Pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân của Indonesia và Thái Lan

Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân của Indonesia

Indonesia đã thông qua Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân vào cuối tháng 9 vừa qua, vốn được thảo luận từ năm 2016, trong đó, ủy quyền cho Tổng thống thành lập cơ quan giám sát để phạt những người xử lý dữ liệu vi phạm các quy tắc về phân phối hoặc thu thập dữ liệu cá nhân. Chính phủ tin rằng luật mới sẽ rất quan trọng trong bối cảnh nước này có nhiều vi phạm an ninh dữ liệu.

Những đòi hỏi từ thực tế

Tổng thống Indonesia Joko Widodo nhấn mạnh tính cấp thiết trong việc yêu cầu các bộ, ngành liên quan phối hợp điều tra các cáo buộc vi phạm dữ liệu cá nhân trong bối cảnh Indonesia đang đối mặt sức ép gia tăng về việc cải thiện năng lực an ninh mạng sau khi số vụ xâm phạm dữ liệu nhằm vào các công ty và tổ chức Chính phủ tăng mạnh vào năm ngoái.

NGuồn INT
Nguồn: ITN

Trích dẫn số liệu thống kê từ Surfshark, hãng Thông tấn nhà nước Antara cho biết, Indonesia xếp thứ ba trong số quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi các vụ vi phạm dữ liệu trong quý III năm 2022, với 12,7 triệu tài khoản địa phương bị xâm phạm.

Cơ quan Mã hóa và Không gian mạng Quốc gia (BSSN) ngày 13.9 cho biết, các đơn vị chức năng đang điều tra tuyên bố của nhóm tin tặc, có tên Bjorka, khẳng định đã hack vào dữ liệu của một số trang web Chính phủ, thư của Tổng thống và các tài liệu mật từ cơ quan tình báo.

Trước đó, hôm 7.9, BSSN thông báo đang tiến hành điều tra nghi vấn rò rỉ dữ liệu của 105 triệu người dân do chính nhóm Bjorka tiến hành bằng cách hack thông tin từ người dùng thẻ SIM. Theo BSSN, dữ liệu bị đánh cắp bao gồm những thông tin như số nhận dạng công dân, tên, tuổi, ngày sinh, giới tính, địa chỉ nhà riêng... Người phát ngôn BSSN Ariandi Putra cho biết, dữ liệu bị đánh cắp trong giai đoạn 2017 - 2020. Hiện nhà chức trách cho biết, đang điều tra vụ rò rỉ dữ liệu liên quan đến thẻ sim điện thoại. Đã có hơn 2 triệu dòng dữ liệu bị rò rỉ trong vụ việc này.

Tháng 8.2022, thông tin chi tiết cá nhân 17 triệu khách hàng của nhà cung cấp điện do nhà nước PT PLN (Persero) điều hành bị rò rỉ, dữ liệu của 26 triệu khách hàng tham gia dịch vụ internet và truyền hình kỹ thuật số IndiHome của Telkom Indonesia cũng bị đánh cắp. Theo báo cáo, lịch sử duyệt web, ngày tháng, mật khẩu, miền, nền tảng và liên kết URL là dữ liệu bị lộ. Mặt khác, các dữ liệu bí mật và nhạy cảm khác như địa chỉ email, giới tính, số điện thoại và thẻ căn cước cư trú cũng bị rò rỉ.

Vào tháng 9.2021, Chính phủ Indonesia cũng đã điều tra về một sự cố, một lỗ hổng bảo mật đáng ngờ trong ứng dụng kiểm tra và theo dõi Covid-19 sau khi dữ liệu của 1,3 triệu người dùng từ ứng dụng Thẻ cảnh báo sức khỏe điện tử (eHAC) của Bộ Y tế lại hiển thị trong một máy chủ mở, nhiều báo cáo phương tiện truyền thông bao gồm cả Reuters  CNN Indonesia cho biết. Theo một báo cáo của công ty nghiên cứu an ninh mạng vpnMentor được công bố vào ngày 30.8.2021, dữ liệu bị rò rỉ chứa ID, địa chỉ và lịch sử sức khỏe. Hồ sơ vaccine Covid của Tổng thống Indonesia Joko Widodo cũng bị rò rỉ trong vụ này.

Nội dung đạo luật

Các nhà chức trách cho biết, Luật của Indonesia tham khảo Quy định chung về bảo vệ dữ liệu (GDPR) của Liên minh châu Âu trên cơ sở xem xét, sửa đổi cho phù hợp với đất nước. Bộ Kỹ thuật số, Bộ Văn hóa, Truyền thông và Thể thao (DCMS) cho biết, Indonesia đã tiến hành những cải cách cần thiết của luật dữ liệu kế thừa từ EU và mang lại cho các tổ chức sự linh hoạt hơn để bảo vệ dữ liệu cá nhân theo “những phương thức tương xứng hơn”.

Cụ thể, theo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, người kiểm soát dữ liệu cá nhân sẽ được yêu cầu cập nhật và sửa lỗi trong dữ liệu cá nhân trong 24 giờ sau khi nhận được yêu cầu làm như vậy. Luật cũng nêu rõ các tài liệu hoặc trường hợp cơ bản mà dữ liệu cá nhân có thể được truyền ra bên ngoài Indonesia, chẳng hạn như sự chấp thuận trước của chủ sở hữu dữ liệu cá nhân và các thỏa thuận quốc tế song phương.

Luật yêu cầu những người thu thập và xử lý dữ liệu phải bảo đảm tính bảo mật của dữ liệu cá nhân mà họ xử lý. Nếu xảy ra rò rỉ, trung tâm điều khiển và bộ xử lý dữ liệu có thể phải chịu trách nhiệm. Trên hết, bất kỳ hành vi sử dụng bất hợp pháp dữ liệu cá nhân nào cũng sẽ là hành vi phạm tội.

Luật này đưa ra các khung hình phạt nghiêm khắc đối với những chủ thể xử lý dữ liệu làm rò rỉ hoặc sử dụng sai mục đích thông tin cá nhân. Theo đó, các bên khai thác dữ liệu có thể phải đối mặt với 5 năm tù giam và khoản tiền phạt tối đa 5 tỷ rupiah (337.000 USD) nếu làm rò rỉ hoặc lạm dụng thông tin cá nhân.

Các cá nhân làm giả dữ liệu cá nhân để thu lợi có thể đối mặt tối đa 6 năm tù và mức phạt 6 tỷ rupiah.

Ngoài ra, luật còn bao gồm các khoản phạt có thể lên tới 2% doanh thu hàng năm của doanh nghiệp trong trường hợp rò rỉ dữ liệu. Tài sản của doanh nghiệp bị rò rỉ dữ liệu cá nhân cũng có thể bị tịch thu hoặc bán đấu giá.

Các tổ chức có thể thu thập thông tin cá nhân cho mục đích cụ thể nào đó nhưng phải xóa số dữ liệu này sau khi đạt được mục đích. Việc thu thập những thông tin như tên tuổi, giới tính, tiền sử bệnh tật… phải có sự đồng ý của cá nhân liên quan và thỏa thuận nói rõ dữ liệu sẽ được sử dụng thế nào. Nạn nhân của việc sử dụng sai dữ liệu có quyền yêu cầu được bồi thường cho việc vi phạm dữ liệu cá nhân và có quyền rút lại sự đồng ý cho phép sử dụng dữ liệu. Các bên liên quan sẽ có 2 năm để tuân thủ các quy định trên khi luật mới có hiệu lực.

Chủ tịch Hạ viện Puan Maharani cho biết, các quy tắc phái sinh, bao gồm việc thành lập một cơ quan giám sát có nhiệm vụ bảo vệ dữ liệu cá nhân của công chúng, sẽ được tiến hành ngay sau khi Luật được thông qua. Cơ quan này sẽ đóng vai trò hướng dẫn cho các bộ, cơ quan và các nhà hoạch định chính sách nhằm xây dựng một môi trường an ninh kỹ thuật số quốc gia mạnh mẽ.

Trước đó, tiến trình thông qua Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân bị đình trệ vài tháng do tranh cãi liên quan đến việc thành lập cơ quan này. Các nghị sĩ cho rằng cơ quan này cần phải độc lập trong khi Chính phủ muốn nó trực thuộc Bộ Truyền thông và Công nghệ Thông tin Indonesia. Cuối cùng, hai bên nhất trí để Tổng thống kiểm soát cơ quan này, còn Quốc hội quy định về vai trò của nó.

Luật cũng dự kiến ​​sẽ bổ sung và tập hợp tất cả các quy định hiện hành liên quan đến bảo vệ dữ liệu cá nhân thành một hệ thống quy phạm pháp luật thống nhất.  Indonesia hiện có 32 luật có các điều khoản điều chỉnh việc bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Quốc tế

Nguồn: fashionchinaagency.com
Nghị viện thế giới

Người bán và nền tảng số cùng chịu trách nhiệm

Trong hai thập kỷ qua, Trung Quốc đã chuyển mình thành siêu cường thương mại điện tử (TMĐT) với thị trường trực tuyến lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, sự bùng nổ này kéo theo vấn nạn hàng giả, hàng kém chất lượng lan rộng trên các nền tảng số. Nhằm bảo đảm chất lượng hàng hóa và bảo vệ người tiêu dùng, Trung Quốc đã triển khai khung pháp lý nghiêm ngặt, yêu cầu các nền tảng tăng cường kiểm soát, truy xuất nguồn gốc và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm được giao dịch trực tuyến.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Liên tục hoàn thiện

Sự bùng nổ của thương mại điện tử (TMĐT) trên toàn cầu không chỉ mở ra cơ hội kinh doanh chưa từng có, mà còn đặt ra những thách thức lớn về quản lý chất lượng hàng hóa. Tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, thông tin sản phẩm sai lệch... ngày càng phổ biến khiến nhiều quốc gia buộc phải siết chặt hành lang pháp lý nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và duy trì niềm tin vào môi trường mua sắm trực tuyến. Từ châu Âu đến châu Á, Bắc Mỹ, Mỹ Latinh cho đến châu Phi và Trung Đông, các quy định pháp luật liên quan đến chất lượng hàng hóa trong TMĐT đang liên tục được cập nhật và hoàn thiện.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Nhiều quy định bảo vệ quyền lợi khách hàng

Tại Nhật Bản, quốc gia nổi tiếng về quản lý chất lượng và tiêu chuẩn sản phẩm, việc bảo vệ chất lượng hàng hóa trong môi trường thương mại điện tử (TMĐT) là nội dung quan trọng trong hệ thống pháp luật. Đất nước mặt trời mọc đã ban hành nhiều đạo luật và cơ chế kiểm soát để bảo đảm rằng, hàng hóa lưu thông qua nền tảng trực tuyến vẫn tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng như trong mô hình thương mại truyền thống.

Bước đi táo bạo hướng tới chuyển đổi kinh tế
Quốc tế

Bước đi táo bạo hướng tới chuyển đổi kinh tế

Việc thành lập Quỹ đầu tư quốc gia (SWF) Danantara, được xem như "công cụ" giúp Indonesia đạt được mục tiêu 8% tăng trưởng GDP hàng năm và chuyển đổi nền kinh tế. Song Danantara đã vấp phải nhiều tranh cãi do nguồn tài trợ của quỹ này đến từ một khoản tiền lớn trong ngân sách nhà nước và được giải phóng bởi chương trình thắt lưng buộc bụng của Chính phủ. Bất chấp tiềm năng chuyển đổi của quỹ, những vướng mắc liên tục giữa chính trị và rủi ro kinh doanh đang làm suy yếu thành công của Danantara.

NATO đối mặt sức ép tăng chi tiêu quốc phòng
Thế giới 24h

NATO đối mặt sức ép tăng chi tiêu quốc phòng

Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte vừa có chuyến thăm Mỹ và hội đàm với nhiều quan chức cấp cao của Nhà Trắng. Tại đây, người đứng đầu NATO tiếp tục lên tiếng kêu gọi các thành viên NATO tăng chi tiêu quân sự trong thời gian tới.

Mỹ khôi phục tình trạng pháp lý cho sinh viên nước ngoài
Thế giới 24h

Mỹ khôi phục tình trạng pháp lý cho sinh viên nước ngoài

Ngày 25.4, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo sẽ khôi phục tình trạng cư trú hợp pháp cho sinh viên quốc tế tại Mỹ, sau làn sóng kiện tụng từ sinh viên phản đối việc đột ngột bị đình chỉ thị thực những ngày qua. Tuy nhiên, Mỹ vẫn để ngỏ khả năng xây dựng các chính sách cung cấp khuôn khổ pháp lý để thực thi việc đình chỉ này trong tương lai.

AI trong quá trình chuyển đổi xanh: Cơ hội và thách thức
Quốc tế

AI trong quá trình chuyển đổi xanh: Cơ hội và thách thức

Các chuyên gia nhận định, trí tuệ nhân tạo (AI) là “con dao hai lưỡi” đối với tính bền vững của môi trường ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, khi vừa mang lại nhiều hứa hẹn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong khi các nước đang đẩy nhanh thiết kế các khung pháp lý về AI, những cân nhắc về khí hậu và nỗ lực giảm tác động đến môi trường vẫn chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình này. Để có thể tối ưu hóa lợi ích môi trường của AI trong khi vẫn giảm thiểu các rủi ro liên quan, các Chính phủ phải kết hợp các mục tiêu bao quát với mục tiêu cụ thể, để phối hợp trong cách tiếp cận của họ đối với AI và tính bền vững của môi trường.

Trung Quốc có thể xóa bỏ thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ
Thế giới 24h

Trung Quốc có thể xóa bỏ thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ

Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc việc hoãn áp thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ, do chi phí kinh tế của cuộc chiến thương mại ăn miếng trả miếng đang đè nặng lên một số ngành công nghiệp nhất định, hãng tin Bloomberg dẫn nguồn tin hiểu rõ vấn đề cho biết.

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”
Nhịp cầu giáo dục

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”

Thời gian gần đây, việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump siết chặt thị thực và cắt giảm tài trợ cho các trường Đại học đã trở thành mối lo ngại lớn đối với sinh viên quốc tế. Với sinh viên Trung Quốc, nhiều người chia sẻ khó khăn còn gia tăng do cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh và làn sóng phân biệt ngày càng rõ rệt, khiến “giấc mơ Mỹ” không còn trở thành một sự lựa chọn hàng đầu.

Gian nan con đường chấm dứt xung đột Nga - Ukraine
Thế giới 24h

Gian nan con đường chấm dứt xung đột Nga - Ukraine

Những diễn biến gần đây giữa Nga và Ukraine đã cho thấy tính thiếu chắc chắn về các nỗ lực ngoại giao nhằm chấm dứt cuộc xung đột đã kéo dài hơn 3 năm qua. Bản thân Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng phải thừa nhận, chấm dứt cuộc xung đột này khó khăn hơn ông tưởng.

Nhà Trắng cân nhắc cắt giảm thuế đối với Trung Quốc: Dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng
Quốc tế

Nhà Trắng cân nhắc cắt giảm thuế đối với Trung Quốc: Dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang cân nhắc giảm thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc để giảm căng thẳng thương mại. Bản thân Tổng thống Trump đánh tiếng thuế quan có thể được cắt giảm hơn một nửa. Mặc dù con số này vẫn ở mức rất cao và không có ý nghĩa về mặt thương mại, nhưng đã cho thấy thiện chí của hai cường quốc sẵn sàng “xuống thang”.

Mỹ cân nhắc thưởng tiền để khuyến khích phụ nữ sinh con
Thế giới 24h

Mỹ cân nhắc thưởng tiền để khuyến khích phụ nữ sinh con

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét hàng loạt biện pháp khuyến khích người dân lập gia đình và sinh con, khi tỷ lệ sinh ở nước này liên tục giảm và hiện tiệm cận mức thấp kỷ lục. Một trong những biện pháp được đề xuất là thưởng tiền mặt trị giá 5.000 USD (khoảng 130 triệu đồng) cho mỗi phụ nữ Mỹ sau khi sinh con.

Thổ Nhĩ Kỳ rung chuyển vì động đất
Thế giới 24h

Thổ Nhĩ Kỳ rung chuyển vì động đất

Theo Cơ quan Quản lý thảm họa và tình trạng khẩn cấp của Thổ Nhĩ Kỳ (AFAD), trận động đất mạnh 6,2 độ Richter xảy ra ở Biển Marmara gần Silivri, nằm cách Thủ đô Istanbul khoảng 70km về phía Tây, các cơn dư chấn vẫn đang tiếp diễn.

Mỹ công bố kế hoạch loại bỏ toàn bộ phẩm màu nhân tạo
Thế giới 24h

Mỹ công bố kế hoạch loại bỏ toàn bộ phẩm màu nhân tạo

Chính quyền của Tổng thống Donald Trump chính thức công bố lộ trình loại bỏ phẩm màu nhân tạo trong thực phẩm trước năm 2027. Đây được xem là một phần trong nỗ lực cải tổ hệ thống thực phẩm quốc gia vì sức khỏe cộng đồng, hướng tới mục tiêu "Đưa nước Mỹ khoẻ mạnh trở lại".