Nhiều rào cản kìm hãm tiến độ giải ngân đầu tư công

Dù nguồn tài lực của ta đang khá dồi dào, nhưng nhiều rào cản, vướng mắc cố hữu vẫn đang tiếp tục kìm hãm tiến độ giải ngân đầu tư công theo kế hoạch. Đây là chia sẻ của đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị - Hà Sỹ Đồng với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân.

Sự phục hồi tích cực của nền kinh tế Việt Nam

-Ông nhận định như thế nào về con số tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022? Những con số này nói lên điều gì về sức chống chịu cũng như sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam, thưa ông?

- Năm 2022, khả năng cao chúng ta sẽ đạt được con số tăng trưởng kinh tế trên 8%, khi mà mức tăng trưởng quý 3 đạt 13,67% và 9 tháng đầu năm đã đạt 8,83% so cùng kỳ năm trước. Bây giờ đã trung tuần tháng 11 rồi và với diễn tiến kinh tế này, chỉ cần quý 4 đạt mức 6% thì cả năm sẽ đạt mức 8,1%.

Rõ ràng đây là một con số khá ấn tượng khi so sánh với thành tích các nước trên thế giới và trong khu vực, thể hiện sức chống chịu dẻo dai của doanh nghiệp, của người dân, và của Chính phủ Việt Nam cũng như sự phục hồi tích cực của cả nền kinh tế Việt Nam nói chung. Nhiều tổ chức quốc tế và trong nước cơ bản đều có nhận định lạc quan như vậy.

Các chính sách, giải pháp, biện pháp phải phù hợp, khôn khéo, hiệu quả nhằm đạt tới mục tiêu tăng trưởng dự kiến -0
Đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng phát biểu tại hội trường

Đóng góp vào thành tích này phải kể đến sự thành công của chính sách chống dịch Covid-19 của Việt Nam nói chung, tác động tích cực của các gói hỗ trợ hồi phục kinh tế, chủ lực là chính sách tài khóa mở rộng, nói riêng.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy kinh tế Việt Nam có một độ trễ, độ lệch nhịp đáng kể so với kinh tế thế giới. Cụ thể, khi thế giới đã bước qua giai đoạn phục hồi mạnh, đang chững lại hoặc suy giảm, thì quý 3 vừa rồi chúng ta mới đạt đỉnh hồi phục (một phần nhờ yếu tố nền quý 3 năm trước của ta rất thấp, âm 6,17%) ...

- Chính vì vậy Chính phủ cũng đã dự kiến chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế 2023 thấp đi so mức ước tính của năm nay và nếu đạt được kế hoạch đó cũng rất tích cực rồi. Theo ông, đâu là động lực tăng trưởng cho kinh tế Việt Nam trong năm 2023?

Tôi muốn nhấn mạnh lại rằng, rủi ro địa chính trị quốc tế và khu vực đang ở mức rất cao và khó lường định. Kinh tế thế giới đang đối mặt với nguy cơ suy thoái, còn Việt Nam, với độ lệch nhịp như đã đề cập, tốc độ tăng trưởng kinh tế 2023 sẽ chậm trở lại, trong khi áp lực lạm phát sẽ được bộc lộ đầy đủ hơn, đồng thời các vấn đề trục trặc về an toàn vĩ mô sẽ nảy sinh. 

Lý do tăng trưởng chậm lại là: (i) nền kinh tế đã và đang quay trở lại mức bình thường của thời “tiền dịch Covid”; (ii) cầu kinh tế thế giới suy giảm với các điều kiện tiền tệ đang bị thắt chặt; (iii) các động lực tăng trưởng chính của ta có khá ít sự cải thiện mang tính đột phá.

Như chúng ta đều biết, các động lực tăng trưởng chính yếu của kinh tế Việt Nam hiện nay vẫn gồm: đầu tư nước ngoài, xuất khẩu và đầu tư công. 

Với hai động lực đầu, xu hướng khó khăn khách quan là có thể thấy được, khi mà lãi suất quốc tế tăng nhanh khiến dòng vốn quốc tế đang bị rút ra khỏi các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển quay về Mỹ, đồng thời cầu kinh tế thế giới suy giảm, đặc biệt ở các thị trường xuất khẩu chủ lực của ta. 

Với động lực thứ 3, dù nguồn tài lực của ta đang khá dồi dào, nhưng nhiều rào cản, vướng mắc cố hữu vẫn đang tiếp tục kìm hãm tiến độ giải ngân đầu tư công theo kế hoạch. 

Thúc đẩy giải ngân đầu tư công là giải pháp cần quan tâm số 1

- Với triển vọng tăng trưởng trong năm 2023 của Việt Nam như trên, ông đánh giá về các rủi ro mà nền kinh tế sẽ phải đối mặt? Cần lưu ý những gì để sự phục hồi diễn ra thuận lợi, đạt được mục tiêu tăng trưởng đã định?

- Những rủi ro cho triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2023 chủ yếu đến từ yếu tố quốc tế đầy bất định, khó lường đoán. Triển vọng kinh tế thế giới đang xấu đi khi kinh tế đứng trước nguy cơ suy giảm, thậm chí suy thoái, trong khi lạm phát cao đã bùng nổ trên toàn cầu. Phản ứng chính sách quyết liệt của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ - Fed, theo đó là của nhiều ngân hàng trung ương khác trên thế giới nhằm chống lạm phát, đã khiến thị trường tài chính quốc tế nhiều phen chao đảo, kéo theo sự rung lắc của thị trường tài chính – tiền tệ trong nước với áp lực tỉ giá lẫn áp lực lãi suất và thanh khoản hệ thống. 

Bên cạnh yếu tố khách quan này, những yếu kém, bất cập trong nước tích tụ qua thời gian dài, nay gặp điều kiện bên ngoài bất lợi, đã và đang hiện ra. Cụ thể như nguy cơ rủi ro chéo đang gia tăng trên thị trường tài chính – tiền tệ Việt Nam với mắt xích xung yếu nằm ở “trái phiếu doanh nghiệp bất động sản”.

Như vậy, việc phân tích bối cảnh kỹ lưỡng và đánh giá nội lực cẩn trọng để từ đó đề ra được các chính sách, giải pháp, biện pháp phù hợp, khôn khéo, hiệu quả nhằm đạt tới mục tiêu tăng trưởng dự kiến, là hết sức quan trọng.

Dù không mới nhưng vẫn cần nhấn mạnh rằng, thúc đẩy giải ngân đầu tư công nên là giải pháp cần quan tâm số 1. 

Lý do là lượng tồn đọng ngân quỹ quốc gia đang ngày càng phình lên chủ yếu bởi tốc độ giải ngân vốn đầu tư công chậm trong khi Ngân sách nhà nước kết dư lớn. Điều này có nghĩa dòng vốn lưu chuyển trong toàn nền kinh tế đang bị chậm lại, tác động lan tỏa dự tính mất đi và chi phí cơ hội tăng lên.

Đồng thời cần chú trọng các giải pháp nhằm củng cố, tăng cường an toàn vĩ mô, trong đó có lưu tâm đầy đủ, đúng mức tới nguy cơ rủi ro chéo đang hiện hữu trên thị trường tài chính – tiền tệ Việt Nam, xuất phát từ suy giảm của khu vực bất động sản, chứng khoán. 

- Đúng như ông vừa đề cập, năm 2022, bất động sản, chứng khoán có dấu hiệu chững lại, tình hình giao dịch có dấu hiệu sụt giảm, điều này tác động đến sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế, trực tiếp làm giảm nguồn thu ngân sách nhà nước. Theo ông, cần phải có giải pháp điều chỉnh, hỗ trợ kịp thời và hiệu quả từ phía Nhà nước ra sao?

- Như vừa đề cập, một trong những rủi ro đối với triển vọng kinh tế Việt Nam đến từ chính trong nước. Đó là sự chững lại và sụt giảm của các thị trường bất động sản, chứng khoán.

Giải pháp điều chỉnh, hỗ trợ kịp thời và hiệu quả từ phía Nhà nước tất nhiên đó phải là tìm cách khôi phục thanh khoản, khơi thông dòng tiền trong các thị trường này. Việc siết đồng thời cả 3 kênh dẫn vốn chính cho thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán là tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp, tiền ứng trước của nhà đầu tư, người mua, sẽ dẫn đến hệ lụy đình trệ, suy giảm của các thị trường quan trọng đó, khi mà năng lực tài chính của các chủ dự án, các nhà đầu tư luôn không bao giờ đủ.

Bởi vậy, mấu chốt của vấn đề nằm ở cách xử lý khôn ngoan mối quan hệ tay 3 giữa chủ dự án – nhà đầu tư/người mua – ngân hàng hoặc các định chế tài chính trung gian. Liệu Chính phủ có dám dùng vốn mồi đang tồn dư lớn đưa qua các định chế tài chính hoặc hỗ trợ họ gián tiếp để kích cầu có khả năng thanh toán phía người mua, từ đó dòng tiền tới được các chủ dự án tốt, liền đó ngân hàng hoặc các định chế tài chính trung gian tiến hành thu hồi nợ vay?

Chủ trương không hình sự hóa các giao dịch dân sự kinh tế của Chính phủ cũng cần được thấm nhuần trong thực thi và truyền thông thật tốt tới công chúng.

Hơn bao giờ hết, “bàn tay Nhà nước” cần phát huy mạnh mẽ lúc này để nhằm cải thiện cho được 2 vấn đề trọng yếu của nền kinh tế là tính bất định cao và niềm tin thị trường đang suy giảm.

- Xin trân trọng cảm ơn ông!

Thị trường

PVcomBank hợp tác với Điện lực Quảng Ngãi triển khai dịch vụ thu hộ tiền điện
Thị trường

PVcomBank hợp tác với Điện lực Quảng Ngãi triển khai dịch vụ thu hộ tiền điện

Trên cơ sở hợp đồng nguyên tắc về việc thực hiện dịch vụ thu hộ tiền điện đã ký với Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC), Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) vừa tiếp tục triển khai dịch vụ thu hộ tiền điện cho đơn vị thành viên là Công ty Điện lực Quảng Ngãi (PC Quảng Ngãi). Sự kiện ký kết hợp đồng giữa hai đơn vị đã diễn ra thành công tốt đẹp mới đây tại trụ sở Chi nhánh PVcomBank Quảng Ngãi.

Doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ ngành ô tô: Cần chú trọng đầu tư, nâng cao khả năng cạnh tranh
Thị trường

Doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ ngành ô tô: Cần chú trọng đầu tư, nâng cao khả năng cạnh tranh

Theo Bộ Công Thương, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam định hướng đẩy mạnh công nghiệp hỗ trợ. Cụ thể, đến 2030, ngành công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất ô tô sẽ đáp ứng khoảng 55-60% nhu cầu về linh kiện, phụ tùng cho sản xuất lắp ráp trong nước, tăng lên 80-85% vào 2045.

Thúc đẩy thị trường nội địa – cơ hội nâng cao giá trị hàng Việt
Thị trường

Thúc đẩy thị trường nội địa – cơ hội nâng cao giá trị hàng Việt

Thúc đẩy thị trường trong nước luôn là giải pháp hàng đầu hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế. Để tạo động lực cho thị trường nội địa các doanh nghiệp bán lẻ cần đổi mới phương thức kinh doanh, tạo ra sự khác biệt trong quá trình phục vụ, nhưng vẫn phù hợp với yêu cầu người tiêu dùng.

Mở rộng mạng lưới phân phối sơ mi rơ moóc
Thị trường

Mở rộng mạng lưới phân phối sơ mi rơ moóc

Với năng lực sản xuất lớn cùng hệ thống dây chuyền công nghệ hiện đại hàng đầu Đông Nam Á, Công ty Sơ mi rơ moóc và Cấu kiện nặng (Thaco Trailers) đã tạo ấn tượng mạnh mẽ với các doanh nghiệp, đối tác và khách tham quan ngay lần đầu tiên tham gia Triển lãm IANA Intermodal Expo 2024 tại Hoa Kỳ.

Trong số các sản phẩm nhuyễn thể có vỏ, nghêu đang là sản phẩm xuất khẩu chủ lực. Nguồn: ITN
Thị trường

Xuất khẩu nghêu mang về hơn 65 triệu USD

8 tháng đầu năm nay, xuất khẩu nghêu mang về hơn 65 triệu USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2023. Trong số các sản phẩm nhuyễn thể có vỏ, nghêu là nhóm xuất khẩu chủ lực, chiếm hơn 52% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Việc tăng giá điện cần công khai, minh bạch.
Kinh tế

Hài hòa lợi ích các bên

Theo các chuyên gia, Nhà nước điều tiết giá điện bằng các công cụ của thị trường; đó là các loại thuế, loại phí, quỹ điều tiết gián tiếp vào yếu tố hình thành giá điện để có một mức giá điện bảo đảm hài hòa được lợi ích của các bên tham gia thị trường điện, Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào giá thành.

Xóa bỏ mọi rào cản để bảo đảm giá điện minh bạch theo cơ chế thị trường.
Kinh tế

Giải bài toán bất cập về giá thành điện

Tại Tọa đàm "Giá thành điện - Thực trạng và giải pháp" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ vừa tổ chức, các nhà quản lý cùng với chuyên gia kinh tế đã có những phân tích sâu sắc, khách quan và toàn diện về thực trạng cũng như những bất cập liên quan đến giá điện, từ đó, đặt ra lời giải bảo đảm sự minh bạch của giá điện.

Giống cá tra tốt quyết định năng suất và chất lượng
Kinh tế

Quản lý chặt việc cấp giấy chứng nhận cơ sở sản xuất cá tra giống

Để cá tra đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu, yêu cầu đầu tiên là phải có nguồn giống sạch bệnh, đạt chất lượng; vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị các địa phương quản lý chặt chẽ các cơ sở sản xuất cá tra giống, đáp ứng đủ các điều kiện thì mới cấp giấy chứng nhận.

Bản tin chứng khoán ngày 8/10: Nhóm cổ phiếu ngân hàng đóng vai trò trụ đỡ.
Thị trường

Bản tin chứng khoán ngày 8/10: Nhóm cổ phiếu ngân hàng đóng vai trò trụ đỡ.

Theo chứng khoán Alpha, nhà đầu tư nên hold danh mục để tận dụng nhịp tăng giá hiện tại, tận dụng nhịp giảm để tăng tỷ trọng từng phần, ưu tiên cổ phiếu có sẵn. Cơ cấu cổ phiếu phòng thủ sang cổ phiếu thị trường (hệ số Beta cao hơn), cổ phiếu có dòng tiền và thông tin hỗ trợ. Tập trung vào cổ phiếu: chứng khoán, bất động sản, ngân hàng, xuất khẩu....

Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương chủ trì họp báo
Kinh tế

GDP 9 tháng đạt 6,82% là tín hiệu đáng mừng

Tổng cục Thống kê nhận định, tăng trưởng GDP 9 tháng đạt 6,82% là kết quả tích cực trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đối mặt với nhiều khó khăn, bất ổn và ở trong nước, thiên tai, bão lũ cũng gây thiệt hại nặng nề đến sản xuất, đời sống của người dân.

GDP quý III tăng 7,4%
Kinh tế

GDP quý III tăng 7,4%

Họp báo sáng 6.10, Tổng cục Thống kê cho biết,  tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III ước tăng 7,40% so với cùng kỳ 2023. Tính chung 9 tháng, GDP ước tăng 6,82%.

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong 9 tháng đầu năm 2024 đạt 7,16 tỷ USD
Kinh tế

Xuất khẩu thủy sản đã quay lại quỹ đạo thông thường

Xuất khẩu thủy sản 9 tháng đạt 7,16 tỷ USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2023, đặc biệt, kim ngạch tháng 9 đạt 866 triệu USD, tăng 6,4%. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), sau 4 năm bị xáo trộn bởi dịch Covid-19, chiến tranh, lạm phát, xuất khẩu thủy sản đã quay lại quỹ đạo thông thường, đó là tăng tốc trong nửa cuối năm và đạt đỉnh vào quý III.

Toàn cảnh hội thảo
Kinh tế

Sớm có chính sách hỗ trợ sử dụng vật liệu tái chế, tái tạo

Tại hội thảo "Thúc đẩy phát triển vật liệu xanh: Giải pháp bền vững cho một tương lai xanh" do Bộ Xây dựng tổ chức ngày 3.9, Viện trưởng Viện Vật liệu xây dựng Nguyễn Quang Hiệp cho rằng, để thúc đẩy sử dụng vật liệu xanh trong xây dựng, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện các tiêu chuẩn và xây dựng chính sách hỗ trợ, khuyến khích sử dụng vật liệu tái chế, tái tạo.