Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Chuẩn bị cao nhất để ứng phó với bão số 6

Chiều 25.10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có cuộc họp trực tiếp và trực tuyến với các bộ ngành và địa phương họp ứng phó với bão số 6 (TRAMI).

Nhìn lại cơn bão số 3, để chủ động ứng phó với bão số 6, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đề nghị các địa phương cần có sự chuẩn bị cao nhất để tránh sau khi bão đi qua rồi “không ngờ”. Mỗi địa phương có kịch bản cụ thể với việc di dời, sơ tán người dân ra khỏi vùng nguy hiểm, hạn chế tối đa thiệt hại.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp cũng nhấn mạnh, đây là cơn bão đầu tiên ảnh hưởng vào khu vực miền Trung, đường đi và diễn biến còn phức tạp, có thể gây mưa lớn trong những ngày tới. Bão số 3 đã gây ra trận lũ lụt khủng khiếp sau 70 năm ở miền Bắc; dự báo cơn bão này có thể gây ra lũ lụt như năm 2020 ở miền Trung.

Đường đi của bão số 6 lúc 16h ngày 25.10.2024. Ảnh: TTXVN
Đường đi của bão số 6 lúc 16h ngày 25.10.2024. Ảnh: TTXVN

Theo Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp, bão đang rất mạnh ở trên biển cùng lượng mưa rất lớn. Bão đổ bộ đất liền lúc triều cường thấp, mực nước ở các hồ chứa đang thấp nên tác động sẽ giảm. Tuy nhiên, các địa phương cần lưu ý, cơn bão này có thể không lớn, nhưng thời gian lưu sóng rất lâu nên khả năng gây sạt lở bờ biển rất lớn.

“Địa phương thông tin tuyên truyền đến người dân đầy đủ nhất có thể. Tránh như cơn bão số 3, dự báo rất sát nhưng người dân còn tâm lý chủ quan. Các địa phương cần nghiên cứu cấm biển dài hơn vì đây là cơn bão có sóng lớn, có khả năng vào rồi quay ra”, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nhấn mạnh.

Hồi 13h ngày 25.10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,6 độ Vĩ Bắc; 117,3 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa 560 km về phía Đông Đông Bắc, sức gió cấp 10, giật cấp 12, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 15 - 20 km/h.

Theo ông Mai Văn Khiêm - Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là cơn bão có hoàn lưu rộng nên vùng gây mưa rất rộng từ 500 - 600 km. Cơn bão này có nhiều thay đổi từ khi hình thành. Từ hôm qua (ngày 24.10) đến nay, bão tương đối ổn định, dự báo sẽ đi vào miền Trung.

Dự báo, 13h ngày 26.10, bão đạt cường độ mạnh nhất cấp 11 - 12, giật cấp 15 trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa; 13h ngày 27.10, bão trên khu vực phía Tây quần đảo Hoàng Sa, cách Quảng Trị - Quảng Ngãi khoảng 180 km với cường độ cấp 10 - 11, giật cấp 14.

Về mưa, từ chiều tối và đêm 26.10 - 28.10, từ Quảng Trị - Quảng Ngãi có mưa phổ biến từ 300 - 500 mm, cục bộ có nơi trên 700 mm. Cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn trên 100 mm/3h; từ Hà Tĩnh, Quảng Bình, Bình Định và Bắc Tây Nguyên có mưa phổ biến từ 100 - 200 mm, có nơi trên 300 mm.

Về tình hình hồ chứa thủy lợi, dung tích các hồ chứa khu vực Bắc Trung Bộ đạt 47 - 80% dung tích thiết kế; khu vực Nam Trung Bộ đạt 31 - 58% dung tích thiết kế. Hệ thống đê biển, đê cửa sông các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận còn tồn tại 72 trọng điểm đê điều xung yếu.

Theo báo cáo của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, các đơn vị đã kiểm đếm, hướng dẫn cho 67.212 phương tiện/307.822 người biết diễn biến, hướng đi của bão; trong đó có 35 tàu/184 người (Quảng Ngãi) hoạt động khu vực Bắc Biển Đông và quần đảo Hoàng Sa. Hiện không có phương tiện nằm trong vùng nguy hiểm, các phương tiện nằm trong vùng ảnh hưởng đang di chuyển vòng tránh.

Về sản xuất nông nghiệp, lúa vụ Mùa khu vực Nam Trung Bộ từ Đà Nẵng đến Phú Yên đã thu hoạch 45.424ha/116.677ha. Hiện khu vực còn 71.253 ha chưa thu hoạch tập trung tại các tỉnh: Bình Thuận 43.253ha, Ninh Thuận 15.091ha, Khánh Hoà 6.191ha, Phú Yên 3.581ha, Bình Định 2.763ha.

Theo ông Vũ Xuân Thành, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Đê điều và phòng, chống thiên tai, để sẵn sàng ứng phó với bão, mưa lũ do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, các Bộ ngành, địa phương tập trung triển khai Công điện số 110/CĐ-TTg ngày 24.10.2024 của Thủ tướng Chính phủ và các công điện của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Các địa phương rà soát, kiểm đếm, chủ động thông tin, hướng dẫn phương tiện, tàu thuyền (bao gồm cả tàu cá, tàu vận tải, tàu du lịch) còn đang hoạt động trên biển biết, không đi vào khu vực nguy hiểm hoặc về nơi tránh trú an toàn, nhất là thông tin về bão đổi hướng; tổ chức sắp xếp bảo đảm an toàn cho tàu thuyền tại khu neo đậu. Có các biện pháp bảo đảm an toàn đối với các hoạt động du lịch, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản trên biển, cửa sông, ven biển; kiên quyết sơ tán người dân trên lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản đến nơi an toàn trước khi bão ảnh hưởng trực tiếp. Địa phương căn cứ tình hình cụ thể, chủ động quyết định việc cấm biển đối với tàu cá, tàu vận tải, tàu du lịch.

Ông Vũ Xuân Thành đề nghị các địa phương tập trung thu hoạch diện tích lúa Mùa đã đến kỳ thu hoạch; thu hoạch sớm sản phẩm nuôi trồng thủy sản đã đến thời kỳ thu hoạch; sẵn sàng sơ tán người dân ra khỏi các khu vực nguy hiểm; khu vực có nguy cơ bị ngập sâu, lũ quét, sạt lở đất; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo phương châm “bốn tại chỗ” để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống.

Xã hội

Ảnh minh hoạ
Xã hội

Gần 5.000 nông dân, đại lý vật tư nông nghiệp Đồng Tháp được tập huấn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bền vững, có trách nhiệm

Hơn 3.700 nông dân, gần 1.000 đại lý vật tư nông nghiệp và 100 cán bộ kỹ thuật đã được tập huấn nguyên tắc sử dụng và buôn bán thuốc bảo vệ thực vật an toàn, có trách nhiệm sau 3 năm triển khai chương trình hợp tác giữa Cục Bảo vệ thực vật, CropLife Việt Nam và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp.

Toàn cảnh Tọa đàm. Ảnh: Hạnh Nhung
Đời sống

Hướng tới lực lượng lao động xanh vì tương lai bền vững

Ngày 7.12, tại Hà Nội, Ban Cố vấn Thanh niên thuộc Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam phối hợp cùng Viện Đổi mới sáng tạo và Kinh tế số và Viện Đào tạo và Hợp tác quốc tế trực thuộc Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải tổ chức Chương trình Tọa đàm và Triển lãm hưởng ứng Tuần lễ Ngoại giao Xanh EU-ASEAN năm 2024 với chủ đề “Hướng tới lực lượng lao động xanh vì một tương lai bền vững”.

 Làm tốt công tác phổ biến giáo dục pháp luật và quản lý cảng, bến
Giao thông

Làm tốt công tác phổ biến giáo dục pháp luật và quản lý cảng, bến

Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực I thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hiện đang quản lý 16 tuyến luồng quốc gia với chiều dài 365,8 km thuộc địa bàn các tỉnh, thành phố Hải Phòng, một phần của tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương. Theo đó, tổng số cảng, bến được công bố trong phạm vi quản lý là 55 cảng, 90 bến. Trong 11 tháng đầu năm 2024, các đơn vị thuộc Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực I đã tiếp nhận 30.725 lượt với khối lượng hàng hoá thông qua là 58,8 triệu tấn.

 “Trách nhiệm - Nghĩa tình”
Đời sống

“Trách nhiệm - Nghĩa tình”

Ngày 5.12, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Đoàn Thanh niên EVN đã phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức triển khai chương trình hiến máu tình nguyện Tuần lễ hồng EVN lần thứ X với thông điệp “Trách nhiệm - Nghĩa tình”.

Hướng đi cho sản xuất lâm nghiệp bền vững
Môi trường

Hướng đi cho sản xuất lâm nghiệp bền vững

"Do có tính đặc thù cao, lâm nghiệp là một ngành kinh tế, kỹ thuật, sản xuất theo chuỗi, bao gồm từ khâu giống, trồng rừng, quản lý, bảo vệ, khai thác, chế biến và xuất khẩu lâm sản. Theo đó, chỉ riêng trong khâu chế biến gỗ và lâm sản nếu ứng dụng công nghệ cao cũng đã tạo đà cho hướng đi sản xuất lâm nghiệp phát triển bền vững" - PGS. TS Lý Tuấn Trường, Viện Công nghiệp gỗ và Nội thất thuộc Trường Đại học Lâm nghiệp khẳng định.

Nhiều cơ hội việc làm được các doanh nghiệp tuyển dụng ngay tại ngày hội cho người lao động. (Ảnh: Thu Hằng)
Đời sống

Giải quyết việc làm thông qua việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Hỗ trợ, giới thiệu việc làm cho lao động đi làm việc ở nước ngoài về nước luôn được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quan tâm triển khai. Đây cũng được xem là nguồn lao động có tay nghề cao, cần được tận dụng và phát huy để nâng cao chất lượng cho thị trường lao động.

Thu hoạch lúa tại ĐBSCL
Đời sống

Bài cuối: Ưu tiên cao nhất cho khu vực

Mặc dù, ngành ngân hàng nói chung và Agribank nói riêng khẳng định không thiếu vốn để đáp ứng nhu cầu cho người dân, doanh nghiệp tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL); song, vẫn có hiện tượng một số người dân, doanh nghiệp khó tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi. Nguyên nhân được cho là "thiếu các doanh nghiệp đủ tiềm lực để giữ vai trò dẫn dắt; thiếu dự án/phương án khả thi; nhiều hộ gia đình chưa được cấp chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất nông nghiệp và chưa có sự tham gia đủ mạnh của các ngành chức năng..." - Phó Trưởng ban Chính sách tín dụng Agribank LÊ VĂN TUẤN chia sẻ.

Không để ai bị bỏ lại phía sau!
Xã hội

Không để ai bị bỏ lại phía sau!

Với phương châm hành động "Thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ", NHCSXH Hà Nội đã giúp cho những người có hoàn cảnh khó khăn, kém may mắn lấy lại tự tin; vượt lên chính mình và thực sự là những tấm gương "tàn nhưng không phế"...

Giúp chị em khẳng định vị thế
Xã hội

Giúp chị em khẳng định vị thế

Trên hành trình xây dựng cuộc sống ấm no, nhiều hội viên Hội Phụ nữ của Thủ đô đã tận dụng hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi từ NHCSXH để vượt qua khó khăn, vươn lên làm kinh tế giỏi. Với sự đồng hành, tận tình của cán bộ tín dụng chính sách, các chị đã làm đẹp thêm truyền thống ba đảm đang của người phụ nữ Việt Nam...

Cùng Thủ đô giữ thế "đầu tàu"
Xã hội

Cùng Thủ đô giữ thế "đầu tàu"

Hàng chục năm qua, những đồng vốn vi mô đã được Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Nội kịp thời chuyển tải đến các đối tượng yếu thế trên địa bàn. Nguồn vốn tuy nhỏ nhưng lại là động lực, là nền tảng, là trụ đỡ cho người nghèo, cận nghèo, đối tượng chính sách vượt lên chính mình, bước qua khó khăn; trở thành một phần không thể thiếu trong hành trình phát triển Thủ đô Hà Nội "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại"; là trung tâm đầu não chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội của cả nước...

Để người lao động đón Tết đầm ấm, sum vầy
Xã hội

Để người lao động đón Tết đầm ấm, sum vầy

Với phương châm “tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết, Tết vui tươi, ý nghĩa, đầm ấm, sum vầy”, thời điểm này, các cấp công đoàn nhiều địa phương đã chủ động tham mưu với đơn vị, doanh nghiệp xây dựng kế hoạch về lương, thưởng và tổ chức các hoạt động chăm lo, hỗ trợ thiết thực để đoàn viên, người lao động đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 đầm ấm, vui tươi.