Theo ĐBQH Hoàng Văn Cường (Hà Nội), Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021 cho thấy, có hàng nghìn dự án chậm tiến độ, gây lãng phí, thất thoát và có xu hướng tăng lên qua các năm, trong đó hầu hết các dự án quan trọng quốc gia, các dự án trọng điểm chậm tiến độ. Đây là một trong những điểm mới cũng như là điểm nổi bật trong kỳ họp lần này “đó là việc chỉ ra cụ thể các dự án chậm tiến độ gây lãng phí. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã đưa ra yêu cầu ngay khi thực hiện cuộc giám sát là cần tìm rõ địa chỉ lãng phí ở đâu và trách nhiệm thuộc về ai. Bằng những số liệu cụ thể, Quốc hội đã yêu cầu Chính phủ và các bộ ngành từ nay cho đến Kỳ họp thứ 6 phải rà soát tất cả dự án đã nêu và quy trách nhiệm cụ thể. Đồng thời phải đưa ra hướng giải quyết xử lý tình trạng các dự án chậm tiến độ, gây lãng phí. Có thể thấy cuộc giám sát lần này là phải đi đến cùng, không được nói xong bỏ đấy.
ĐBQH Hoàng Văn Cường cũng cho biết: giám sát tối cao của Quốc hội việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021 đã tập chung 7 lĩnh vực trọng tâm là: Trong việc ban hành, thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ; Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong lập, thẩm định, phê duyệt dự toán, quyết toán, quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước; mua sắm, sử dụng phương tiện đi lại, thiết bị làm việc của cơ quan, tổ chức trong khu vực nhà nước; đầu tư xây dựng; quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, nhà ở công vụ và công trình phúc lợi công cộng; quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên; tổ chức bộ máy, quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động trong khu vực nhà nước; quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp…
Qua giám sát cho thấy, hiện nay chúng ta đang có Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, trong thực tế trong hoạt động quản lý tài sản công, đầu tư công vẫn thường xảy ra vấn đề lãng phí, thất thoát. Thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí qua nhiều năm đều có báo cáo về hoạt động này, song việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chưa được tốt. Thực tế thất thoát lãng phí vốn công tài sản công hiện nay còn khá trà lan. Đặc biệt tình trạng này gần như phổ biến trong lĩnh vực đất đai. Chất lượng chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị dự án còn thấp, khảo sát, lập và phê duyệt dự án không hợp lý, xác định dự toán, tổng mức đầu tư còn nhiều sai sót, thiếu chính xác... dẫn đến hàng nghìn dự án phải điều chỉnh quyết định đầu tư, trong đó nhiều dự án phải điều chỉnh nhiều lần, tổng mức đầu tư điều chỉnh cao gấp nhiều lần so với tổng mức đầu tư phê duyệt ban đầu… "Thực trạng này đã và đang xảy ra tại khu vực tư nhân và khu vực công"- đại biểu Cường cho biết.
Cũng theo đại biểu, tại khu vực tư, nguyên nhân là do tiềm lực do nhà đầu tư không tương xứng các dự án. Nhiều khi các nhà đầu tư nhận dự án công trình trong quá trình thực hiện hết nguồn lực nên họ bắt buộc phải dừng lại. Nhất là trong bối cảnh biến động thị trường không huy động được nguồn vốn khách hàng không huy động nguồn vốn thứ phát đẫn tới không tiếp tục thực hiện dự án. Còn tại khu vực công, có nhiều nguyên nhân do quá trình xây dựng dự án. Trong đó có việc quyết định chủ đầu tư chưa chính xác. "Mục đích thực hiện dự án thay đổi, tiếp tục đầu tư không hiệu quả, phải dừng lại điều chỉnh dự án. Đồng thời, có những dự án không được đánh giá kỹ mà vẫn phê duyệt dự án".
Ngoài ra, việc lãng phí còn thể hiện ở chỗ khi quyết định chủ trương đầu tư không phù hợp với mục tiêu và yêu cầu phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương; không tính đến khả năng cân đối vốn. Do đó, để khắc phụcc huy tình trạng này, cần làm rõ trách nhiệm người đứng đầu trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.