Tin vui xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Dù đối mặt không ít khó khăn, song với đà xuất khẩu tăng trưởng liên tục từ đầu năm đến nay, trong đó nhiều mặt hàng chủ lực tăng 2 con số, hy vọng kim ngạch năm 2024 đạt kỷ lục mới. Trong thành công đó có “công” của nhóm nông lâm thủy sản. 

Tin vui xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc -0
Xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc năm 2024 có thể chạm mốc 3,5 tỷ USD. Nguồn: ITN.

Tính chung 7 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm 2023. Kim ngạch cả năm dự kiến đạt, thậm chí vượt mục tiêu 55 tỷ USD; trong đó mặt hàng rau quả có thể góp tới 7 tỷ USD - cũng là mức cao chưa từng có.

Kết quả đó nhờ, một là tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, đặc biệt không còn xem thị trường Trung Quốc 1,4 tỷ dân là thị trường dễ tính. Hai là, từ vườn cây, ao nuôi đến chế biến, kiểm dịch… đều lột xác, lượng dồi dào, chất bảo đảm, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về xuất khẩu, liên tục cải tiến công nghệ chế biến. Do vậy đã duy trì và phát huy lợi thế cạnh tranh trên các thị trường, nhất là Trung Quốc đầy tiềm năng nhưng cũng không kém phần khốc liệt. 

Đầu bảng phải kể đến sầu riêng, khởi sự chỉ bán quả tươi, nay đã có sầu riêng đông lạnh và dĩ nhiên Trung Quốc là điểm đến quan trọng nhất cho loại quả này. Năm 2023, ta xuất khẩu 500.000 tấn sầu riêng, đạt kim ngạch 2,3 tỷ USD, trong đó bán sang Trung Quốc chiếm tới 90% và dự kiến năm 2024 có thể đạt 3 tỷ USD, đĩnh đạc góp mặt trong danh sách mặt hàng xuất khẩu đạt tỷ USD trở lên.

Trung Quốc là khách nhập khẩu gạo lớn thứ 3 của Việt Nam, chiếm khoảng 11% tổng lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước. Tỷ trọng gạo Việt Nam trong tổng nhập khẩu gạo của Trung Quốc chiếm 36 - 37%, là con số khá cao so với các nước cùng bán gạo vào đại lục này.

Tại Trung Quốc, Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên hiện có 15 nhà nhập khẩu, 300 nhà phân phối thứ cấp, 30.000 điểm bán offline và hàng vạn cửa hàng trên kênh online.

Cùng đó, Việt Nam còn nhiều nông sản xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc như tổ yến, khoai lang, thanh long, nhãn, chôm chôm, xoài, mít, dưa hấu, chuối, măng cụt, thạch đen, vải và chanh dây. Nhờ vậy, Việt Nam đứng thứ hai về xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc, bám sát Thái Lan.

Tiếp đà thăng tiến, ngày 19.8, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến Trung Quốc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký 3 nghị định thư, mở đường cho việc xuất khẩu sầu riêng đông lạnh, dừa tươi và cá sấu sang thị trường khổng lồ này.

Sầu riêng đông lạnh là sản phẩm mới, có giá trị gia tăng cao hơn so với sầu riêng tươi. Việc ký Nghị định thư về kiểm tra, kiểm định thực vật và an toàn thực phẩm đối với sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc sẽ giúp đa dạng hóa chế biến, giảm áp lực về thời vụ thu hoạch, đồng thời tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn cho sầu riêng. 

Việt Nam là một trong những nước trồng và xuất khẩu dừa lớn trên thế giới, với khoảng 175.000ha, tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long. Việc ký Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với dừa tươi sang Trung Quốc sẽ tạo cú hích khiến xuất khẩu dừa tươi có thể tăng thêm 200-300 triệu USD trong năm 2024 và sẽ tăng mạnh trong các năm tiếp theo.

Cá sấu là mặt hàng trong Nghị định thứ ba, thể hiện sự đa dạng hóa các mặt hàng nông nghiệp của Việt Nam. Ngành nuôi cá sấu ở Việt Nam đã phát triển trong hơn 30 năm qua. Các sản phẩm từ cá sấu như thịt, da và các bộ phận khác có giá trị kinh tế cao. Đây không chỉ là cơ hội kinh tế mà còn là động lực để ngành nuôi cá sấu Việt Nam phát triển theo hướng bền vững, bảo đảm các tiêu chuẩn về môi trường và cho động vật.

Các mặt hàng từ nông nghiệp không chỉ đóng góp cho xuất khẩu lập kỷ lục mới mà còn có ý nghĩa đối với an sinh xã hội, bởi nó gắn với hàng chục triệu nông dân trên các vùng quê, nền tảng bền vững để phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh, trụ đỡ của nền kinh tế - xã hội nước nhà. Vì vậy, tin về xuất khẩu nông sản nói chung và về 3 Nghị định thư nói trên là tin vui kép.

Thị trường

Ngành dệt may - da giày với mục tiêu tự chủ nguyên liệu
Kinh tế

Ngành dệt may - da giày với mục tiêu tự chủ nguyên liệu

Đứng trước mục tiêu phát triển ngành dệt may - da giày, cần phải thúc đẩy hoạt động của thị trường cung ứng nguyên phụ liệu theo hướng quy mô, chuẩn hóa và minh bạch. Từ đó, giúp các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, nâng cao tính cạnh tranh, hiệu quả, có cơ hội vươn lên tham gia mạnh mẽ hơn vào chuỗi cung ứng của ngành.

Tỉ lệ nội địa hóa ngành điện tử hiện còn khiêm tốn
Thị trường

Hiện thực hóa tiềm năng ngành công nghiệp điện tử

Ngành công nghiệp điện tử có nhiều thuận lợi để phát triển khi nước ta nằm trong khu vực có nền công nghiệp phát triển nhanh và năng động. Thêm vào đó là thị trường nội địa gần 100 triệu dân và khả năng tiếp cận trực tiếp với thị trường 600 triệu dân của ASEAN, thị trường xuất khẩu quốc tế rộng lớn nhờ tham gia các hiệp định thương mại tự do.

Thách thức xuất khẩu rau quả sang Canada
Thị trường

Thách thức xuất khẩu rau quả sang Canada

Mặc dù được đánh giá là thị trường tiềm năng của rau quả Việt Nam, song Canada vẫn là thị trường rất thách thức, nhất là khi đề xuất giới hạn dư lượng tối đa của Abamectin - một loại thuốc trừ sâu được đăng ký sử dụng trên hoa và nhiều loại trái cây và rau quả, được nước này thông qua.

Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển loại hình du lịch MICE
Thị trường

Quy hoạch đi trước để phát triển du lịch MICE

Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch MICE (du lịch kết hợp với hội thảo, hội nghị). Các địa phương cần quy hoạch những khu vực có thể phát triển loại hình du lịch này và có chính sách kêu gọi đầu tư, phát triển chuỗi dịch vụ lưu trú, giải trí..., tránh cạnh tranh không lành mạnh, gây lãng phí.

VPBank giảm lãi suất vay hiện hữu cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
Thị trường

VPBank giảm lãi suất vay hiện hữu cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão Yagi

Để hỗ trợ người dân đang chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão Yagi tại nhiều tỉnh thành phố, VPBank sẽ giảm 1% lãi suất hiện hữu với các khoản vay trung, dài hạn và 0,5% lãi suất với khoản vay ngắn hạn cho các khách hàng cá nhân có tài sản bảo đảm tại ngân hàng, từ 13.9 tới 31.12.2024.

Cơ hội vàng cùng Bia Nghe Tinh: “Bật nắp liền tay nhận ngay chỉ vàng”
Kinh tế

Cơ hội vàng cùng Bia Nghe Tinh: “Bật nắp liền tay nhận ngay chỉ vàng”

Công ty Cổ phần Tập đoàn Bia Rượu và Nước Giải Khát Sao Vàng (SAVABECO) đã và đang khẳng định vị thế của mình trên thị trường bia Việt với sản phẩm đặc trưng mang tên Bia Nghe Tinh. Đây không chỉ là một loại đồ uống mà còn là hiện thân của văn hóa ẩm thực miền Trung, được tạo nên từ tình yêu và niềm tự hào dân tộc.

Cách Yến sào Khánh Hòa chinh phục thị trường tỷ dân
Thị trường

Cách Yến sào Khánh Hòa chinh phục thị trường tỷ dân

Là thị trường có những tiêu chuẩn khắt khe với mặt hàng yến sào - món "vàng trắng" cho sức khoẻ, khách hàng Trung Quốc vẫn đánh giá cao Yến sào Khánh Hoà. Doanh nghiệp này cũng đã xuất khẩu sản phẩm đến hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ với mục tiêu phát triển bền vững. 

Chuyển tiền quốc tế trên PVConnect, nhận nhiều ưu đãi từ PVcomBank
Thị trường

Chuyển tiền quốc tế trên PVConnect, nhận nhiều ưu đãi từ PVcomBank

Hướng đến mục tiêu đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ mọi lúc, mọi nơi, đồng thời gia tăng giá trị trải nghiệm cho khách hàng, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) tiếp tục triển khai nhiều ưu đãi hấp dẫn đối với dịch vụ chuyển tiền quốc tế online trên ứng dụng PVConnect đến hết 31.12.2024.

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nỗ lực chuyển đổi xanh, đáp ứng tiêu chí phát triển bền vững
Thị trường

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nỗ lực chuyển đổi xanh, đáp ứng tiêu chí phát triển bền vững

Nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xanh và các yêu cầu khắt khe của các Tập đoàn đa quốc gia khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đang từng bước dịch chuyển xanh trong sản xuất, nhà máy xanh, năng lượng xanh, nguyên liệu thân thiện môi trường.