Không giải quyết theo kiểu tình thế...

Thêm một lần nữa, Hà Nội lại ùn ứ rác mà lý do là bởi người dân xã Hồng Kỳ, huyện Sóc Sơn chặn không cho xe vào bãi rác Nam Sơn. Ngay sau đó, ngày 25.10, Thường trực Thành ủy Hà Nội đã tổ chức họp phiên bất thường nghe các đơn vị liên quan báo cáo, xem xét các khó khăn, vướng mắc nhằm chỉ đạo về xử lý chất thải rắn tại khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn nói riêng và xử lý chất thải rắn nói chung trên địa bàn Hà Nội...

Theo báo cáo của Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thế Hùng tại cuộc họp, khoảng 20h ngày 23.10, người dân xã Hồng Kỳ, xã Nam Sơn đã tập trung đông người ngăn cản không cho xe vận chuyển rác vào 2 cổng Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn dẫn đến công tác tiếp nhận rác ca tối và đêm ngày 23.10 bị ách tắc. Khối lượng rác tiếp nhận trong ngày đến thời điểm người dân chặn không cho xe vào bãi là 3.367 tấn. Sở Xây dựng đã phân luồng xử lý rác thải tạm thời và thành phố cho phép Sở Xây dựng chủ động phương án điều tiết, phân luồng tiếp tục thông báo cho ủy ban các quận, huyện thị xã thực hiện; tiếp tục căn cứ tình hình, chỉ đạo của thành phố để lập kế hoạch tiếp nhận tại khu xử lý Xuân Sơn, Sơn Tây; Cầu Diễn, Bắc Từ Liêm...

Lý giải nguyên dẫn đến việc này, huyện Sóc Sơn cho biết là do người dân bức xúc vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng tăng đặc biệt những ngày gần đây, khu vực bãi rác bốc mùi nồng nặc; các xe chở rác bị ùn ứ, đỗ hàng dài ngoài đường làm rò, rỉ nước rác bốc mùi hôi thối dọc tuyến đường từ đường 35 đi Bắc Sơn, nhất là tại khu vực thôn 2, xã Hồng Kỳ gây tiếng ồn, bốc mùi ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân; việc đổ rác trong bãi lên quá cao, nguy cơ gây mất an toàn cho nhân dân. Bên cạnh đó còn có nguyên nhân tiến độ giải phóng mặt bằng dự án di dân vùng ảnh hưởng môi trường khu Liên hiệp xử lý chất thải Sóc Sơn vùng bán kính 500m từ hàng rào xử lý chưa bảo đảm tiến độ...

Như vậy có thể thấy, "gốc rễ" của việc người dân chặn xe chở rác vấn đề môi trường. Và thực tế, như ý kiến của đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh trao đổi với báo chí là nếu lên khu vực bãi rác Nam Sơn, chúng ta sẽ thấy ô nhiễm kinh khủng, người dân sống ở đây đang phải hít thở không khí ô nhiễm hàng ngày. Vậy nên việc người dân phản ứng là điều không khó hiểu. Còn Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ thì nhấn mạnh, dù thành phố đã đưa ra nhiều cơ chế, chính sách nhưng tình hình chưa có nhiều chuyển biến, đến nay đã phức tạp khi người dân ngăn chặn không cho xe vào khu vực bãi rác. Để xảy ra tình trạng này có nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan, tuy nhiên qua các ý kiến tại hội nghị, nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Có tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, ở dưới đẩy lên, ở trên thì đẩy ngang cho nhau. Công tác phối hợp giữa các cơ quan của huyện, của thành phố chưa tích cực. Việc chỉ đạo tổ chức thực hiện kết luận, văn bản của thành phố còn thiếu trách nhiệm của sở với địa phương, với người dân...

Nhìn nhận vấn đề này "gần" hơn, đại biểu Trần Thị Quốc Khánh đề nghị xem xét trách nhiệm của những người chỉ đạo và tại sao không chi trả tiền đền bù cho người dân. Tiền đền bù hiện đang ở đâu? Ai không chi trả? Từ cấp thành phố đến huyện Sóc Sơn và với địa phương xem xét những người nào đã không thực hiện đúng quy định, những lời hứa với dân trong nhiều năm qua? Thành phố phải chỉ đạo xem xét, không giải quyết kiểu tình thế để dẹp yên vài ba ngày. Phải làm rõ Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường đã giải quyết triệt để với người dân hay chưa hay tiền đền bù vẫn đang “treo lại”, nên cấp huyện, cấp xã không thể chi trả cho dân?

Những vấn đề trên cần thiết phải được làm rõ, bởi như ý kiến của Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ thì tinh thần cuộc họp là nói thẳng, nói thật để nghe tổng thể về các vấn đề tại khu vực bãi rác Nam Sơn; kiểm đếm việc thực hiện kết luận tại cuộc đối thoại của Phó Bí thư Thành ủy Đào Đức Toàn ngày 17.7 với người dân tại xã; xác định nguyên nhân khách quan, chủ quan, trách nhiệm của Ban cán sự UBND thành phố và cấp huyện, cấp xã. Từ đó xác định các việc cần làm ngay và việc cần làm theo lộ trình. Để vụ việc như này mãi là không được, phải giải quyết được vấn đề.

Môi trường

Hà Nội hủy kết quả đấu giá 3 mỏ cát
Môi trường

Hà Nội hủy kết quả đấu giá 3 mỏ cát

Ngày 8.10, theo thông tin từ UBND thành phố Hà Nội, Sở Tài nguyên - Môi trường thành phố Hà Nội vừa có văn bản số 924/QĐ-STNMT-KHTC (ngày 4.10) Quyết định về việc hủy kết quả lựa chọn đơn vị thực hiện gói thầu Tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản (đợt 1) gồm: Mỏ Liên Mạc (Thượng Cát); Mỏ Tây Đằng - Minh Châu; Mỏ Châu Sơn theo Quyết định số 889/QĐ-STNMT-KHTC ngày 16.8.2023 của Sở Tài nguyên - Môi trường.

Giải pháp nâng cao chất lượng sử dụng phân bón trong canh tác lúa ở đồng bằng sông Cửu Long
Môi trường

Giải pháp nâng cao chất lượng sử dụng phân bón trong canh tác lúa ở đồng bằng sông Cửu Long

Ngày 2.10 vừa qua tại TP. Cần Thơ, Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Hiệp hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam (VIETRISA) và Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền tổ chức Hội thảo Quốc gia “Đất và phân bón” lần thứ nhất năm 2024, với chủ đề “Thực trạng độ phì nhiêu đất lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón trong canh tác lúa”.

Lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường
Môi trường

Lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường

Chung tay vì môi trường xanh là mục đích của Chương trình Chiến dịch “World Cleanup Day 2024” - ngày hội thu gom rác thải trên các đường phố, vì môi trường xanh của Thủ đô vừa diễn ra. Đây là hoạt động thiết thực sau khi Thủ đô chịu ảnh hưởng cơn bão số 3.

Hành động chung tay bảo vệ môi trường
Môi trường

Hành động chung tay bảo vệ môi trường

Sáng 22.9, Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng UBND huyện Thanh Trì tổ chức lễ ra quân hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2024.

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất tại 6 tỉnh miền Trung
Xã hội

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất tại 6 tỉnh miền Trung

Mưa lớn do ảnh hưởng của bão số 4 làm độ ẩm đất ở một số khu vực đã gần bão hòa (trên 85%) hoặc đạt trạng thái bão hòa. Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cảnh báo một số khu vực tại 6 tỉnh miền Trung có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất đá trong những giờ tới.

 Kiểm soát chặt báo cáo đánh giá tác động công nghệ xử lý rác
Môi trường

Kiểm soát chặt báo cáo đánh giá tác động công nghệ xử lý rác

Để đánh giá, thẩm định công nghệ các dự án xử lý rác thải, chất thải rắn hiệu quả, đầu tiên chúng ta cần thực hiện tốt cơ chế kiểm soát, lập báo cáo đánh giá tác động tới môi trường xem các công nghệ đó có phát sinh những chất thải độc hại ra môi trường hay không? Đây là nhấn mạnh của Tổng Thư ký Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, Trưởng Ban khoa học, GS.TS Hoàng Xuân Cơ khi đề cập đến vấn đề xử lý rác thải ở nước ta.