Bộ Y tế đề nghị các bệnh viện không thu phí điều trị đối với nạn nhân bão lũ

Vừa qua, Bộ Y tế đã có công văn về việc bảo đảm công tác khám, chữa bệnh, hỗ trợ khắc phục hậu quả bão lụt.

Theo Bộ Y tế, cơn bão số 3 với cường độ rất mạnh và mưa lụt, sạt lở sau bão đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về người, tài sản, công trình công cộng và dân sinh. Nhiều cơ sở khám chữa bệnh bị ảnh hưởng và hư hại, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố như Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nội, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hòa Bình và nhiều tỉnh khác.

Trong bối cảnh đó, các bệnh viện, trung tâm y tế, trạm y tế… vẫn kiên cường đứng vững, bảo đảm công tác khám, chữa bệnh phục vụ nhân dân, thực hiện đúng theo chỉ đạo tại các Công điện của Thủ tướng Chính phủ và văn bản phòng chống bão, lụt của Bộ Y tế.

Theo báo cáo nhanh của các địa phương, cho đến nay không có trường hợp nào không được cấp cứu, điều trị kịp thời. Các bệnh viện đã chuẩn bị đối phó với siêu bão, di chuyển người bệnh, thiết bị lên tầng cao hơn, sẵn sàng nhân lực, chuẩn bị thuốc men, máy phát điện… cứu chữa người bệnh.

Tại một số bệnh viện ở TP. Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh, do mất điện lưới kéo dài, nhiên liệu chạy máy phát điện hết nên đã huy động nhân viên bóp bóng bằng tay, tận tâm, hết lòng cứu sống người bệnh; các cơ sở y tế tại các tỉnh miền núi phía Bắc đã tích cực cứu chữa nạn nhân bị vùi lấp, chấn thương… do ảnh hưởng của cơn bão, sạt lở sau bão; nhiều nhân viên y tế đã dầm mình trong bùn, lũ cùng người dân đối phó và khắc phục hậu quả.

Bộ Y tế đánh giá cao và nhiệt liệt biểu dương tinh thần hy sinh, lao động quên mình của đội ngũ nhân viên y tế tại các địa phương.

z5823542157335-b755ee48633e9e32ee1a9f9cd9da5f9f-4005.jpg
Bác sĩ điều trị cho bệnh nhi trong vụ lũ quét Làng Nủ (Ảnh: Bệnh viện Bạch Mai)

Để tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nhằm khắc phục nhanh chóng hậu quả của bão, lụt, duy trì và đảm bảo các điều kiện nhằm thực hiện tốt công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân, Bộ Y tế đề nghị như sau:

Đối với các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, bệnh viện thuộc các trường đại học y, dược và bệnh viện tại các tỉnh, thành phố có điều kiện về chuyên môn, không bị ảnh hưởng bão, lụt sẵn sàng chi viện, thành lập đoàn công tác để tăng cường nhân lực điều trị và phòng chống dịch bệnh cho các bệnh viện tại các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 trong trường hợp cần thiết; hỗ trợ, kết nối hội chẩn khám, chữa bệnh từ xa, tiếp nhận người bệnh; khuyến khích việc quyên góp ủng hộ cho đồng bào vùng bão, lụt với tinh thần tương thân tương ái tùy theo khả năng đóng góp của từng đơn vị, cá nhân.

Đối với các bệnh viện, cơ sở y tế tại các vùng bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3, Bộ Y tế yêu cầu tiếp tục phát huy tinh thần "Lương y như từ mẫu" của người thầy thuốc, sẵn sàng, hết lòng phục vụ người bệnh; trường hợp vượt quá khả năng chuyển cơ sở khác hoặc đề nghị hỗ trợ khám, chữa bệnh từ xa; lưu ý không thu viện phí các khoản không được bảo hiểm y tế thanh toán đối với các nạn nhân theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tổng hợp chi phí điều trị và báo cáo Sở y tế.

Bên cạnh đó, phối hợp tiếp nhận, phân phối, sử dụng các khoản hỗ trợ của tổ chức, cá nhân, theo đúng quy định của pháp luật; rà soát cơ sở vật chất, thiết bị, thuốc, vật tư… và chủ động đề xuất khắc phục, bổ sung kịp thời để đảm bảo công tác khám, chữa bệnh thường quy.

Sở Y tế các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 có trách nhiệm tăng cường giám sát thực tế, chỉ đạo sát sao, nắm chắc tình hình của các cơ sở y tế tại địa phương và hỗ trợ ngay nếu cần thiết để khắc phục nhanh nhất các thiệt hại, đưa hoạt động khám, chữa bệnh trở lại bình thường; chỉ đạo trung tâm kiểm soát bệnh tật phối hợp với chính quyền địa phương để thực hiện công tác đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường và phòng chống dịch bệnh.

Chuẩn bị sẵn sàng phương án đối phó với kịch bản dịch bệnh gia tăng sau bão lụt và các bệnh như tiêu chảy, ngộ độc, viêm da. Đồng thời, tổng hợp chi phí điều trị của các nạn nhân trên địa bàn và các thiệt hại do bão lụt, báo cáo UBND tỉnh, thành phố để có phương án giải quyết kịp thời.

Sức khỏe

Hành trình Thầy thuốc trẻ đã tư vấn, khám bệnh cho khoảng 1,13 triệu lượt người trong năm 2024
Sức khỏe

Hành trình Thầy thuốc trẻ đã tư vấn, khám bệnh cho khoảng 1,13 triệu lượt người trong năm 2024

Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam các cấp đã triển khai được gần 2.700 hoạt động với tổng kinh phí hỗ trợ lên tới hơn 117 tỷ đồng. Số lượng người dân được tư vấn, khám bệnh trực tiếp qua Hành trình đạt khoảng 1,13 triệu lượt người. Trong đó, tính riêng số lượng người dân được sàng lọc bệnh qua nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI) đạt hơn 1 triệu người…

Hiệu quả từ công tác đào tạo, chỉ đạo tuyến
Sức khỏe

Hiệu quả từ công tác đào tạo, chỉ đạo tuyến

Xác định củng cố chuyên môn, phát triển kỹ thuật, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh ngay từ tuyến y tế cơ sở có ý nghĩa quan trọng nhằm nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, giảm quá tải cho tuyến trên. Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Sóc Trăng nỗ lực thực hiện tốt công tác chỉ đạo tuyến và đào tạo cho các cơ sở y tế tuyến dưới.

Triệu chứng và cách phòng ngừa mày đay mùa lạnh
Tư vấn

Triệu chứng và cách phòng ngừa mày đay mùa lạnh

Mày đay là bệnh dị ứng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính vào thời điểm thời tiết lạnh và chuyển mùa. Bệnh không phải là bệnh truyền nhiễm nhưng hay tái phát, gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.

Chính thức cấm thuốc lá điện tử từ năm 2025
Sức khỏe

Chính thức cấm thuốc lá điện tử từ năm 2025

Quốc hội thống nhất cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, các loại khí, chất gây nghiện, gây tác hại cho sức khỏe con người từ năm 2025. Đây là nội dung trong Nghị quyết chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV vừa được đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua chiều nay.