Kinh tế toàn cầu năm 2023: Điểm sáng trên mảng màu u ám

Năm 2022 được đánh giá là năm khá ảm đạm với nền kinh tế toàn cầu. Hầu hết các chuyên gia kinh tế dự đoán, thế giới vẫn sẽ phải đối mặt với những rủi ro về suy thoái kinh tế, tuy nhiên bức tranh kinh tế sẽ không quá bi quan như nhiều người vẫn nghĩ.

Những nhân tố bất ổn

Theo dự báo của Bloomberg Economics, lịch sử đã cho thấy các đợt tăng mạnh lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ đẩy nền kinh tế lớn nhất thế giới vào suy thoái, cùng với đó, giá khí đốt tại châu Âu tiếp tục tăng. Tất cả điều đó có thể xảy ra cùng lúc, và khi ấy, sản lượng kinh tế toàn cầu sẽ bốc hơi khoảng 5.000 tỷ USD. Viễn cảnh ảm đạm đó đã xuất hiện dần trong năm nay. Giai đoạn lãi suất thấp, nhu cầu tăng cao từ Trung Quốc, địa chính trị ít biến động là những yếu tố then chốt mang lại nhiều thập kỷ tăng trưởng và giá cả ổn định cho thế giới. Tất cả những biến số này đã biến mất năm nay, khiến lạm phát ở mức cao nhất trong nhiều thập kỷ và thị trường tài chính tổn thất đến hàng nghìn tỷ.

Nguồn: conference-board.org
Nguồn: conference-board.org

Lãi suất cơ bản của Fed dự kiến đạt 5% vào đầu năm 2023, tăng từ mức gần 0 vào đầu năm nay. Việc Fed thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ nhất trong nhiều thập kỷ đã và đang làm tổn hại kinh tế Mỹ và thế giới. Với chi phí đi vay cao hơn, các ngành như bất động sản, ô tô đang bị ảnh hưởng, dự báo Mỹ suy thoái vào nửa cuối năm 2023, và hơn 2 triệu người Mỹ có thể sẽ mất việc. Tình hình có thể khả quan nếu lạm phát biến mất nhanh chóng, ngược lại nó sẽ xấu đi khi đại dịch khiến thị trường lao động rơi vào tình trạng khủng hoảng, đẩy "tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên" lên cao hơn mức đã có trong những năm gần đây. Nếu tình trạng này xảy ra ở Mỹ, Fed có thể phải tăng lãi suất cao tới 6%, và đẩy nền kinh tế nước này vào cuộc suy thoái dài và sâu hơn. Khó khăn sẽ nhân rộng trên toàn thế giới, vì hầu hết quốc gia đều có chung vấn đề lạm phát và các ngân hàng trung ương cũng đang theo con đường tương tự Fed để khắc phục.

Bên cạnh đó, vấn đề rủi ro công nợ cũng đáng lo ngại. Khi tốc độ tăng trưởng cao hơn lãi suất, chi phí đi vay ít hơn. Do đó, Chính phủ các nước đã tích cực vay nợ. Tổng nợ của nhóm G7 tăng từ 81% GDP năm 2007 lên 128% GDP năm 2022. Tuy nhiên, hiện tăng trưởng đang chậm lại trong khi lãi suất lại đi lên, điều này đồng nghĩa với việc một số nền kinh tế lớn có thể rơi vào quỹ đạo nợ không bền vững, trừ khi họ thực hiện những điều chỉnh tài khóa khó khăn. Các nhà đầu tư đang theo dõi Italy, nơi mức chi trả nợ (số tiền cần trả gồm gốc và lãi) dự kiến tăng lên 7% GDP vào năm 2030, từ 3% vào năm 2019. Italy có thể sẽ không vỡ nợ, nhưng để tránh được hệ quả đó có thể cần một giải pháp khắc phục ở cấp độ châu Âu, và đây chắc chắn không phải một hành trình đơn giản.

Vấn đề khủng hoảng năng lượng ở châu Âu cũng là một bài toán khó trong năm 2023. Bloomberg Economics dự báo, chi phí năng lượng cao và việc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tăng lãi suất sẽ đẩy khối này vào suy thoái, với GDP giảm 0,1% vào năm tới. Nếu như thời tiết tốt cùng với các chính sách đưa khí đốt khan hiếm đến đúng nơi thì châu Âu có thể tránh được suy thoái. Nếu không có cả hai, kinh tế châu Âu sẽ co lại tương đương với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Và những điểm sáng 

Bên cạnh những lo ngại về một kịch bản kinh tế ảm đạm vào năm tới, các chuyên gia kinh tế vẫn chỉ ra được những triển vọng. Nhà kinh tế trưởng toàn cầu của Morgan Stanley Seth B. Carpenter cho biết: “12 tháng qua đã chứng kiến mức tăng nhanh nhất kể từ năm 1981 và mức tăng nhanh nhất của lãi suất của ECB kể từ khi thành lập Khu vực đồng tiền chung. Nhưng khi chuỗi cung ứng của hàng tiêu dùng phục hồi và thị trường lao động bớt xung đột hơn, chúng ta có thể thấy lạm phát giảm mạnh hơn và rộng hơn, điều này có nghĩa là một con đường dễ dàng hơn cho chính sách và tăng trưởng cao hơn trên toàn cầu”. Điều này sẽ thúc đẩy các ngân hàng Trung ương lớn để tạm dừng và đánh giá lại chuỗi tăng lãi suất lịch sử gần đây của họ.

Theo The Wall Street Journal, tăng trưởng kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ đạt khoảng 2% trong năm 2023, giảm đáng kể so với năm trước và thấp hơn nhiều với mức bình quân 3,3% giai đoạn trước đại dịch. Tuy nhiên, với mức tăng trưởng này, sản lượng kinh tế trên đầu người sẽ vẫn tăng nhẹ. Theo S&P Global, chỉ số sản lượng tổng hợp của Mỹ, bao gồm hoạt động sản xuất và dịch vụ, đã giảm xuống 46,3 điểm trong tháng 11 so với 48,2 điểm của tháng 10 - mức giảm nhanh nhất kể từ năm 2009. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Mỹ cho biết áp lực lạm phát đã được giải tỏa phần nào trong tháng 11 khi giá vật liệu thô và chi phí vận chuyển giảm xuống.

Thị trường lao động được thắt chặt và bảng cân đối tài chính hộ gia đình vẫn ở mức tốt đang hỗ trợ chi tiêu tiêu dùng. Triển vọng tăng trưởng của Mỹ phụ thuộc một phần vào việc nền kinh tế nước này vượt qua các đợt tăng lãi suất để hạ nhiệt lạm phát của Fed như thế nào. Trong khi đó, ở châu Âu, những gián đoạn kinh tế do Nga siết cung năng lượng đã giảm bớt và không nghiêm trọng nhiều nhà phân tích lo ngại trước đó. Nhiều hộ gia đình và doanh nghiệp tại châu Âu đang dần thích nghi với tình hình, với các biện pháp như giảm tiêu thụ năng lượng. Các chính phủ châu Âu cũng đã tung ra các gói hỗ trợ tài chính cho các hộ gia đình lớn hơn dự báo để giúp họ ứng phó với chi phí năng lượng, thực phẩm tăng cao.

Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) có thể sẽ trải qua các đợt suy thoái tương đối ngắn, không quá nghiêm trọng và có thể tăng trưởng trở lại sớm nhất vào quý IV.2023. Hy vọng cho năm 2023, Fed có thể "hạ cánh mềm", và thời tiết ấm áp có thể giúp châu Âu thoát khỏi suy thoái.

Châu Á - nền kinh tế đầy triển vọng

Trái ngược với dự báo cho các nền kinh tế phương Tây, châu Á có thể mang lại những mầm xanh cho tăng trưởng, đặc biệt là ở Ấn Độ và các nền kinh tế thị trường mới nổi có thể hưởng lợi hơn nữa khi Fed đạt được mức lãi suất cao nhất và đồng đô la giảm giá. Triển vọng của châu Á trong năm tới tương đối lạc quan, với ba trong số các nền kinh tế lớn nhất thế giới dẫn đầu gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ.

Tại Trung Quốc, phục hồi tiêu dùng cá nhân có thể dẫn đến sự phục hồi khiêm tốn của nền kinh tế trong năm tới. Các nhà kinh tế cho biết, họ dự báo mức tăng trưởng 5% vào năm 2023, trong đó phần lớn sẽ đến vào nửa cuối năm, khi nền kinh tế dự kiến sẽ mở cửa trở lại hoàn toàn sau khi quốc gia này dần nới lỏng chính sách Zero-Covid. Điều này thể hiện sự cải thiện đáng kể so với dự báo tăng trưởng 3,2% của chúng tôi đối với Trung Quốc vào năm 2022, đây cũng mức giảm mạnh so với mức tăng trưởng trung bình trong thập kỷ qua.

Tại Nhật Bản, nền kinh tế phát triển tốt và dân số già đã giữ cho tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định ngay cả trong môi trường vĩ mô toàn cầu tốt nhất. Cuối cùng, dự báo tăng trưởng GDP 1,2% của Morgan Stanley cho năm 2023 là tích cực, mặc dù không được đồng thuận. Nhà kinh tế trưởng Nhật Bản Takeshi Yamaguchi cho biết, các hộ gia đình có lượng tiền mặt và tiền gửi dư thừa đáng kể sẽ hỗ trợ tăng trưởng trong năm tới.

Trong khi đó, ở Ấn Độ được đánh giá là điểm sáng trong bối cảnh nền kinh tế ảm đạm, GDP dự kiến đang trên đà tăng trưởng 6,2% vào năm 2023 và 6,4% vào năm 2024, trong khi ba xu hướng lớn, được củng cố bởi cơ sở hạ tầng kỹ thuật số tiên tiến của đất nước, đưa Ấn Độ vào con đường vượt qua Nhật Bản, Đức và trở thành quốc gia hàng đầu thế giới. Nhà kinh tế trưởng Ấn Độ Upasana Chachra cho biết: “Ấn Độ có các điều kiện sẵn sàng cho sự bùng nổ kinh tế, được thúc đẩy bởi hoạt động thuê ngoài, đầu tư vào sản xuất và chuyển đổi năng lượng”.

Sức mạnh tăng trưởng không chỉ giới hạn ở các nền kinh tế lớn nhất châu Á. Nhiều quốc gia trong khu vực đã sẵn sàng cho sự tăng trưởng trong năm tới và điều đó có thể chứng tỏ sự tích cực đối với phần còn lại của nền kinh tế thế giới. Quá trình bình thường hóa nhanh chóng ở châu Á có thể thúc đẩy nhiều làn sóng: thúc đẩy nhu cầu xuất khẩu ở châu Âu; cải thiện chuỗi cung ứng và đến lượt nó, đưa ra một liều thuốc giải độc cho lạm phát; và cho phép các thị trường mới nổi thoát ra khỏi chu kỳ bị chi phối bởi sức mạnh của đồng đô la Mỹ.

Việt Nam và các nước

Báo chí Campuchia: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn là cầu nối hợp tác và phát triển giữa hai quốc gia
Việt Nam và các nước

Báo chí Campuchia: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn là cầu nối hợp tác và phát triển giữa hai quốc gia

Chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đến Vương quốc Campuchia từ ngày 21 đến 24.11.2024 đã được báo chí Campuchia ghi nhận như một sự kiện quan trọng, đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Campuchia. Đặc biệt, trang cpp.org.kh, trang web chính thức của đảng Nhân dân Campuchia cầm quyền và tờ Khmer Times đã có nhiều bài viết đậm nét về chuyến thăm này.

Ninh Bình kết nối hợp tác với các thành phố lịch sử, đô thị di sản của Armenia
Việt Nam và các nước

Ninh Bình kết nối hợp tác với các thành phố lịch sử, đô thị di sản của Armenia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 17 - 23.11 theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, ngày 18.11, Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước Cộng hòa Armenia do Chủ tịch Quốc hội Alen Simonyan làm Trưởng đoàn đã tới thăm và làm việc tại Ninh Bình.

Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững
Việt Nam và các nước

Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững

Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sẽ được tổ chức tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại (MAM) ở Rio de Janeiro, Brazil từ ngày 18 - 19.11. Các nhà lãnh đạo G20 sẽ thảo luận để xây dựng sự đồng thuận về các vấn đề toàn cầu như chống đói nghèo, cải cách quản trị toàn cầu, đánh thuế giới siêu giàu, thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Nỗi sợ hãi, thay vì hy vọng, đã chiến thắng
Việt Nam và các nước

Nỗi sợ hãi, thay vì hy vọng, đã chiến thắng

Ông Donald Trump, cựu tổng thống bị luận tội hai lần, người đã bị kết án vì hàng chục tội danh và bị buộc tội nhiều tội danh khác, người luôn bị phàn nàn về cách ăn nói và hành xử, đã giành chiến thắng không thể ngoạn mục hơn. Các nhà phân tích cho rằng, vinh quang của ông Donald Trump là minh chứng cho thấy: nỗi sợ hãi, thay vì hy vọng, đã chiến thắng.

Hành trình trở lại Nhà Trắng đầy ngoạn mục
Việt Nam và các nước

Hành trình trở lại Nhà Trắng đầy ngoạn mục

Sau cuộc bầu cử với sắc đỏ áp đảo, ứng cử viên của đảng Cộng hòa Donald Trump chính thức đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ. Tờ New York Times nhận định, ông Trump đã bước vào cuộc đua Nhà Trắng với hành trang khác thường và vượt qua tất cả những trở ngại, hiện diện đầy quyền lực trước những cử tri đang mong muốn xoay chuyển các định hướng và chính sách dưới thời chính quyền Tổng thống Joe Biden và bà Kamala Harris.

Giảm căng thẳng về nhà ở, dịch vụ xã hội
Việt Nam và các nước

Giảm căng thẳng về nhà ở, dịch vụ xã hội

Chính phủ Canada vừa công bố Kế hoạch Mức độ nhập cư giai đoạn 2025 - 2027, nhằm làm chậm tốc độ tăng trưởng dân số tạm thời trong khi vẫn bảo đảm sự ổn định kinh tế và xã hội lâu dài. Sự thay đổi này đánh dấu nỗ lực đáng kể của chính quyền hiện tại trong việc thay đổi chính sách nhập cư, song cũng làm dấy lên nhiều tranh cãi về tác động lâu dài của kế hoạch đến lực lượng lao động và nền kinh tế của Canada.

Châu Á cần thận trọng với chính sách thương mại
Việt Nam và các nước

Châu Á cần thận trọng với chính sách thương mại

Dù ai đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ trong ngày 5.11 tới, thì các nhà chiến lược kinh tế châu Á sẽ phải duy trì sự cởi mở và chủ động về mặt ngoại giao để bảo vệ hệ thống thương mại đa phương, trong bối cảnh Hoa Kỳ đang dần rút khỏi chủ nghĩa khu vực ở châu Á và vắng mặt với vai trò lãnh đạo thương mại toàn cầu.

Mục tiêu tăng trưởng 8% của Indonesia có khả thi?
Quốc tế

Mục tiêu tăng trưởng 8% của Indonesia có khả thi?

Ngay sau khi tuyên thệ nhậm chức, tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto đã nêu rõ tầm nhìn kinh tế, cam kết đạt mức tăng trưởng kinh tế hàng năm 8% trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình. Tuy nhiên, các nhà quan sát nhận định rằng, mục tiêu này sẽ khó có thể đạt được, trong bối cảnh Indonesia đang phải đối mặt với những hạn chế tài chính đáng kể, cơ sở thuế thấp và ngành sản xuất đang gặp khó khăn.

sustainable.japantimes.com
Việt Nam và các nước

Lỗ hổng trong chính sách an ninh lương thực

Nhật Bản đã trải qua tình trạng thiếu gạo nghiêm trọng vào mùa hè vừa qua, bộc lộ những lỗ hổng nghiêm trọng trong hệ thống an ninh lương thực của nước này. Mặc dù mức tiêu thụ gạo đã giảm dần qua các năm, nhưng chỉ một sự biến động nhỏ trong chuỗi cung ứng cũng đã gây ra sự gián đoạn lớn trên thị trường, làm nổi bật nhu cầu cấp bách về việc tái cấu trúc các chính sách nông nghiệp để bảo đảm an ninh lương thực và ổn định thị trường dài hạn.

Cuộc tổng tuyển cử dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 27.10
Quốc tế

Nhật Bản trước thềm cuộc tổng tuyển cử 2024

Chiến dịch tranh cử cho cuộc đua vào Hạ viện Nhật Bản đã chính thức bắt đầu, với danh sách hơn 1.300 ứng cử viên đến từ 11 đảng và tổ chức chính trị tham gia tranh cử. Giới quan sát nhận định, trong bối cảnh đất nước đang phải đối mặt với những thách thức từ nhiều phía, cuộc tổng tuyển cử lần này sẽ xem là cơ hội để Nhật Bản giải quyết những khủng hoảng trong nước, củng cố lại hệ thống chính trị và tạo tiền đề cần thiết thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Hội nghị cung cấp thông tin về tình hình và định hướng hợp tác ASEAN
Việt Nam và các nước

Hội nghị cung cấp thông tin về tình hình và định hướng hợp tác ASEAN

Chiều ngày 17.10, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin về tình hình và định hướng hợp tác ASEAN. Mục tiêu của sự kiện là cung cấp thông tin chính xác, cập nhật và chuyên sâu về hợp tác ASEAN, từ đó nâng cao nhận thức của người dân về vai trò, đóng góp và hội nhập của Việt Nam trong khối, thông qua các kênh truyền thông.

Tân Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum công bố chiến lược an ninh mới.
Quốc tế

Tân Tổng thống Mexico và nỗ lực cải thiện tình hình an ninh đất nước

Đối mặt với tình trạng bạo lực băng đảng gia tăng, bao gồm cả vụ Thị trưởng Alejandro Arco của thành phố Chilpancingo bị sát hại chỉ vài ngày sau khi ông nhậm chức, tân Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum đã công bố chiến lược an ninh mới, tập trung đối phó và giải quyết làn sóng tội phạm ở 6 tiểu bang nguy hiểm nhất của đất nước, đồng thời tăng cường năng lực tình báo quốc gia.

Ngoại trưởng Blinken: Mỹ ủng hộ ASEAN bất kể kết quả bầu cử Tổng thống
Quốc tế

Ngoại trưởng Blinken: Mỹ ủng hộ ASEAN bất kể kết quả bầu cử Tổng thống

Đại diện cho Tổng thống Mỹ tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN - Mỹ lần thứ 12 diễn ra tại Lào vào sáng 11.10, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, khẳng định ASEAN giữ vị trí trung tâm trong tầm nhìn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương; đồng thời tái khẳng định cam kết của Washington đối với khu vực bất kể kết quả bầu cử sắp tới sẽ ra sao.

Lào chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45
Việt Nam và các nước

Thúc đẩy kết nối và tự cường

Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45 và các hội nghị cấp cao liên quan sẽ diễn ra từ ngày 9 - 11.10, tại Thủ đô Vientiane của Lào, với sự tham dự của lãnh đạo các nước ASEAN, Đông Timor và 10 đối tác của ASEAN, cùng nhiều khách mời là đại diện các tổ chức quốc tế và khu vực. Đây là dịp để các lãnh đạo ASEAN và đối tác thảo luận, đưa ra quyết sách cho nhiều vấn đề chiến lược đang đặt ra cho ASEAN và khu vực.

EU dự kiến sẽ áp thuế quan lên tới 45% đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc.
Quốc tế

Nguy cơ xảy ra "cuộc chiến" thương mại

Hôm nay, 4.10, Liên minh châu Âu (EU) tiến hành bỏ phiếu về việc áp thuế lên tới 45% đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc; các chuyên gia cho rằng, vẫn còn không gian để EU và Trung Quốc tiếp tục đối thoại, giải quyết những khác biệt bất kể kết quả ra sao, song nguy cơ xảy ra "cuộc chiến" thương mại ngày càng trở nên rõ nét.

Chính sách tiếng Anh của Singapore: Thay đổi vận mệnh một dân tộc
Giáo dục

Chính sách tiếng Anh của Singapore: Thay đổi vận mệnh một dân tộc

Có một người nữ nhà báo Singapore đã viết trên tạp chí Forbes để bày tỏ lòng biết ơn đối với cố Thủ tướng Lý Quang Diệu: “Gia tài mà Lý Quang Diệu để lại cho Singapore chính là tiếng Anh”. Đất nước này có thể vươn mình từ một làng chài nhỏ bé thành cường quốc thế giới chính nhờ vào chính sách dạy học, làm việc song ngữ mà cố Thủ tướng đã lựa chọn.

Malaysia đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học như thế nào?
Giáo dục

Malaysia đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học như thế nào?

Khi Malaysia tiến tới mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao, việc nâng cao khả năng tiếng Anh là trọng tâm quan trọng trong hệ thống giáo dục của đất nước. Quốc gia Đông Nam Á này đã triển khai một loạt chính sách cụ thể nhằm cải thiện chất lượng giảng dạy tiếng Anh trong các trường học, không chỉ nhằm nâng cao kỹ năng ngôn ngữ, mà còn giúp học sinh giành ưu thế trong môi trường quốc tế.

Báo chí hàng đầu của Nga đưa tin đậm nét chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội
Theo dòng sự kiện

Báo chí hàng đầu của Nga đưa tin đậm nét chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội

Các kênh truyền hình, cổng thông tin chính thức của Duma Quốc gia, Hội đồng Liên bang và các hãng thông tấn, báo chí lớn của Nga (Tass, Ria - Novosti, Gazeta, Pnp, Ramble, Rutube, Vz, riamediabank, Rossaprimavera, Ridus, EADaily.com/ru, Rg.ru, 1Tv.ru ) tích cực đăng bài, hình ảnh đưa tin trước, trong và sau chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.