Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn:

Đánh giá tác động toàn diện để có lộ trình và mức tăng phù hợp

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn là cần thiết, song cần đánh giá tác động toàn diện, cần tham vấn cộng đồng doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, đề ra lộ trình và mức thuế phù hợp nhằm khoan sức doanh nghiệp trong điều kiện thay đổi, cơ cấu lại sản xuất, nuôi dưỡng nguồn thu.

Đây là đề xuất được các đại biểu nêu ra tại tọa đàm “Chính sách thuế hướng tới khoan sức doanh nghiệp”, do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức ngày 30.8.

Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp tháng 10 tới đây và thông qua tại Kỳ họp tháng 5.2025. Một trong những nội dung quan trọng của dự thảo Luật đó là tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm rượu, bia liên tục từ năm 2026 và đến năm 2030 sẽ chịu thuế suất lên tới 100%.

Cụ thể, Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đề xuất hai phương án đánh thuế với mặt hàng rượu, bia. Cơ quan soạn thảo là Bộ Tài chính đang nghiêng về phương án 2. Đó là rượu từ 20 độ trở lên sẽ áp thuế 80% vào năm 2026, tăng dần lên 100% vào 2030; rượu dưới 20 độ chịu thuế 50%, sau đó tăng lên cao nhất 70%; thuế suất đối với bia cũng tăng dần, từ 80% lên 100%.

Đánh giá tác động toàn diện để có lộ trình và mức tăng phù hợp -0
Các đại biểu tham dự tọa đàm.

24 ngành sẽ bị ảnh hưởng

Theo TS. Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), mục tiêu của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều tiết hành vi tiêu dùng, trên cơ sở đó mới điều tiết sản xuất và hành vi tiêu dùng hướng tới bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường. Mục tiêu cuối cùng mới là thu ngân sách.

Xét theo mục tiêu đó, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia là cần thiết, nhằm điều tiết hành vi tiêu dùng đối với sản phẩm không có lợi cho sức khỏe nếu lạm dụng.

Nhấn mạnh “bất kỳ chính sách nào khi được ban hành cần được đánh giá toàn diện trên nhiều khía cạnh”, song theo bà Thảo, với dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) lần này, việc đánh giá tác động còn khá sơ sài, chưa nêu rõ được tác động thực sự của quy định đưa ra.

Minh chứng cho nhận định trên, bà Thảo dẫn kết quả kháo sát sơ bộ cho thấy, việc tăng thuế này có thể tác động gián tiếp tới 24 ngành hàng trong nền kinh tế. Tuy nhiên, hiện nay, Cơ quan soạn thảo vẫn chưa đưa ra được đánh giá tác động của việc tăng thuế tới các ngành kinh tế khác, bao gồm cả dịch vụ lưu trú, ăn uống… Vì vậy, cần có đánh giá toàn diện việc tăng thuế này.

Đánh giá tác động toàn diện để có lộ trình và mức tăng phù hợp -0
Chuyên gia Phan Đức Hiếu.

Chia sẻ với ý kiến trên, chuyên gia Phan Đức Hiếu cho rằng, nhìn tổng thể, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia là cần thiết để thể chế hóa chủ trương, yêu cầu của Đảng, Nhà nước và theo xu hướng chung. Việc đánh thuế theo phương pháp thuế tương đối cũng phù hợp với bối cảnh của Việt Nam trong thời điểm hiện tại.

Tuy vậy, Cơ quan soạn thảo cần có đánh giá tác động toàn diện, chứ không chỉ nhằm vào việc tăng giá, giảm tiêu dùng, dẫn đến giảm sản xuất, thậm chí ngừng sản xuất và kéo theo vấn đề việc làm, các ngành hàng liên quan cũng bị ảnh hưởng.

“Thấu hiểu và chia sẻ” với mục tiêu sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt là để bảo đảm sức khỏe của người tiêu dùng, giúp gia tăng nguồn lực cho phát triển kinh tế, song bà Chu Thị Vân Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Bia, rượu và nước giải khát Việt Nam (VBA) lo ngại, điều này có thể làm gia tăng khó khăn cho các doanh nghiệp trong ngành, vốn đã phải vật lộn qua giai đoạn dịch bệnh Covid-19.

Trên thực tế, các nhà máy sản xuất bia, rượu được phân bổ hầu khắp cả nước, đóng góp không nhỏ cho ngân sách nhà nước, với hơn 60.000 tỷ đồng/năm. Bên cạnh đó, ngành còn tạo ra việc làm cho hàng triệu lao động trực tiếp trong các nhà máy cũng như trong các chuỗi ngành hàng có liên quan (logistics, dịch vụ…).

“Hiện, nhiền doanh nghiệp lớn, tập đoàn lớn đã phải cắt giảm lao động, thu hẹp quy mô, thay đổi cấu trúc để thích ứng với điều kiện hiện nay. Trong bối cảnh đó, việc đánh thuế lên tới 100% đến năm 2030 là một mức thuế suất rất lớn, doanh nghiệp rất bất ngờ và chưa đánh giá hết tác động của đề xuất này”, bà Vân Anh thông tin.

Trong bối cảnh đó, đại diện doanh nghiệp mong muốn Cơ quan soạn thảo, cùng với hiệp hội ngành hàng, các chuyên gia, tổ chức như CIEM có nghiên cứu để đánh giá tác động định lượng khi điều chỉnh tăng thuế này, không chỉ với đối tượng trực tiếp mà cả các đối tượng gián tiếp.

Các nhà đầu tư khi lựa chọn đầu tư vào lĩnh vực nào đó tại Việt Nam, họ thường có tầm nhìn dài hạn, lên tới vài chục năm. Vì thế, nếu chính sách thay đổi không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới các doanh nghiệp trong ngành hàng đó, mà còn khiến nhà đầu tư trong ngành hàng khác sẽ nhìn vào và lo ngại về rủi ro chính sách. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư của nền kinh tế.

Việc đánh giá tác động toàn diện để đưa ra chính sách hợp lý còn nhằm củng cố tâm lý, niềm tin của các nhà đầu tư vào môi trường kinh doanh của Việt Nam.

TS. Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.

Đánh thuế để hạn chế tiêu dùng, không phải để dừng sản xuất

Một trong những mục tiêu tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia cao như đề xuất của Cơ quan soạn thảo là nhằm hạn chế tiêu dùng để bảo vệ sức khỏe người dân. Tuy nhiên, TS. Nguyễn Minh Thảo cho rằng, cần hết sức cân nhắc mục tiêu này.

Đánh giá tác động toàn diện để có lộ trình và mức tăng phù hợp -0
TS. Nguyễn Minh Thảo cho rằng cần hết sức cân nhắc mục tiêu tăng thuế tiêu thụ đặc biệt để hạn chế tiêu dùng. 

“Chúng ta luôn có giả định là thuế tăng thì giá tăng, dẫn đến cầu tiêu dùng giảm. Song, nó còn hệ lụy tới các ngành trong chuỗi liên ngành. Việc đánh giá tác động ở đây không chỉ với doanh nghiệp, người tiêu dùng mà cả các ngành liên quan khác, nên cần phải nhìn nhận toàn diện”, bà Thảo phát biểu.

Cũng theo bà Thảo, nếu tăng thuế quá cao, dẫn đến mức giá tăng lên trên mức kỳ vọng của người tiêu dùng thì có thể dẫn đến hàng nhập lậu, hoặc sản xuất không theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người tiêu dùng. Như vậy, mục tiêu bảo vệ sức khỏe khi tăng thuế có nguy cơ không đạt.

“Để bảo đảm thị trường công bằng, minh bạch, các cơ quan liên quan cần ban hành quy huẩn, tiêu chuẩn với mặt hàng đó, mới tránh được hàng giả, kém chất lượng. Chỉ khi xây dựng được quy chuẩn, tiêu chuẩn và áp dụng thống nhất mới tạo ra động lực cạnh tranh công bằng”, TS. Nguyễn Minh Thảo nói.

Đánh giá tác động toàn diện để có lộ trình và mức tăng phù hợp -0
Bà Chu Thị Vân Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Bia, rượu và nước giải khát Việt Nam (VBA).

Dẫn kết quả khảo sát tại các đại phương, bà Chu Thị Vân Anh cho biết, với sản phẩm rượu tự nấu, không đăng ký với cơ quan quản lý thì giá rượu chỉ 40.000 đồng/lít, trong khi sản phẩm rượu tự nấu nhưng có đăng ký với cơ quan quản lý, sử dụng các trang thiết bị đạt chuẩn để sản xuất rượu thì giá tăng lên 45.000 đồng/lít; đa số người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn rượu giá 40.000 đồng/lít.

Rõ ràng, giá có tác động lớn tới hành vi của người tiêu dùng. Song, nếu tăng thuế cao thì chi phí sản phẩm chính thống sẽ tăng ở mức cao, đẩy khoảng cách chênh lệch với sản phẩm rượu không được kiểm soát càng thêm lớn. Điều này có thể tạo cho thị trường rượu lậu phát triển hơn, giảm thị trường của sản phẩm chính thống, tạo sự không công bằng trong cạnh tranh, bà Vân Anh lo ngại.

Chia sẻ với các ý kiến trên, ông Phan Đức Hiếu cho rằng, Cơ quan soạn thảo cần đánh giá toàn diện hơn, không phải là tăng thuế thì tăng giá bán, giúp hạn chế tiêu dùng là đạt mục tiêu. Như thế là chưa đủ. Đặc biệt, phải tính đến ảnh hưởng tới các ngành khác, vì rượu, bia là ngành có tính lan tỏa.

“Cần thống nhất quan điểm rằng đánh thuế để hạn chế tiêu dùng dẫn đến hạn chế sản xuất, chứ không phải là dừng và đóng cửa sản xuất. Sản xuất có thể bị thu hẹp, song phải ở phạm vi vẫn có thể tăng trưởng chứ không phải là bị dừng hoàn toàn, bị đào thải; chính sách thuế phải bảo đảm công bằng, hài hòa”, ông Hiếu nhấn mạnh.

Nên áp dụng lộ trình từ năm 2027

Nhấn mạnh tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia là cần thiết, ông Phan Đức Hiếu thừa nhận, “vấn đề khó nhất là đánh thuế như nào? Cao nhất là bao nhiêu và lộ trình từ năm nào?”.

Theo ông, sản phẩm bia và rượu khác nhau nên kịch bản đánh thuế cần khác nhau. Mẫu số chung là phải đặt mục tiêu doanh nghiệp vẫn duy trì sản xuất, kinh doanh hiệu quả, hợp lý.

Đánh giá tác động toàn diện để có lộ trình và mức tăng phù hợp -0
Ngành bia, rượu có tác động lan tỏa tới nhiều ngành trong nền kinh tế. Ảnh minh họa: Báo Công Thương

Trên cơ sở đó, ông Hiếu đề nghị, Cơ quan soạn thảo nên cân nhắc lộ trình đánh thuế theo hướng kéo giãn hơn so với đề xuất như dự thảo Luật. Đó là nên bắt đầu từ sau năm 2026, để doanh nghiệp có thời gian thay đổi, cơ cấu lại hoạt động sản xuất kinh doanh, thích ứng với chính sách thuế mới.

Về mức thuế, cần tính toán hết sức cẩn thận. Đối với ngành bia, nên cân nhắc lộ trình tăng thuế (từ năm 2027) và mức tăng không quá đột ngột dẫn đến người ta ngừng uống. Bởi nếu doanh nghiệp ngừng bán bia sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất, công ăn việc làm. Riêng với bia 0 độ, không nên đánh thuế tiêu thụ đặc biệt.

Tương tự, với thị trường rượu, cũng cần cân nhắc giãn lộ trình bắt đầu tăng thuế từ 2027, thay vì từ 2026. Về mức độ đánh thuế, ông Hiếu đề nghị Cơ quan soạn thảo cân nhắc hai vấn đề.

Một là, hiện thị trường rượu thủ công rất lớn, chưa kể nhóm rượu phi chính thức. Nếu mức thuế tăng quá cao khiến chi phí tăng quá lớn, người uống rượu sẽ tìm sang sản phẩm rượu thủ công, trong khi quản lý sản phẩm này còn hạn chế, khó bảo đảm yêu cầu chất lượng. Như vậy, tính hiệu qủa của chính sách thuế là giảm uống rượu sẽ không đạt được, thậm chí còn khiến rượu chính thức gặp bất lợi hơn so với rượu thủ công, rượu phi chính thức.

Hai là, Cơ quan soạn thảo cần làm rõ vì sao phân chia rượu trên 20 độ và dưới 20 độ để áp thuế khác nhau. Bởi nếu không cẩn thận, rượu mạnh có thể được uống ít hơn, song lại dẫn đến sử dụng rượu thấp độ gia tăng. “Khi một chính sách đưa ra không nên tạo thuận lợi cho nhóm đối tượng này hơn nhóm đối tượng khác, mà cần bảo đảm công bằng. Vì thế, việc phân định độ cồn trong rượu cần tính toán kỹ để bảo đảm sự công bằng”, ông Phan Đức Hiếu đề nghị.

Ủng hộ đề xuất áp dụng lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn từ năm 2027, TS. Nguyễn Minh Thảo bổ sung, việc tăng thuế này không nên tăng hàng năm sẽ khó cho doanh nghiệp trong việc dự tính cũng như thích ứng hiệu quả. Có thể xem xét tăng thuế từ năm 2027, sau đó đến năm 2029 tăng tiếp.

Ở góc độ doanh nghiệp, bà Chu Thị Vân Anh đề xuất, việc tiếp cận chính sách tiên tiến của thế giới để tham khảo là cần thiết, song cần đánh giá bối cảnh thực tiễn của Việt Nam để đề ra lộ trình và mức thuế cho phù hợp. “Chúng tôi mong lộ trình áp dụng từ năm 2027, và tăng ở mức tối đa là 80% đến năm 2030, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi sau giai đoạn khó khăn”, bà Vân Anh mong muốn.

Cần đánh giá sức chống chịu của doanh nghiệp

Tựu trung, các đại biểu cho rằng, điều quan trọng nhất là chính sách thuế đừng chỉ nhằm đạt được một mục tiêu hạn chế tiêu dùng, bảo vệ sức khỏe, mà còn phải để doanh nghiệp duy trì hoạt động một cách hợp lý. Đó cũng là cách để khoan sức doanh nghiệp, nuôi dưỡng nguồn thu đối với các doanh nghiệp đặc thù này.

Để có cơ sở khoa học cho việc tăng thuế lần này, các đại biểu kiến nghị, ngành hàng cùng các bên liên quan cần đánh giá xem sức chống chịu của doanh nghiệp ở mức độ nào sẽ bị thu hẹp sản xuất nhưng vẫn tạo việc làm và tăng trưởng cho nền kinh tế; ở mức độ nào doanh nghiệp sẽ quá sức chịu đựng, có thể ngừng hoạt động và phá sản; từ đó làm cơ sở tính toán mức tăng cũng như lộ trình tăng cho phù hợp.

Hiện, Nhà nước đang có nhiều công cụ để điều tiết quản lý đối với rượu, bia, gồm Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia; Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt… Các đại biểu đề nghị, cần có thêm các biện pháp bổ sung, trong đó tăng cường tuyên truyền là giải pháp đặc biệt quan trọng, để người tiêu dùng hiểu rõ tác hại của rượu, bia nếu lạm dụng, qua đó sẽ tự điều tiết hành vi tiêu dùng nhằm bảo vệ sức khỏe của chính mình.

Cần thống nhất quan điểm rằng đánh thuế để hạn chế tiêu dùng dẫn đến hạn chế sản xuất, chứ không phải là dừng và đóng cửa sản xuất. Sản xuất có thể bị thu hẹp, song phải ở phạm vi vẫn có thể tăng trưởng chứ không phải là bị dừng hoàn toàn, bị đào thải; chính sách thuế phải bảo đảm công bằng, hài hòa.

Chuyên gia Phan Đức Hiếu

Kinh tế

Bắc Ninh: Xu hướng mới trong phát triển các Khu công nghiệp
Kinh tế

Bắc Ninh: Xu hướng mới trong phát triển các Khu công nghiệp

Các khu công nghiệp (KCN) tập trung tại tỉnh Bắc Ninh được hình thành, xây dựng từ năm 2000. Đến nay, tỉnh có 16 KCN thực sự trở thành các khu vực trọng điểm thu hút các nguồn vốn đầu tư và dự án lớn trong và ngoài nước, là điểm đến của nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới Samsung, Canon, Foxconn, Gortek, Johnson.

Dàn sao Gen Z hội tụ tại cửa hàng Flagship MCM đầu tiên tại Việt Nam
Doanh nghiệp

Dàn sao Gen Z hội tụ tại cửa hàng Flagship MCM đầu tiên tại Việt Nam

Bộ sưu tập Thu Đông 2024 của MCM chính thức trình làng các tín đồ thời trang Việt. Đặc biệt hơn cả, sự kiện được DAFC tổ chức tại cửa hàng flagship đầu tiên tại Việt Nam, quy tụ những gương mặt trẻ tuổi đình đám như nữ ca sĩ Văn Mai Hương, ca sĩ Orange, ca sĩ/ MC Nicky Niko, ca sĩ Vũ Thảo My, rapper Captain Boy, MC Tuyền Tăng, travel blogger Lý Thành Cơ,...

Công ty TNHH Thương mại dịch vụ - Xây dựng Khánh Vĩnh thường xuyên trúng thầu "khủng" ở Khánh Hoà có tiềm lực ra sao?
Kinh tế

Công ty TNHH Thương mại dịch vụ - Xây dựng Khánh Vĩnh thường xuyên trúng thầu "khủng" ở Khánh Hoà có tiềm lực ra sao?

Trong nhiều năm qua, Công ty TNHH Thương mại dịch vụ - Xây dựng Khánh Vĩnh (Công ty Khánh Vĩnh) đã trúng gần 50 gói thầu. Tổng giá trị các gói thầu có sự tham gia của nhà thầu này lên tới hơn 3.200 tỷ đồng. Đáng chú ý, nhiều gói thầu có kết quả tiết kiệm cho ngân sách chỉ ở mức "tượng trưng".

Công ty TNHH MTV Xây lắp điện Quang Huy: Trúng gói thầu hơn 13 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách 20 triệu đồng
Doanh nghiệp

Công ty TNHH MTV Xây lắp điện Quang Huy: Trúng gói thầu hơn 13 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách 20 triệu đồng

Trong nhiều năm qua, Công ty TNHH MTV Xây lắp điện Quang Huy được các ngành chức năng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phê duyệt trúng thầu nhiều dự án đầu tư công với tổng giá trị lên đến hàng nghìn tỷ đồng, tuy nhiên, tỷ lệ tiết kiệm thường ở mức "siêu thấp". Mới đây, đơn vị này vừa trúng gói thầu hơn 13 tỷ đồng tại thị xã Phú Mỹ, tỷ lệ tiết kiệm cho ngân sách nhà nước khoảng 20 triệu đồng.

Ngành dệt may - da giày với mục tiêu tự chủ nguyên liệu
Kinh tế

Ngành dệt may - da giày với mục tiêu tự chủ nguyên liệu

Đứng trước mục tiêu phát triển ngành dệt may - da giày, cần phải thúc đẩy hoạt động của thị trường cung ứng nguyên phụ liệu theo hướng quy mô, chuẩn hóa và minh bạch. Từ đó, giúp các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, nâng cao tính cạnh tranh, hiệu quả, có cơ hội vươn lên tham gia mạnh mẽ hơn vào chuỗi cung ứng của ngành.

Đà Nẵng: Thu hút đầu tư, xây dựng hệ sinh thái vi mạch bán dẫn
Kinh tế

Đà Nẵng: Thu hút đầu tư, xây dựng hệ sinh thái vi mạch bán dẫn

Nhờ vị trí chiến lược, cơ sở hạ tầng công nghiệp hiện đại cũng như đội ngũ nhân lực tay nghề cao, ngành công nghiệp bán dẫn của Đà Nẵng đang thu hút sự chú ý toàn cầu, trong đó có nhiều doanh nghiệp hàng đầu từ các nước như Trung Quốc, Hoa Kỳ với số tiền đầu tư lên đến hàng trăm triệu USD.

Tạo thuận lợi trong thanh toán, thu, nộp ngân sách
Kinh tế

Tạo thuận lợi trong thanh toán, thu, nộp ngân sách

Nhằm chủ động và tạo thuận lợi hơn nữa trong việc thanh toán ngân sách, Kho bạc Nhà nước đang hướng tới phương thức thanh toán song phương điện tử tập trung. Theo đó, sẽ tập trung tất cả các nguồn ngân quỹ về một nơi, cụ thể là về tài khoản của Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước tại hội sở chính các ngân hàng.

Doanh nghiệp có doanh thu dưới 3 tỷ đồng/năm sẽ được hưởng thuế suất 15%.
Kinh tế

Nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp siêu nhỏ

Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trong Phiên họp thứ 37 đang diễn ra. Một nội dung đáng chú ý là doanh nghiệp siêu nhỏ sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi (15 - 17% thay vì cào bằng 20% như hiện nay) và được áp dụng phương pháp tính thuế đơn giản để có cơ hội tích tụ vốn, phát triển sản xuất, kinh doanh.

Tỉ lệ nội địa hóa ngành điện tử hiện còn khiêm tốn
Thị trường

Hiện thực hóa tiềm năng ngành công nghiệp điện tử

Ngành công nghiệp điện tử có nhiều thuận lợi để phát triển khi nước ta nằm trong khu vực có nền công nghiệp phát triển nhanh và năng động. Thêm vào đó là thị trường nội địa gần 100 triệu dân và khả năng tiếp cận trực tiếp với thị trường 600 triệu dân của ASEAN, thị trường xuất khẩu quốc tế rộng lớn nhờ tham gia các hiệp định thương mại tự do.

Thách thức xuất khẩu rau quả sang Canada
Thị trường

Thách thức xuất khẩu rau quả sang Canada

Mặc dù được đánh giá là thị trường tiềm năng của rau quả Việt Nam, song Canada vẫn là thị trường rất thách thức, nhất là khi đề xuất giới hạn dư lượng tối đa của Abamectin - một loại thuốc trừ sâu được đăng ký sử dụng trên hoa và nhiều loại trái cây và rau quả, được nước này thông qua.

Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển loại hình du lịch MICE
Thị trường

Quy hoạch đi trước để phát triển du lịch MICE

Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch MICE (du lịch kết hợp với hội thảo, hội nghị). Các địa phương cần quy hoạch những khu vực có thể phát triển loại hình du lịch này và có chính sách kêu gọi đầu tư, phát triển chuỗi dịch vụ lưu trú, giải trí..., tránh cạnh tranh không lành mạnh, gây lãng phí.