IPU - 135 năm thành lập

Không ngừng nỗ lực vì 8 mục tiêu chiến lược

IPU tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngoại giao nghị viện, trao quyền cho các nghị viện và nghị sĩ để củng cố hòa bình, dân chủ, trao quyền cho phụ nữ, trao quyền cho thanh niên và thúc đẩy phát triển bền vững trên toàn thế giới. Kể từ khi thành lập cách đây 135 năm, IPU không ngừng nỗ lực vì các mục tiêu sau:

Đại hội đồng IPU 140 ở Qatar năm 2021. Ảnh: IPU
Đại hội đồng IPU 140 ở Qatar năm 2021. Ảnh: IPU

1. Xây dựng nghị viện mạnh

Nghị viện mạnhlà nền tảng của mọi thiết chế dân chủ và cần thiết cho sự phát triển. Là một tổ chức bao gồm gần như tất cả các nghị viện quốc gia trên thế giới, IPU giúp các nghị viện mang tính đại diện hơn, bình đẳng hơn, trẻ hơn, minh bạch, dễ tiếp cận, hiện đại hơn và hiệu quả.

Để làm được điều này, IPU thiết lập các tiêu chuẩn và hướng dẫn chung cho các nghị viện để biến những tiêu chuẩn đó thành hiện thực. IPU tin rằng sự đóng góp của các nghị viện đối với nền dân chủ sẽ càng mạnh mẽ hơn nếu bản thân họ tuân thủ các nguyên tắc dân chủ trong hoạt động.

Các lý tưởng dân chủ của IPU đã được ghi nhận trong hai tuyên ngôn quan trọng: Tuyên bố về tiêu chí bầu cử tự do và công bằng năm 1994 và Tuyên bố chung về dân chủ năm 1997.

2. Thúc đẩy bình đẳng giới

IPU là một trong những tổ chức hàng đầu về trao quyền cho phụ nữ, công nhận mối liên hệ giữa các nền dân chủ mạnh với bình đẳng giới trong nghị viện. IPU hướng tới ba mục tiêu chính: tăng số lượng phụ nữ trong các cơ quan dân cử thông qua việc thiết lập hạn ngạch về giới; ủng hộ phụ nữ trong nghị viện; khuyến khích các nghị viện trở thành các tổ chức nhạy cảm về giới, đặc biệt trong hoạch định chính sách.

Để đạt được những mục tiêu này, trong nhiều năm, IPU tiến hành nghiên cứu về tỷ lệ phụ nữ trong các nghị viện, bao gồm các phân tích so sánh giữa các quốc gia và các nghiên cứu hàng năm xem xét các xu hướng lịch sử trong nhiều thập kỷ. IPU cũng công bố các báo cáo mang tính bước ngoặt về phân biệt giới tính và bạo lực trên cơ sở giới trong nghị viện. Bên cạnh đó, IPU còn đưa ra Bộ công cụ tự đánh giá dành cho các nghị viện nhạy cảm về giới và đã được hàng chục nghị viện trên thế giới sử dụng.

Bản thân trong IPU đã có một cơ quan riêng dành cho nữ nghị sĩ là Hội nghị Nữ nghị sĩ. Ngoài ra, Điều lệ của IPU cũng được sửa đổi để thúc đẩy tính đại diện của nữ giới như việc quy định Chủ tịch Ủy ban Nữ nghị sĩ sẽ là thành viên đương nhiên của Ban Chấp hành IPU.

3.Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

Một trong những chức năng chính của IPU là bảo vệ và thúc đẩy quyền công dân cũng như đại diện của họ trong các nghị viện. Với việc thành lập Ủy ban Nhân quyền của các nghị sĩ, IPU có một cơ chế để bảo vệ quyền của các nghị sĩ trên khắp thế giới trong bối cảnh ngày càng nhiều nghị sĩ là nạn nhân của bạo lực, hoặc thậm chí bị đe dọa đến tính mạng vì công việc. IPU cũng tích cực thúc đẩy các chương trình nhân đạo quốc tế nhằm bảo vệ thường dân bị ảnh hưởng bởi các cuộc xung đột hoặc thiên tai, chẳng hạn như những người tị nạn.

4. Thúc đẩy đối thoại và hợp tác liên nghị viện

IPU được thành lập năm 1889 với mục tiêu đầu tiên là thúc đẩy đối thoại liên nghị viện. Hàng năm, IPU tổ chức hai hội nghị quốc tế, quy tụ hơn 1.500 nghị sĩ và các đại biểu để giải quyết các vấn đề trong chương trình nghị sự quốc tế. Do ít bị hạn chế bởi các nghi thức hơn các cuộc họp giữa các bộ trưởng và nguyên thủ quốc gia; các cuộc họp này là nơi lý tưởng để xây dựng cầu nối giữa các quốc gia ở cấp nghị viện.

5. Phát triển bền vững

IPU đặt ra mục tiêu hỗ trợ các nghị viện trên thế giới thúc đẩy thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). Thông qua các cuộc hội thảo, IPU giúp các nghị sĩ trao đổi, thu thập thông tin và hành động để thúc đẩy chương trình nghị sự về phát triển bền vững ở trong nước và quốc tế. Trên cơ sở hợp tác với Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), IPU đã cho ra mắt Bộ công cụ tự đánh giá về việc thực hiện SDGs, giúp các nghị sĩ xác định những kinh nghiệm tốt, cơ hội và bài học kinh nghiệm về cách thể chế hóa và lồng ghép các SDGs vào quy trình lập pháp.

6. Củng cố hòa bình, ngăn ngừa xung đột

IPU là tổ chức đa phương chính trị đầu tiên trên thế giới khuyến khích các quốc gia gặp gỡ và giải quyết những khác biệt bằng biện pháp hòa bình. Trong suốt lịch sử của mình, IPU trở thành một “kênh” ngoại giao nghị viện và đối thoại giữa các quốc gia.

Bên cạnh đó, một trong những chủ đề luôn được quan tâm trong chương trình nghị sự của IPU là đưa ra những khuyến nghị và chia sẻ kinh nghiệm về chính sách để nghị viện đối phó với các mối đe dọa như khủng bố, cực đoan, tội phạm có tổ chức, chiến tranh mạng và vũ khí hủy diệt hàng loạt. IPU đóng một vai trò đặc biệt đối với các quốc gia sau xung đột hoặc đang chuyển đổi sang nền dân chủ, giúp tổ chức các cuộc bầu cử, phát triển quốc hội của họ như những thể chế dân chủ để từ đó hàn gắn tình trạng chia rẽ quốc gia.

7. Thúc đẩy trao quyền cho thanh niên

Thanh niên là tương lai của bất kỳ nền dân chủ nào. Tuy nhiên, chỉ với khoảng 2% số nghị sĩ trên thế giới dưới 30 tuổi, những người trẻ thiếu tiếng nói quan trọng trong các cơ quan đại diện.

Trong thập kỷ qua, IPU đã trao quyền cho các chính trị gia trẻ tuổi để củng cố và trẻ hóa các nền dân chủ; giúp các nền dân chủ trở nên mang tính đại diện hơn cho mọi thế hệ. Năm 2010, IPU đã thông qua nghị quyết Sự tham gia của thanh niên vào tiến trình dân chủ và sau đó thành lập Diễn đàn Nghị sĩ trẻ nhằm mang lại những gương mặt tươi mới hơn cho tiến trình chính trị, bảo đảm rằng tiếng nói của các nghị sĩ trẻ trên khắp thế giới được lắng nghe trong quá trình ra quyết định toàn cầu.

Năm 2018, IPU trở thành tổ chức quốc tế đầu tiên đưa ra các biện pháp khuyến khích nhiều nghị sĩ trẻ hơn tham dự các cuộc họp của mình.

8. Thúc đẩy quản trị toàn cầu

IPU cam kết nâng cao vai trò của các nghị viện trong các vấn đề toàn cầu và bảo đảm rằng các cam kết quốc tế được hiện thực hóa ở cấp quốc gia thông qua quá trình hài hòa pháp luật.

Quan hệ đối tác chiến lược của IPU với Liên Hợp Quốc bảo đảm tiếng nói của nghị viện được lắng nghe trong các quá trình ra quyết định toàn cầu. IPU cũng giúp lồng ghép các cam kết toàn cầu vào công việc hàng ngày của các nghị viện quốc gia và hỗ trợ các nghị viện trong vai trò quan trọng của họ là giám sát các Chính phủ trong quá trình thực hiện các thỏa thuận đa phương.

IPU cũng làm việc với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thông qua cơ chế mà IPU và Nghị viện châu Âu đã khởi xướng từ năm 2003 mang tên “Hội nghị liên nghị viện về WTO”.

Quốc tế

Vụ nổ máy nhắn tin ở Lebanon: HĐBA sẽ họp khẩn cấp, Lebanon chuẩn bị cho kịch bản chiến tranh
Quốc tế

Vụ nổ máy nhắn tin ở Lebanon: HĐBA sẽ họp khẩn cấp, Lebanon chuẩn bị cho kịch bản chiến tranh

Hội đồng Bảo an (HĐBA) Liên Hợp Quốc cho biết sẽ họp khẩn cấp vào ngày 20.9 về vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin ở Lebanon nhằm vào nhóm chiến binh Hezbollah, trong khi Thủ tướng nước này khẳng định Lebanon đang trong tình trạng chiến tranh và đã họp Nội các để chuẩn bị cho các kịch bản.

FED mạnh tay hạ lãi suất và tác động đối với các ngân hàng Trung ương
Quốc tế

FED mạnh tay hạ lãi suất và tác động đối với các ngân hàng Trung ương

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định hạ lãi suất lần đầu tiên kể từ những ngày đầu của đại dịch Covid-19, với mức giảm mạnh tay là 0,5 điểm phần trăm. Quyết định này mở đầu cho giai đoạn nới lỏng tiền tệ của Mỹ và chắc chắn sẽ khuyến khích làn sóng tương tự ở nhiều quốc gia.

Thêm một làn sóng các vụ nổ mới ở Lebanon: Điều gì đã xảy ra?
Quốc tế

Thêm một làn sóng các vụ nổ mới ở Lebanon: Điều gì đã xảy ra?

Chỉ một ngày sau khi hàng nghìn máy nhắn tin phát nổ ở Lebanon, một loạt thiết bị điện tử khác đã phát nổ ngày 18.9 trong làn sóng thứ hai. Phía Lebanon cáo buộc Israel đứng đằng sau cả hai vụ tấn công. Diễn biến mới này đã làm gia tăng mối lo ngại rằng cuộc xung đột âm ỉ giữa hai bên có thể leo thang thành chiến tranh toàn diện; đồng thời khiến dư luận băn khoăn về khả năng các thiết bị bị xâm phạm, đặc biệt là sau khi các vụ đánh bom như vậy đã giết chết hoặc làm bị thương rất nhiều thường dân.

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida
Quốc tế

Chính sách đối ngoại của Nhật Bản giai đoạn hậu Kishida

Ngày 27.9 tới, đảng Dân chủ Tự do cầm quyền (LDP) tại Nhật Bản sẽ tiến hành bầu Chủ tịch mới sau khi Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida, đồng thời là Chủ tịch đảng đương nhiệm bất ngờ tuyên bố không tái tranh cử. Việc ông Kishida từ chức đánh dấu một thời điểm quan trọng không chỉ đối với bối cảnh chính trị trong nước của Nhật Bản mà còn cả khu vực và quốc tế, bởi những tác động sâu sắc của những thay đổi sắp tới đối với các mối quan hệ ngoại giao cũng như ảnh hưởng của Nhật Bản đối với những mối quan hệ này.

Vùng Vịnh với tham vọng trở thành siêu cường AI
Quốc tế

Vùng Vịnh với tham vọng trở thành siêu cường AI

Trong vài năm qua, Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE) đã tiến hành các bước đi quan trọng để trở thành quốc gia dẫn đầu toàn cầu về trí tuệ nhân tạo (AI). Hiện nay, các nước vùng Vịnh khác, đặc biệt là Ảrập Xêút và Qatar, cũng đang tiếp bước khi đầu tư đáng kể vào công nghệ mới này.

Vụ hàng nghìn máy nhắn tin phát nổ ở Lebanon: Nguy cơ leo thang căng thẳng
Quốc tế

Vụ hàng nghìn máy nhắn tin phát nổ ở Lebanon: Nguy cơ leo thang căng thẳng

Ít nhất 9 người đã thiệt mạng và gần 3.000 người bị thương, bao gồm Đại diện ngoại giao của Iran tại Lebanon, khi các máy nhắn tin phát nổ tại các thành trì của Hezbollah trên khắp Lebanon trong một vụ nổ đồng thời chưa từng có. Hezbollah và Chính phủ Lebanon đổ lỗi cho Israel rằng đây là một cuộc tấn công từ xa tinh vi.

Hồi hộp chờ đợi quyết định lãi suất của Fed
Thế giới 24h

Hồi hộp chờ đợi quyết định lãi suất của Fed

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có cuộc họp chính sách vào ngày 17 - 18.9. Các nhà phân tích và nhà đầu tư đang theo dõi từng diễn biến để xem Fed sẽ quyết định nới lỏng lãi suất đến mức nào, hứa hẹn sẽ tạo ra những chấn động lớn trên thị trường tài chính toàn cầu.

Kenya: Kêu gọi xây dựng luật về an toàn trường học
Thế giới 24h

Kenya: Kêu gọi xây dựng luật về an toàn trường học

Sau vụ hỏa hoạn gần đây tại Học viện Hillside Endarasha ở Quận Nyeri khiến 21 học sinh thiệt mạng, hai công dân Kenya đã kiến ​​nghị lên Quốc hội yêu cầu ban hành Luật An toàn và an ninh trường học toàn diện. Ông Anthony Manyara và ông John Wangai, những người kiến ​​nghị, lập luận rằng cần có khuôn khổ pháp lý cụ thể để giải quyết mối đe dọa ngày càng gia tăng của các thảm họa liên quan đến trường học trên khắp cả nước.

Bầu cử Tổng thống Mỹ và tương lai quan hệ Mỹ - Trung
Thế giới 24h

Bầu cử Tổng thống Mỹ và tương lai quan hệ Mỹ - Trung

Khi Hoa Kỳ tiến gần đến cuộc bầu cử Tổng thống năm 2024, động thái giữa hai ứng cử viên hàng đầu là bà Kamala Harris và ông Donald Trump, đang có những tác động đáng kể đến quan hệ Trung Quốc - Hoa Kỳ. Về vấn đề này, các chuyên gia cho rằng, đánh giá quan điểm của các cố vấn chủ chốt của hai ứng cử viên có thể giúp phát hiện sự khác biệt trong cách tiếp cận của họ đối với Trung Quốc.

Australia: Hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân trực tuyến ác ý sẽ bị phạt tù tới 7 năm
Quốc tế

Australia: Hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân trực tuyến ác ý sẽ bị phạt tù tới 7 năm

Để tăng cường bảo vệ thông tin cá nhân của công dân và bảo đảm quyền riêng tư trong thời đại kỹ thuật số, Chính phủ Australia đã trình dự thảo Luật sửa đổi về quyền riêng tư và các quy định khác năm 2024 lên Quốc hội. Do Bộ trưởng Tư pháp Mark Dreyfus thúc đẩy, dự luật này nhằm củng cố pháp luật về quyền riêng tư, đặc biệt tập trung vào việc hình sự hóa hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân một cách ác ý (doxxing).