Quản lý chặt việc cấp giấy chứng nhận cơ sở sản xuất cá tra giống

Để cá tra đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu, yêu cầu đầu tiên là phải có nguồn giống sạch bệnh, đạt chất lượng; vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị các địa phương quản lý chặt chẽ các cơ sở sản xuất cá tra giống, đáp ứng đủ các điều kiện thì mới cấp giấy chứng nhận.

Cả nước có 1.920 cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống cá tra

Tại hội nghị "Phát triển giống cá tra thích ứng biến đổi khí hậu, rào cản thương mại quốc tế" do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức ngày 11.10 tại tỉnh Đồng Tháp, Cục Thủy sản cho biết, đến cuối tháng 9.2024, sản lượng giống cá bột ước đạt 23,6 tỷ con, cá giống ước đạt 3,41 tỷ con. Ước cả năm 2024, sản lượng cá bột thu hoạch đạt 30 tỷ con, cá giống đạt 4 tỷ con, vượt 16% so với cùng kỳ năm 2023. Giá cá giống loại 30 con/kg giá 26.000 đồng/kg, tăng 4.000 - 5.000 đồng/kg so với tháng 8.2024 và thấp hơn khoảng 5.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm 2023.

Hiện, cả nước có 1.920 cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống cá tra, trong đó có 2 cơ sở sản xuất, ương dưỡng cá giống bố mẹ được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất. Có 76 cơ sở sản xuất giống thương phẩm, 1.842 cơ sở ương dưỡng cá tra giống (từ cá bột lên cá giống). Có 97/1.842 cơ sở ương dưỡng cá tra giống được cấp Giấy chứng nhận, hết tháng 9.2024 thực hiện kiểm tra duy trì được 81/97 cơ sở. Có 61/76 cơ sở sản xuất cá tra bột, 97/1.842 cơ sở ương dưỡng cá tra đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản.

b3-9576.jpg
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội Nghị

Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang cho biết, với năng lực hiện tại, các cơ sở đủ khả năng cung ứng nhu cầu cá giống cho các cơ sở nuôi thương phẩm trong tỉnh. Tuy nhiên, các cơ sở còn manh mún, các ao ương dưỡng đã có từ rất lâu năm. Nhiều cơ sở chưa nắm rõ các quy định pháp luật về điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống; chưa đầu tư về cơ sở vật chất, chuẩn bị tốt để thực hiện các quy định. Ngoài ra, các cơ sở nuôi thương phẩm phục vụ xuất khẩu chưa quan tâm đến việc truy xuất nguồn gốc giống thủy sản, nên giá cá giống mua của các cơ sở có giấy tờ nguồn gốc đầy đủ cũng bằng giá cá giống của các cơ sở không thực hiện giấy tờ...

Theo phản ánh của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đồng Tháp, công tác kiểm tra, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy gặp nhiều khó khăn do phụ thuộc vào việc nộp hồ sơ của người dân, cơ sở không đạt về tiêu chí cơ sở hạ tầng và không khắc phục theo hướng dẫn của đơn vị kiểm tra.

Bên cạnh đó, tình hình sản xuất giống cá tra gặp nhiều khó khăn như biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, dịch bệnh diễn ra thường xuyên và khó điều trị. Giá cả con giống không ổn định, chi phí đầu vào tăng, tỷ lệ sống trong khâu ương dưỡng thấp. Các vùng sản xuất giống tập trung trên địa bàn tỉnh chưa được đầu tư hoàn chỉnh về cơ sở hạ tầng phù hợp để sản xuất giống bảo đảm chất lượng

UBND TP. Cần Thơ cũng cho biết, trong quá trình quản lý giống cá tra sự phối hợp giữa các khâu trong chuỗi sản xuất chưa chặt chẽ; cơ sở hạ tầng phục vụ ngành sản xuất giống cá tra chưa đáp ứng yêu cầu. Chất lượng nguồn nước nuôi trồng thủy sản có dấu hiệu suy giảm do ô nhiễm, thời tiết cực đoan, biến đổi khí hậu làm cho hiệu quả sản xuất giống ảnh hưởng, tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Một số khâu trong chuỗi sản xuất chưa được cơ giới hóa làm tăng giá thành sản xuất.

Không đủ điều kiện thì tuyệt đối không cấp chứng nhận

Tại hội nghị, các đại biểu cho rằng, để phát triển giống cá tra ứng phó với biến đổi khí hậu, rào cản thương mại quốc tế, cần tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản thực hiện đầy đủ các quy định của Luật Thủy sản; đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật các vùng sản xuất cá tra giống; xây dựng và hoàn thiện hệ thống giống cá tra 3 cấp, từ sản xuất, cung ứng giống bố mẹ đến sản xuất giống thương phẩm và ương nuôi thành giống thương phẩm…

Để có con cá tra da trơn hoàn hảo đạt chất lượng sạch từ ao nuôi đến xuất khẩu, ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đề nghị các địa phương quản lý chặt các cơ sở sản xuất giống cá tra. Các cơ sở sản xuất giống cá tra trên địa bàn nào đủ điều kiện thì cơ quan cấp giấy chứng nhận, nếu cơ sở nào không đủ điều kiện thì tuyệt đối không cấp giấy phép và có biện pháp xử lý nghiêm. Bên cạnh đó khuyến cáo giảm sử dụng chất cấm và kháng sinh trong ao nuôi mà tăng cường phòng bệnh trên đàn cá tra bằng việc tăng cường tiêm phòng vaccine nhằm giảm dịch bệnh.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, cần đầu tư cơ sở hạ tầng bài bản cho các vùng ương nuôi cá giống và cả nuôi thương phẩm. Bên cạnh đó, thực hiện tốt Đề án liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao vùng đồng bằng sông Cửu Long nhằm đáp ứng đủ nhu cầu con giống chất lượng cao. "Chúng ta cần tập trung tối đa cho giai đoạn hội nhập để nâng cao tầm vóc của ngành hàng, phấn đấu sản lượng 1,75 - 1,8 triệu tấn/năm, xuất khẩu trên 2 tỷ USD", ông Tiến nói.

Kinh tế

Việc tăng giá điện cần công khai, minh bạch.
Kinh tế

Hài hòa lợi ích các bên

Theo các chuyên gia, Nhà nước điều tiết giá điện bằng các công cụ của thị trường; đó là các loại thuế, loại phí, quỹ điều tiết gián tiếp vào yếu tố hình thành giá điện để có một mức giá điện bảo đảm hài hòa được lợi ích của các bên tham gia thị trường điện, Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào giá thành.

Xóa bỏ mọi rào cản để bảo đảm giá điện minh bạch theo cơ chế thị trường.
Kinh tế

Giải bài toán bất cập về giá thành điện

Tại Tọa đàm "Giá thành điện - Thực trạng và giải pháp" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ vừa tổ chức, các nhà quản lý cùng với chuyên gia kinh tế đã có những phân tích sâu sắc, khách quan và toàn diện về thực trạng cũng như những bất cập liên quan đến giá điện, từ đó, đặt ra lời giải bảo đảm sự minh bạch của giá điện.

TS Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Việt Nam
Kinh tế

Doanh nghiệp mạnh, đất nước sẽ hùng cường!

Để hiện thực hóa mục tiêu phát triển đất nước, cần xác định doanh nghiệp, doanh nhân là động lực tăng trưởng mới; do đó, về phía Nhà nước cần có nhiều chính sách có lợi hơn cho doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp lớn mạnh, đất nước tất sẽ hùng cường, TS. Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Việt Nam chia sẻ.

Cần có chính sách phát triển kinh tế rừng
Kinh tế

Cần có chính sách phát triển kinh tế rừng

Muốn phát triển đất nước, đầu tiên phải xây dựng cơ chế chính sách phù hợp với lợi thế của đất nước, trong đó có kinh tế rừng bởi đây là ngành tập trung nguồn lực lao động lớn cùng sự nghèo đói, trải dài ở các vùng biên.

Áp dụng KPI - Doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng năng suất chất lượng
Doanh nghiệp

Áp dụng KPI - Doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng năng suất chất lượng

KPI là hệ thống chỉ số phản ánh mức độ hoàn thành mục tiêu của công ty, bộ phận hay cá nhân. Việc áp dụng các chỉ số đo lường hiệu suất trọng yếu (KPI) giúp các doanh nghiệp kiểm soát tốt mục tiêu chiến lược và quá trình hoạt động thông qua hệ thống đo lường và đánh giá hiệu quả công việc. Từ đó, giúp doanh nghiệp nâng cao được năng suất và chất lượng sản phẩm, giảm thiểu các chi phí và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

Doanh nghiệp tư nhân ngày càng giữ vai trò then chốt trong nền kinh tế.
Kinh tế

Doanh nghiệp tư nhân sẵn sàng cho kỷ nguyên vươn mình

“Trong bối cảnh cách mạng công nghệ bùng nổ và vị thế Việt Nam đang lên, cộng đồng doanh nhân khao khát sáng tạo, cống hiến. Đây cũng là lúc tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo được đề cao hơn bao giờ hết và các doanh nghiệp cũng đang chuẩn bị tâm thế sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, Chủ tịch Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam NGUYỄN TRỌNG ĐIỀU chia sẻ.

Công ty CP XD Phú An Thịnh chuyên trúng thầu đầu tư công, tiết kiệm ngân sách “nhỏ giọt” tại TP. Hồ Chí Minh
Doanh nghiệp

Công ty CP XD Phú An Thịnh chuyên trúng thầu đầu tư công, tiết kiệm ngân sách “nhỏ giọt” tại TP. Hồ Chí Minh

Trong những năm qua, Công ty CP XD Phú An Thịnh gần như trúng tuyệt đối các gói thầu đầu tư công khi tham gia, với tổng giá trị hơn 2.760 tỷ đồng. Tuy nhiên, các gói thầu này có tỷ lệ tiết kiệm rất thấp, có gói thầu trúng trị giá gần 25 tỷ đồng, tiết kiệm ngân sách 3 triệu đồng.

Toàn cảnh Hội thảo
Bất động sản

Tiếp cận nhà ở ngày càng khó khăn

Mất cân đối cung - cầu; cơ cấu sản phẩm không hợp lý khi phân khúc nhà ở cao cấp chiếm tỷ trọng lớn còn nguồn cung nhà ở giá rẻ thiếu trầm trọng; giá bất động sản tăng cao ở một số thành phố lớn… khiến việc tiếp cận nhà ở trở nên khó khăn với nhiều người.

Thường trực Tỉnh ủy Ninh Bình làm việc với Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam nhân ngày Doanh nhân Việt Nam
Doanh nghiệp

Thường trực Tỉnh ủy Ninh Bình làm việc với Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam nhân ngày Doanh nhân Việt Nam

Ngày 9.10 vừa qua, Ủy viên Ban Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Đoàn Minh Huấn cùng đoàn Lãnh đạo tỉnh đã có chuyến thăm và làm việc với Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) nhân dịp kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam tại trụ sở chính LPBank, số 210 Trần Quang Khải, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Natrumax Việt Nam công bố đầu tư và phát triển
Kinh tế

Natrumax Việt Nam công bố đầu tư và phát triển

Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu (XNK) sữa và dinh dưỡng Quốc Tế Natrumax (Natrumax Việt Nam) vừa công bố đầu tư và phát triển cho Natrumax Việt Nam. Đây là mốc son, đánh dấu sự chuyển mình của Natrumax Việt Nam, cùng các đối tác sẽ đưa Natrumax Việt Nam lên một tầm cao mới.