Tập trung gỡ vướng để sớm triển khai cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc

Tuyến cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc được khởi xướng đầu tư vào năm 2020 trong thời điểm thị trường bất động sản sôi động và UBND tỉnh Lâm Đồng dự kiến khởi công vào năm 2023, nhưng đến nay vẫn chưa thể thực hiện được.

Nhiều khó khăn, vướng mắc

Dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc dài 66km đi qua địa phận hai tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai (55km đi qua tỉnh Lâm Đồng, 11km đi qua tỉnh Đồng Nai). Đây là dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương với tổng chiều dài hơn 200km, do tỉnh Lâm Đồng làm cơ quan có thẩm quyền.

Bản đồ hướng tuyến dự án Dầu Giây – Liên Khương (đoạn Tân Phú – Liên Khương)
Bản đồ hướng tuyến dự án Dầu Giây - Liên Khương (đoạn Tân Phú - Liên Khương)

Cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc được liên danh nhà đầu tư gồm Tập đoàn Đèo Cả (đại diện liên danh), Tập đoàn Hưng Thịnh và Tập đoàn Nam Miền Trung đề xuất thực hiện dự án theo phương thức đối tác công - tư (PPP) vào tháng 8.2020. Dự án được khởi xướng trong thời điểm thị trường bất động sản sôi động, UBND tỉnh Lâm Đồng đã giao cho liên danh thực hiện lập đề xuất, dự kiến khởi công vào năm 2023 và hoàn thành trong năm 2025, nhưng đến nay vẫn chưa thể thực hiện.

Theo phương án huy động vốn được các bên cam kết trong bước báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (tổng mức đầu tư 17.200 tỷ đồng), các thành viên liên danh nhà đầu tư đề xuất, các đối tác, ngân hàng đã thống nhất tham gia tài trợ và góp vốn thực hiện dự án. Tuy nhiên, đến nay do nhiều nguyên nhân, các nhà đầu tư trong liên danh là Tập đoàn Hưng Thịnh, Tập đoàn Nam Miền Trung và Ngân hàng Nam Á đã không thể tiếp tục tham gia đầu tư, tài trợ vốn do các doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính. Hiện chỉ còn Tập đoàn Đèo Cả hơn 4 năm qua vẫn kiên định theo đuổi, tài trợ kinh phí lập đề xuất dự án (báo cáo nghiên cứu tiền khả thi) và tiếp tục triển khai hoàn thành báo cáo nghiên cứu khả thi.

Đại diện Tập đoàn Đèo Cả cho biết, rất khó để thu hút các nhà đầu tư khác và ngân hàng tham gia hợp vốn thực hiện dự án bởi nhiều lý do: tỷ lệ vốn ngân sách nhà nước tham gia thấp (khoảng 35%); thời gian thu phí kéo dài, sự kết nối với các đoạn tuyến cao tốc khác như Dầu Giây - Tân Phú, Bảo Lộc - Liên Khương chưa xác định được thời gian hoàn thành để khai thác đồng bộ toàn tuyến từ Dầu Giây - Liên Khương.

Cũng theo đại diện Tập đoàn Đèo Cả, hiện chỉ có Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) cam kết thu xếp cho vay đủ phần vốn huy động của dự án, nhưng điều kiện cho vay của VDB theo Điều 1 Nghị định số 78/2023/NĐ-CP quy định: “vốn chủ sở hữu tham gia trong quá trình thực hiện dự án tối thiểu 20% tổng vốn đầu tư của dự án (không bao gồm vốn lưu động)…”. Trong khi đó, tạiĐiều 77 Luật Đầu tư PPP quy định “vốn chủ sở hữu tối thiểu là 15% tổng mức đầu tư dự án không bao gồm vốn nhà nước”. Do có vướng mắc không rõ ràng về tỷ lệ vốn đầu tư có bao gồm vốn từ ngân sách nhà nước hay không nênkhông đủ điều kiện vay vốn VDB theo quy định nói trên.

Nhà đầu tư kiến nghị nhiều giải pháp tháo gỡ

Dù đối mặt nhiều khó khăn nhưng với trách nhiệm nhà đầu tư đứng đầu liên danh cùng kinh nghiệm triển khai thành công các dự án PPP, trong đó có những dự án khó khăn, ít nhà đầu tư quan tâm, vốn đầu tư lớn như Đồng Đăng - Trà Lĩnh, Hữu Nghị - Chi Lăng, Tập đoàn Đèo Cả vẫn quyết tâm thực hiện, cam kết góp đủ vốn chủ sở hữu và nghiên cứu, đề xuất giải pháp tài chính khả thi để UBND tỉnh Lâm Đồng báo cáo Chính phủ tháo gỡ khó khăn về mặt thủ tục, làm cơ sở để nhà đầu tư hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khả thi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và triển khai dự án.

Tại cuộc làm việc của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà với tỉnh Lâm Đồng để giải quyết các khó khăn, vướng mắc của dự án đường bộ cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương ngày 4.9 vừa qua, ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả đã kiến nghị Bộ Tài chính có văn bản hướng dẫn, làm rõ quy định tại Nghị định số 78/2023/NĐ-CP về tỷ lệ vốn chủ sở hữu tham gia đối với các dự án đầu tư PPP là 20% tổng mức đầu tư của dự án không bao gồm phần vốn ngân sách nhà nước tham gia trong dự án.

Đối với VDB, cần có cam kết tài trợ vốn tín dụng theo phương án tài chính được hội đồng thẩm định liên ngành thẩm định và UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt để làm cơ sở cho các ngân hàng thương mại hỗ trợ cung cấp bảo lãnh dự thầu, thu xếp tín dụng ngắn hạn. Trường hợp VDB không cấp tín dụng cho dự án, Đèo Cả kiến nghị Phó Thủ tướng Chính phủ có chỉ đạo để Ngân hàng Nhà nước có ý kiến các ngân hàng TPBank, BIDV, Agribank tham gia đồng tài trợ cho dự án. Ngoài ra, UBND tỉnh cần phối hợp với nhà đầu tư thực hiện các nội dung về trạm dừng nghỉ và các quy định kỹ thuật mới như ứng dụng mô hình thông tin công trình - BIM trong thiết kế, xây dựng… theo đúng quy định Luật Đường bộ 35/2024/QH15 và Quyết định số 258/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Đối với các kiến nghị của Tập đoàn Đèo Cả, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị tỉnh Lâm Đồng cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng, Chính phủ về vướng mắc trong vay vốn theo Nghị định số 78, kiến nghị làm rõ, sửa đổi Nghị định để thống nhất cơ chế với Luật PPP nhằm tăng sức hấp dẫn của nhà đầu tư với dự án cao tốc, tham mưu đểChính phủ có chỉ đạo thể hiện cam kết rõ ràng với các nhà đầu.Đồng thời, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, ngân hàng thương mại tạo điều kiện cho nhà đầu tư vay vốn thực hiện dự án.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, các dự án cao tốc vừa hoàn thành đưa vào vận hành nhưng chưa có trạm dừng nghỉ đã lộ rõ những bất cập, thời gian qua đang phải khắc phục những bất cập đó. Vì thế ở các dự án triển khai mới cần phải thiết kế đồng bộ trạm dừng nghỉ và đấu thầu đầu tư đồng bộ cùng dự án cao tốc. Việc ứng dụng mô hình thông tin công trình - BIM ở dự án này là phải làm, phải thực hiện, không để nhà đầu tư phải đề xuất áp dụng, đề xuất làm.

Đây là dự án kết nối vùng rất quan trọng, do đó phải tháo gỡ và thực hiện trong tháng 10.2024 để kịp trình cơ quan có thẩm quyền về những điều chỉnh nhằm gỡ khó cho dự án. Việc tháo gỡ cho hai dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc, Bảo Lộc - Liên Khương sẽ tạo cơ chế pháp lý cho các dự án cao tốc tiếp theo”, Phó Thủ tướng nói.

Kinh tế

Bắc Ninh: Xu hướng mới trong phát triển các Khu công nghiệp
Kinh tế

Bắc Ninh: Xu hướng mới trong phát triển các Khu công nghiệp

Các khu công nghiệp (KCN) tập trung tại tỉnh Bắc Ninh được hình thành, xây dựng từ năm 2000. Đến nay, tỉnh có 16 KCN thực sự trở thành các khu vực trọng điểm thu hút các nguồn vốn đầu tư và dự án lớn trong và ngoài nước, là điểm đến của nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới Samsung, Canon, Foxconn, Gortek, Johnson.

Dàn sao Gen Z hội tụ tại cửa hàng Flagship MCM đầu tiên tại Việt Nam
Doanh nghiệp

Dàn sao Gen Z hội tụ tại cửa hàng Flagship MCM đầu tiên tại Việt Nam

Bộ sưu tập Thu Đông 2024 của MCM chính thức trình làng các tín đồ thời trang Việt. Đặc biệt hơn cả, sự kiện được DAFC tổ chức tại cửa hàng flagship đầu tiên tại Việt Nam, quy tụ những gương mặt trẻ tuổi đình đám như nữ ca sĩ Văn Mai Hương, ca sĩ Orange, ca sĩ/ MC Nicky Niko, ca sĩ Vũ Thảo My, rapper Captain Boy, MC Tuyền Tăng, travel blogger Lý Thành Cơ,...

Công ty TNHH Thương mại dịch vụ - Xây dựng Khánh Vĩnh thường xuyên trúng thầu "khủng" ở Khánh Hoà có tiềm lực ra sao?
Kinh tế

Công ty TNHH Thương mại dịch vụ - Xây dựng Khánh Vĩnh thường xuyên trúng thầu "khủng" ở Khánh Hoà có tiềm lực ra sao?

Trong nhiều năm qua, Công ty TNHH Thương mại dịch vụ - Xây dựng Khánh Vĩnh (Công ty Khánh Vĩnh) đã trúng gần 50 gói thầu. Tổng giá trị các gói thầu có sự tham gia của nhà thầu này lên tới hơn 3.200 tỷ đồng. Đáng chú ý, nhiều gói thầu có kết quả tiết kiệm cho ngân sách chỉ ở mức "tượng trưng".

Công ty TNHH MTV Xây lắp điện Quang Huy: Trúng gói thầu hơn 13 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách 20 triệu đồng
Doanh nghiệp

Công ty TNHH MTV Xây lắp điện Quang Huy: Trúng gói thầu hơn 13 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách 20 triệu đồng

Trong nhiều năm qua, Công ty TNHH MTV Xây lắp điện Quang Huy được các ngành chức năng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phê duyệt trúng thầu nhiều dự án đầu tư công với tổng giá trị lên đến hàng nghìn tỷ đồng, tuy nhiên, tỷ lệ tiết kiệm thường ở mức "siêu thấp". Mới đây, đơn vị này vừa trúng gói thầu hơn 13 tỷ đồng tại thị xã Phú Mỹ, tỷ lệ tiết kiệm cho ngân sách nhà nước khoảng 20 triệu đồng.

Ngành dệt may - da giày với mục tiêu tự chủ nguyên liệu
Kinh tế

Ngành dệt may - da giày với mục tiêu tự chủ nguyên liệu

Đứng trước mục tiêu phát triển ngành dệt may - da giày, cần phải thúc đẩy hoạt động của thị trường cung ứng nguyên phụ liệu theo hướng quy mô, chuẩn hóa và minh bạch. Từ đó, giúp các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, nâng cao tính cạnh tranh, hiệu quả, có cơ hội vươn lên tham gia mạnh mẽ hơn vào chuỗi cung ứng của ngành.

Đà Nẵng: Thu hút đầu tư, xây dựng hệ sinh thái vi mạch bán dẫn
Kinh tế

Đà Nẵng: Thu hút đầu tư, xây dựng hệ sinh thái vi mạch bán dẫn

Nhờ vị trí chiến lược, cơ sở hạ tầng công nghiệp hiện đại cũng như đội ngũ nhân lực tay nghề cao, ngành công nghiệp bán dẫn của Đà Nẵng đang thu hút sự chú ý toàn cầu, trong đó có nhiều doanh nghiệp hàng đầu từ các nước như Trung Quốc, Hoa Kỳ với số tiền đầu tư lên đến hàng trăm triệu USD.

Tạo thuận lợi trong thanh toán, thu, nộp ngân sách
Kinh tế

Tạo thuận lợi trong thanh toán, thu, nộp ngân sách

Nhằm chủ động và tạo thuận lợi hơn nữa trong việc thanh toán ngân sách, Kho bạc Nhà nước đang hướng tới phương thức thanh toán song phương điện tử tập trung. Theo đó, sẽ tập trung tất cả các nguồn ngân quỹ về một nơi, cụ thể là về tài khoản của Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước tại hội sở chính các ngân hàng.

Doanh nghiệp có doanh thu dưới 3 tỷ đồng/năm sẽ được hưởng thuế suất 15%.
Kinh tế

Nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp siêu nhỏ

Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trong Phiên họp thứ 37 đang diễn ra. Một nội dung đáng chú ý là doanh nghiệp siêu nhỏ sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi (15 - 17% thay vì cào bằng 20% như hiện nay) và được áp dụng phương pháp tính thuế đơn giản để có cơ hội tích tụ vốn, phát triển sản xuất, kinh doanh.

Tỉ lệ nội địa hóa ngành điện tử hiện còn khiêm tốn
Thị trường

Hiện thực hóa tiềm năng ngành công nghiệp điện tử

Ngành công nghiệp điện tử có nhiều thuận lợi để phát triển khi nước ta nằm trong khu vực có nền công nghiệp phát triển nhanh và năng động. Thêm vào đó là thị trường nội địa gần 100 triệu dân và khả năng tiếp cận trực tiếp với thị trường 600 triệu dân của ASEAN, thị trường xuất khẩu quốc tế rộng lớn nhờ tham gia các hiệp định thương mại tự do.

Thách thức xuất khẩu rau quả sang Canada
Thị trường

Thách thức xuất khẩu rau quả sang Canada

Mặc dù được đánh giá là thị trường tiềm năng của rau quả Việt Nam, song Canada vẫn là thị trường rất thách thức, nhất là khi đề xuất giới hạn dư lượng tối đa của Abamectin - một loại thuốc trừ sâu được đăng ký sử dụng trên hoa và nhiều loại trái cây và rau quả, được nước này thông qua.

Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển loại hình du lịch MICE
Thị trường

Quy hoạch đi trước để phát triển du lịch MICE

Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch MICE (du lịch kết hợp với hội thảo, hội nghị). Các địa phương cần quy hoạch những khu vực có thể phát triển loại hình du lịch này và có chính sách kêu gọi đầu tư, phát triển chuỗi dịch vụ lưu trú, giải trí..., tránh cạnh tranh không lành mạnh, gây lãng phí.