Kinh nghiệm nước ngoài: Quản lý thuốc lá mới như thế nào?

Đến nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vẫn bày tỏ quan điểm cấm hoặc hạn chế thuốc lá không khói; trong khi tại các nước Anh, Nhật, Thụy Điển… các sản phẩm này đã được chứng minh cả về tiềm năng giảm tác hại cũng như khả năng giúp giảm tiêu thụ thuốc lá điếu trong thực tế. Điều này cũng góp phần đưa các quốc gia kể trên sớm trở thành những quốc gia “không khói thuốc” đầu tiên.

Quá thận trọng có thể bỏ lỡ có hội tốt hơn cho 1 tỷ người hút thuốc

Thực tế cho thấy, dù đang tích cực triển khai chiến lược MPOWER (Chiến lược giám sát việc sử dụng thuốc lá và các biện pháp phòng ngừa; bảo vệ mọi người khỏi khói thuốc lá; đề nghị giúp đỡ để bỏ thuốc lá; cảnh báo về sự nguy hại của thuốc lá; thực thi các lệnh cấm quảng cáo, khuyến mại và tài trợ; và tăng thuế đối với thuốc lá), nhưng theo thống kê của WHO, thế giới vẫn sẽ có hơn 1 tỷ người hút thuốc lá điếu vào năm 2025.

Vì vậy, không ít chuyên gia đánh giá, việc này có thể làm chậm trễ quá trình giảm tỷ lệ tiêu thụ thuốc lá điếu trên toàn cầu, bỏ lỡ cơ hội được tiếp cận đến các sản phẩm thay thế tốt hơn cho những người tiếp tục hút thuốc, và gánh nặng bệnh tật do thuốc lá điếu gây ra vẫn chưa được giải quyết.

Cho đến nay, WHO vẫn chưa nhất quán trong những quyết định liên quan đến vấn đề này. Tổ chức này, một mặt công nhận thuốc lá mới (như thuốc lá ngậm snus) giúp Thụy Điển giảm mạnh tỷ lệ hút thuốc lá điếu, nhưng mặt khác vẫn không ủng hộ việc hợp pháp hóa các sản phẩm thuốc lá mới tại những quốc gia khác. 

Trước thực tế này, Giáo sư Robert Beaglehole và Giáo sư Ruth Bonita - cựu chuyên gia WHO cho hay: "Thách thức lớn nhất trong việc kiểm soát thuốc lá toàn cầu là hỗ trợ những người hút thuốc lá chuyển từ các sản phẩm thuốc lá đốt cháy sang các sản phẩm ít tác hại hơn – chỉ cung cấp nicotine sạch mà không có khói thuốc lá do đốt cháy điếu thuốc. Việc WHO tiếp tục không quan tâm đến rất nhiều bằng chứng về giá trị của những sản phẩm này đang khiến hàng triệu người hút thuốc mắc các bệnh có thể phòng ngừa được và tử vong sớm.

Thông qua việc cung cấp hợp pháp các sản phẩm thuốc lá mới, hay còn gọi là thuốc lá không khói, với hàm lượng các chất gây hại thấp hơn so với thuốc lá điếu, các nước Nhật, Anh, Thụy Điển… đã giảm đáng kể tỷ lệ hút thuốc lá điếu truyền thống. Vì vậy, không ít chuyên gia trên thế giới kêu gọi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận biện pháp này, nhằm giúp cho những người hút thuốc chưa thể cai thuốc có cơ hội chuyển đổi sang những sản phẩm ít tác hại hơn.

Các nước kêu gọi WHO nhìn nhận điểm lợi của giải pháp thuốc lá mới -0
Số lượng thuốc lá điếu Nhật Bản sụt giảm tương ứng với thời điểm thuốc lá làm
nóng (HTP) được giới thiệu vào thị trường. Nguồn: MDPI

Ở góc độ khác, GS. Karl Fagerström, Chủ tịch Fagerstrom Consulting cho rằng, việc kết hợp các biện pháp MPOWER mạnh mẽ đối với thuốc lá điếu cùng sự bổ trợ của các sản phẩm thay thế ít gây hại hơn, có thể sẽ giúp đẩy nhanh mục tiêu loại trừ vĩnh viễn vấn nạn hút thuốc lá.

Trước đó, trong thư gửi tới WHO và Ban Thư lý Công ước Khung của WHO về kiểm soát thuốc lá (FCTC) trước thềm Hội nghị lần thứ 8 các nước thành viên (COP8), tổ chức tháng 10.2018, Tiến sĩ David B. Abrams - Giáo sư, Khoa học Xã hội và Hành vi, Đại học New York, Hoa Kỳ và Cựu giám đốc Tổ chức Hành động về Hút thuốc và Sức khỏe, Vương quốc Anh Clive Bates… đã kêu gọi một sự thay đổi kịp thời: “Để chiến lược giảm tác hại thuốc lá có hiệu quả, tất cả những gì WHO cần làm là ngừng phản đối, không cản trở quá trình người dùng trưởng thành chuyển đổi sang các sản phẩm thuốc lá không khói", bức thư ghi rõ.

Dữ liệu về thuốc lá mới: Nhiều quốc gia giảm hút thuốc lá và bệnh tật

Thị trường đang ngày càng xuất hiện đa dạng các loại thuốc lá mới, như thuốc lá làm nóng (TLLN), thuốc lá điện tử (TLĐT), snus, nicotine dạng túi… Đây đều là những sản phẩm có hại, nhưng so thuốc lá điếu thì mức độ gây hại thấp hơn rất nhiều. Do đó, sự hiện diện của các sản phẩm này chính là tạo cơ hội cho người hút thuốc chuyển từ thuốc lá điếu sang các sản phẩm thay thế ít hàm lượng các chất gây hại hơn, giảm nguy cơ lên sức khoẻ.

Dẫn chứng cho điều này, sau 8 năm TLLN được cho phép lưu hành tại Nhật Bản, tỷ lệ tiêu thụ thuốc lá điếu giảm còn 44% (gấp 5 lần so với trước đây), hơn cả con số 30% WHO đưa ra. Trong khi đó, tỷ lệ hút TLLN ở giới trẻ tại quốc gia này rất thấp, theo kết quả khảo sát năm 2021 do Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản tài trợ cho nhóm chuyên gia y tế thực hiện. TS.BS. Hiroya Kumamaru, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa AOI, Nhật Bản cho biết, theo khảo sát này, dưới sự quản lý nghiêm ngặt của chính phủ Nhật, tỷ lệ học sinh THCS sử dụng TLLN có tỷ lệ gần bằng 0%; riêng tỷ lệ học sinh THPT sử dụng TLLN cũng chỉ ở mức 0,1%.

Sự cởi mở trong tiếp nhận các phát kiến khoa học đã đưa Thụy Điển gần với mục tiêu trở thành quốc gia không khói thuốc. Cụ thể, tỷ lệ người hút thuốc tại quốc gia này giảm từ 15% (năm 2008) xuống 5,6% (năm 2023), giúp Thụy Điển được ghi nhận kỷ lục trong cuộc chiến chống ung thư. Cả tỷ lệ nam giới Thụy Điển tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá cũng như tỷ lệ mắc ung thư nói chung của Thụy Điển đều ở mức thấp nhất châu Âu.

Tại Việt Nam, thuốc lá mới đã phổ biến gần 10 năm nay, song vẫn nằm ngoài hành lang pháp lý. Thực tế này không đến từ bất cập trong pháp lý mà do sự khác biệt trong quan điểm giữa các bộ ngành.

Hệ lụy tất yếu, tình trạng buôn lậu thuốc lá mới ngày càng gia tăng đã được ghi nhận. Cơ quan chức năng một mặt vừa phải tìm cách giảm lượng người hút thuốc lá điếu, mặt khác không ngừng ngăn chặn bài trừ thuốc lá mới đến từ thị trường chợ đen.

Từ đó, một số chuyên gia khuyến nghị Việt Nam nên sớm đưa ra khung pháp lý cho thuốc lá mới theo hướng kiểm soát chặt chẽ, có trách nhiệm, trên cơ sở tham khảo bài học thành công từ các nước như Anh, Nhật, Thụy Điển, New Zealand...

Sức khỏe

Thực hiện thành công ca phẫu thuật tái tạo lồng ngực bằng Titan ứng dụng công nghệ in 3D đầu tiên ở Đông Nam Á
Sức khỏe

Thực hiện thành công ca phẫu thuật tái tạo lồng ngực bằng Titan ứng dụng công nghệ in 3D đầu tiên ở Đông Nam Á

Các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City và các kỹ sư từ Trung tâm công nghệ 3D trong y học, Đại học VinUni đã thực hiện thành công ca phẫu thuật triệt căn khối u trung thất với kích thước 11,5 cm và tái tạo lồng ngực cho bệnh nhân bằng vật liệu Titan.

VNVC chủ lực tiêm nhiều vắc xin sởi nhất trong ngày đầu tham gia chiến dịch của TP. Hồ Chí Minh
Sức khỏe

VNVC chủ lực tiêm nhiều vắc xin sởi nhất trong ngày đầu tham gia chiến dịch của TP. Hồ Chí Minh

Với lợi thế dây chuyền khám và tiêm hiện đại, chuyên nghiệp, đồng bộ trên cả nước và tại 39 trung tâm tại TP. Hồ Chí Minh, cùng gần 2.000 bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế, hệ thống tiêm chủng VNVC đã triển tiêm hơn 1.200 mũi vắc xin các loại trong ngày đầu chiến dịch tăng cường, trong đó có gần 200 mũi vắc xin sởi miễn phí.

FPT Long Châu “thần tốc” điều động 10 tấn thuốc, phối hợp các đơn vị hỗ trợ người dân vùng bão lũ
Sức khỏe

FPT Long Châu “thần tốc” điều động 10 tấn thuốc, phối hợp các đơn vị hỗ trợ người dân vùng bão lũ

Ngay sau cơn bão số 3 - Yagi vừa qua, FPT Long Châu đã nhanh chóng phối hợp với Bộ Y tế, Công đoàn Y tế Việt Nam, các cơ quan quản lý y tế địa phương và các cơ quan báo chí để thực hiện hỗ trợ ứng cứu sản phẩm chăm sóc sức khỏe thiết yếu cho người dân vùng lũ.