừa tiền sinh viên bằng chiêu trò mạo danh các trường đại học

Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, gần đây một số trường đại học liên tục phát cảnh báo sinh viên đề cao cảnh giác trước các thông tin giả mạo, lừa đảo yêu cầu chuyển khoản dưới dạng trúng tuyển học bổng, yêu cầu đóng khoản phí để được xét duyệt. Có sinh viên bị lừa chuyển khoản tới 150 triệu đồng.