Kiểm soát chặt chẽ môi trường nước lưu vực sông La Ngà

Qua một năm triển khai Đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông La Ngà trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, tình trạng ô nhiễm môi trường lưu vực sông La Ngà đã được kiểm soát, các chỉ tiêu gây ô nhiễm môi trường phần lớn đều nằm trong quy chuẩn cho phép.

Lưu vực sông La Ngà với tổng chiều dài 299km, diện tích đất tự nhiên 3.990km2, trong đó phần diện tích lưu vực nằm trên địa bàn tỉnh Bình Thuận là 1.759km2 có chiều dài là 143km.

Trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, lưu vực sông La Ngà chảy qua ba huyện Hàm Thuận Bắc, Tánh Linh, Đức Linh. Trong quá trình triển khai đề án, tỉnh Bình Thuận thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, đo đạc... tại các điểm nóng về môi trường có khiếu kiện trên địa bàn tỉnh, khu vực giáp ranh hai tỉnh Đồng Nai và Bình Thuận.

Ông Phạm Văn Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận cho biết từ đầu năm 2016 tỉnh đã triển khai phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường nước lưu vực sông La Ngà, tổ chức lấy mẫu, phân tích, đánh giá chất lượng nước sông La Ngà (4 đợt/năm) tại bảy vị trí trên địa bàn ba huyện để theo dõi diễn biến chất lượng nước trên lưu vực sông.

Qua bốn đợt lấy mẫu tại 28 điểm, kết quả cho chất lượng nước tương đối tốt, đa số các chỉ số đều nằm trong quy chuẩn môi trường cho phép; một số chỉ tiêu vượt quy chuẩn môi trường cho phép nhưng vẫn đạt mức an toàn.

Sông La Ngà. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)
Sông La Ngà. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)

Đối với công tác kiểm tra các cơ sở có khả năng gây ô nhiễm môi trường, năm 2016, Bình Thuận đã tổ chức tám đợt kiểm tra công tác bảo vệ môi trường đối với 90 cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung kiểm tra đối với các cơ sở chăn nuôi lợn, chế biến cao su, bệnh viện, bãi rác, các điểm nóng về môi trường, các nguồn gây ô nhiễm thuộc các huyện thuộc lưu vực sông La Ngà.

Qua các đợt kiểm tra cho thấy có 21 cơ sở có nguồn thải chính gây ô nhiễm môi trường, trong đó đã đưa ra khỏi danh sách gây ô nhiễm môi trường sáu cơ sở, đang theo dõi 14 cơ sở, một cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng là Bãi rác huyện Tánh Linh. UBND tỉnh Bình Thuận đã yêu cầu huyện Tánh Linh có trách nhiệm thực hiện và chấp hành các biện pháp xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường đúng quy định.

Theo ông Phạm Văn Nam, để triển khai hiệu quả Đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông La Ngà trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, trong thời gian tới tỉnh chỉ đạo các sở, ngành liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường sau khi đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư trên lưu vực sông La Ngà; kiểm tra lấy mẫu phân tích, phân loại các cơ sở ô nhiễm môi trường trong lưu vực để phục vụ công tác quản lý về bảo vệ môi trường. Thực hiện thường xuyên công tác quan trắc, theo dõi diễn biến chất lượng nước lưu vực sông La Ngà; xử lý triệt để ô nhiễm, khắc phục và cải tạo môi trường những khu vực, cơ sở sản xuất gây ô nhiễm nặng, những điểm nóng về môi trường tại các huyện thuộc lưu vực sông La Ngà.

UBND tỉnh Bình Thuận tiếp tục chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các ngành, địa phương liên quan của hai tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai, thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình ô nhiễm môi trường tại khu vực giáp ranh, không để việc sản xuất của các cơ sở gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến đời sống của người dân vùng hạ lưu các con sông.

Ngoài ra, do đây là vấn đề môi trường liên ngành, liên tỉnh nên UBND tỉnh Bình Thuận đã có văn bản gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Môi trường, đề nghị hỗ trợ việc điều tra, đánh giá các nguồn gây ô nhiễm môi trường và phân vùng quản lý tại khu vực giáp ranh.

Môi trường

Thu hút nhà đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý rác thải
Diễn đàn

Thu hút nhà đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý rác thải

Làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường về công tác quản lý nhà nước về xử lý chất thải theo quy định của pháp luật trên địa bàn, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Ninh Bình kiến nghị, Sở tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách để từng bước khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác bảo vệ môi trường; đồng thời, có cơ chế, chính sách thu hút các nhà đầu tư tham gia xây dựng các nhà máy xử lý rác thải.

Người Hà Nội “khát” đô thị xanh, ủng hộ chính sách hạn chế phương tiện gây ô nhiễm
Xã hội

Người Hà Nội “khát” đô thị xanh, ủng hộ chính sách hạn chế phương tiện gây ô nhiễm

Giao thông vận tải đang là nguồn phát thải bụi mịn lớn nhất, chiếm 50-70%, chủ yếu đến từ hàng triệu xe máy và ô tô sử dụng xăng dầu trên đường phố mỗi ngày. Theo các chuyên gia, để “cứu” Hà Nội khỏi bụi mịn, không còn cách nào khác là phải xanh hóa những “trạm phát thải di động” gây ô nhiễm này.

Hành trình 20 năm nỗ lực chấm dứt hoạt động nuôi nhốt gấu lấy mật tại Việt Nam
Xã hội

Hành trình 20 năm nỗ lực chấm dứt hoạt động nuôi nhốt gấu lấy mật tại Việt Nam

Sáng 22.10, tại Hà Nội, Trung tâm Giáo dục thiên nhiên Việt Nam (EVN) đã tổ chức họp báo thông tin chương trình “Chấm dứt nuôi nhốt gấu tại Việt Nam – Hành trình sắp cán đích”, nhìn lại chặng đường gần 20 năm nỗ lực chấm dứt hoạt động nuôi gấu lấy mật và tôn vinh các cơ quan, tổ chức có nhiều đóng góp trong nỗ lực bảo vệ gấu tại Việt Nam.

Triển lãm "Rừng và Biến đổi khí hậu": Thành quả nghiên cứu của Tây Ban Nha - Việt Nam
Môi trường

Triển lãm "Rừng và Biến đổi khí hậu": Thành quả nghiên cứu của Tây Ban Nha - Việt Nam

Triển lãm "Rừng và Biến đổi khí hậu" do Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) và Trường Đại học Valladolid (Tây Ban Nha) tổ chức, dưới sự hỗ trợ của Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Việt Nam đã nâng cao sự hiểu biết của người dân về tầm quan trọng của rừng trong việc chống biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sống. 

Tập trung nguồn lực nâng cao sức khỏe đất, hướng tới phát triển bền vững
Môi trường

Tập trung nguồn lực nâng cao sức khỏe đất, hướng tới phát triển bền vững

Đất là tư liệu sản xuất đặc biệt, là ngôi nhà của các hệ sinh thái. Sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng là yếu tố then chốt trong việc đảm bảo năng suất và chất lượng cây trồng, duy trì an ninh lương thực và phát triển nền nông nghiệp bền vững… Vì vậy, sức khỏe đất đang là vấn đề được Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm.