Không ai bị bỏ lại phía sau

Theo dõi 2 ngày thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và công tác phòng, chống dịch Covid-19 của đợt 2, Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội Khóa XV được truyền hình trực tiếp, đông đảo cử tri và Nhân dân nông thôn, vùng sâu, vùng xa chắc chắn sẽ rất phấn khởi. Bởi, những vấn đề đặt ra hiện nay đối với khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để không ai bị bỏ lại phía sau đã được những người đại diện của mình phản ánh, đề xuất hết sức thiết thực tại nghị trường kỳ họp.

ĐBQH Leo Thị Lịch (Bắc Giang) phát biểu tại phiên thảo luận sáng 9.11 Ảnh: Quang Khánh
ĐBQH Leo Thị Lịch (Bắc Giang) phát biểu tại phiên thảo luận sáng 9.11
Ảnh: Quang Khánh

Nhiều đề xuất thiết thực cho "tam nông"

Tại nghị trường phiên thảo luận, nhiều đại biểu đã đề nghị Quốc hội, Chính phủ quan tâm hơn, dành nguồn lực thích đáng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân, coi đây là nền tảng căn cốt và cần xác định rõ bất luận trong hoàn cảnh nào thì nông nghiệp vẫn luôn là trụ đỡ, bảo đảm cho sự phát triển ổn định của xã hội và là tiền đề cho các bước phát triển kinh tế - xã hội tiếp theo.

Có thể thấy, đề xuất này càng thiết thực hơn trong giai đoạn trong và sau dịch Covid-19, đặt ra yêu cầu Chính phủ sớm có những giải pháp thiết thực hỗ trợ phục hồi ngay khu vực dễ bị tổn thương này. Không chỉ để phát triển khu vực có lực lượng lao động dồi dào, phát triển ngành được xác định là “trụ đỡ” chính của nền kinh tế, mà còn góp phần khắc phục tình trạng nông dân phải xa xứ mưu sinh, gây không ít hệ lụy cho đời sống xã hội.

Liên quan đến lĩnh vực này, một vấn đề nổi cộm lâu nay tiếp tục được các đại biểu đề cập, hiến kế, đó chính là đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp để không những giảm thiểu tình trạng được mùa, rớt giá, không phải lặp đi lặp lại câu chuyện “giải cứu” cho nông sản, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Quan trọng hơn là nâng cao giá trị sản xuất để người dân gắn bó hơn với nông nghiệp, nông thôn.

Với tinh thần trách nhiệm, các đại biểu đã đề xuất nhiều giải pháp thiết thực. Đó là việc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có chiến lược tăng cường phối hợp với các bộ, ngành liên quan triển khai xây dựng những mô hình mới, kết nối cung cầu, tăng cường liên kết vùng hiệu quả hơn, xây dựng chuỗi cung ứng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chính quy, chuyên nghiệp hơn. Chú trọng liên kết vùng và sự tham gia tích cực của doanh nghiệp và nông dân. Ngành ngoại giao, ngành công thương tiếp cận thị trường nước ngoài, tư vấn cho nông dân để có nơi tiêu thụ nông sản thường xuyên…

Cùng với những giải pháp đại biểu đề xuất, ở góc độ địa phương, sự chủ động của chính quyền trên cơ sở tận dụng tối đa sự phát triển của công nghệ số để tăng cường kết nối cung cầu; tạo ra những kênh, nền tảng bán hàng trực tuyến như một số tỉnh, thành: Hà Nội, Bắc Giang, Hưng Yên… thời gian qua đã cho thấy hiệu quả thiết thực trong đẩy mạnh tiêu thụ nông sản cho người dân ngay trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.

Trên cơ sở lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của cử tri, các đại biểu cũng đã đề xuất việc sớm sửa đổi Luật Đất đai nhằm tạo điều kiện cho người nông dân, các tổ chức dần hình thành những đơn vị sản xuất có quy mô lớn; đồng thời, tăng cường liên kết thông qua các tổ hợp tác, hợp tác xã, góp phần nâng cao chất lượng, giá trị trong sản xuất nông nghiệp.

Hay một vấn đề đông đảo cử tri quan tâm hiện nay cũng đã được phản ánh, đó là giá phân bón và nhiều mặt hàng thiết yếu phục vụ cho sản xuất từ đầu năm đến nay không ngừng tăng cao, giá thức ăn chăn nuôi cũng tăng vọt. Trong khi đó, giá các sản phẩm nông nghiệp lại bấp bênh đặt ra nhiều thách thức cho nông dân trong tiếp tục duy trì sản xuất. Cử tri rất mong muốn Chính phủ, Bộ Công thương, các bộ, ngành Trung ương trước mắt có giải pháp hạ giá phân bón nói riêng và bình ổn các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp như kiến nghị của đại biểu để giảm khó khăn cho sản xuất.

Thúc đẩy vùng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển

Cùng với các giải pháp cho tam nông, tâm tư, nguyện vọng của cử tri vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số cũng đã được những người đại diện của mình thể hiện trách nhiệm trong 2 ngày thảo luận.

Điển hình, theo ĐBQH Leo Thị Lịch (Bắc Giang): sau 16 tháng kể từ khi có Nghị quyết của Quốc hội, đến tháng 10.2021, Thủ tướng Chính phủ mới ban hành Quyết định phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi giai đoạn 2021 - 2030 và giai đoạn 1: 2021 - 2025. Các dự án thuộc Chương trình trong kế hoạch năm 2021 đến nay đều chưa triển khai được vì chưa được giao vốn. Trong khi đó, hầu hết các chương trình, chính sách dân tộc đã hết hiệu lực vào năm 2020. Nhiều chính sách được tích hợp vào chương trình khác. Lo lắng trước thực trạng không triển khai kịp thời Chương trình làm cho các chính sách dân tộc bị gián đoạn, làm chậm cơ hội tiếp cận nguồn lực để phát triển, ảnh hưởng trực tiếp đến đồng bào khu vực vốn đang khó khăn lại càng khó khăn hơn. Đại biểu đề nghị Chính phủ đánh giá, làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm, đồng thời chấn chỉnh, xác định rõ nhiệm vụ thực thi của từng bộ, ngành, địa phương và cơ chế phối hợp trong tổ chức thực hiện thời gian tới.

Cũng phản ánh nội dung này, ĐBQH Đoàn Thị Hảo (Thái Nguyên) đề xuất: Cần lựa chọn những dự án cấp bách để tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm như: Dự án giải quyết tình trạng thiếu đất, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; dự án đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; dự án phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Ở góc độ khác, qua nghiên cứu Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025, ĐBQH Phạm Trọng Nghĩa (Lạng Sơn) cho rằng: Mức độ quan tâm, vai trò và tác động của các chính sách đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi còn rất khiêm tốn. Với mong muốn đồng bào tiếp tục được quan tâm, được tham gia nhiều hơn để không bị bỏ lại phía sau, đại biểu đề nghị Quốc hội xem xét bổ sung nhóm chính sách, giải pháp riêng, hoặc lồng ghép cụ thể hơn vào các chính sách chung, những đặc thù liên quan trực tiếp đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong kế hoạch phát triển kinh tế năm 2022 cũng như trong kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025. Xem xét, bổ sung riêng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong một số chỉ tiêu chung của 16 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, như: chỉ tiêu về giảm nghèo, tỷ lệ lao động qua đào tạo, tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế, tỷ lệ bác sĩ - giường bệnh trên 1 vạn dân; đồng thời, có giải pháp cụ thể đạt được các chỉ tiêu được bổ sung này.

Kỳ họp

Cần hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về phòng, chống dịch bệnh
Thời sự Quốc hội

Cần hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về phòng, chống dịch bệnh

Khẳng định việc Quốc hội ban hành Nghị quyết số 30/2021/QH15 là rất kịp thời, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết theo yêu cầu của thực tiễn trong phòng, chống dịch Covid-19, các đại biểu Quốc hội cho rằng, để tiếp tục duy trì vững chắc thành quả trong phòng, chống đại dịch Covid-19 cần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hơn hệ thống chính sách pháp luật về phòng, chống dịch bệnh cũng như ứng phó với những vấn đề khẩn cấp trong tương lai.

Khẳng định nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự chủ động, nhanh nhạy, quyết đoán của Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Khẳng định nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự chủ động, nhanh nhạy, quyết đoán của Quốc hội

Thảo luận tại tổ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, sáng nay, 22.10, các đại biểu cho rằng, phát triển kinh tế năm 2022 có nhiều điểm sáng, tuy nhiên trong thời gian tới cần làm rõ hơn thực trạng, nguyên nhân khách quan, chủ quan và để xuất các giải pháp cụ thể, phù hợp trong việc giải ngân các gói kích thích phục hồi và phát triển kinh tế, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, quản lý thị trường tài chính…

Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ Ba, Quốc hội Khóa XV
Chính trị

Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ Ba, Quốc hội Khóa XV

Đúng 9h00 sáng nay, 23.5, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội đã khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ Ba, Quốc hội Khóa XV. Đây là kỳ họp đầu tiên của nhiệm kỳ Khóa XV Quốc hội họp tập trung cả kỳ tại Nhà Quốc hội.

Khơi thông và phát huy nguồn lực phát triển
Xây dựng luật

Khơi thông và phát huy nguồn lực phát triển

Tại Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 Luật). Đây là đạo luật nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, pháp luật, khơi thông và phát huy nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19; đơn giản hóa thủ tục đầu tư, kinh doanh, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.
Tham gia nhiều ý kiến sâu sắc, thiết thực
Kỳ họp

Tham gia nhiều ý kiến sâu sắc, thiết thực

Với tinh thần làm việc khẩn trương, nghiêm túc, khoa học, dân chủ và trách nhiệm cao, Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra. Đóng góp chung vào thành công đó, các ĐBQH Đoàn Hà Tĩnh đã tích cực nghiên cứu, tham gia nhiều ý kiến sâu sắc, thiết thực vào các nội dung kỳ họp.
Tiền lệ tốt cho việc tổ chức các kỳ họp bất thường
Kỳ họp

Tiền lệ tốt cho việc tổ chức các kỳ họp bất thường

Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, đoàn kết, trí tuệ. Kết quả kỳ họp thể hiện sự tích cực, chủ động, trách nhiệm cao của Quốc hội trước đòi hỏi của thực tiễn đất nước và mong muốn, nguyện vọng của người dân, doanh nghiệp; sự phối hợp chặt chẽ của Chính phủ và phối hợp chuẩn bị từ sớm của các cơ quan của Quốc hội trong việc chuẩn bị kỳ họp. Khẳng định điều này, các đại biểu Quốc hội cũng cho rằng, việc Quốc hội tổ chức thành công Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất đã giúp Quốc hội có những kinh nghiệm tốt, tạo tiền lệ cho việc tổ chức các kỳ họp bất thường tiếp theo để kịp thời đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn.
Quyết liệt, kịp thời trước những vấn đề cấp bách
Kỳ họp

Quyết liệt, kịp thời trước những vấn đề cấp bách

Theo đại biểu Quốc hội HOÀNG VĂN CƯỜNG (Hà Nội), thành công của Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV trước hết là nhờ công tác chuẩn bị tổ chức bài bản, khoa học và sự điều hành linh hoạt của Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Cùng với đó, là tinh thần làm việc rất khẩn trương, quyết liệt, trách nhiệm, không quản ngại phục vụ Nhân dân, vì lợi ích của Nhân dân của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đội ngũ tham mưu, phục vụ hoạt động của Quốc hội.
Chủ động, quyết liệt trong triển khai thực hiện
Kỳ họp

Chủ động, quyết liệt trong triển khai thực hiện

Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, phạm vi áp dụng rộng, thời gian triển khai ngắn, do đó, quá trình triển khai thực hiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bảo đảm hiệu quả của Nghị quyết. Nhấn mạnh điều này, chuyên gia kinh tế NGUYỄN MINH PHONG, cho rằng, Chính phủ cần khẩn trương ban hành chương trình, kế hoạch hành động ngay, chậm ngày nào là doanh nghiệp, người dân, nền kinh tế khó khăn thêm ngày đó.
Giải quyết các vấn đề cấp bách trong thực tiễn
Kỳ họp

Giải quyết các vấn đề cấp bách trong thực tiễn

Chiều qua, Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV đã khép lại chương trình nghị sự. Từ các địa phương, nhiều ĐBQH, đại biểu HĐND nhấn mạnh: Dù chưa từng có tiền lệ song kỳ họp đã diễn ra hết sức thành công, đạt được mục tiêu cao nhất là giải quyết các vấn đề cấp bách trong thực tiễn. Tinh thần và kết quả của kỳ họp đã tạo ra những khí thế mới, thời cơ mới để đất nước tiếp tục phát triển bền vững, đời sống người dân được nâng cao, niềm tin của Nhân dân ngày càng được củng cố vững chắc.
Chủ động, trách nhiệm cao trước đòi hỏi của thực tiễn đất nước
Kỳ họp

Chủ động, trách nhiệm cao trước đòi hỏi của thực tiễn đất nước

Sau 4,5 ngày làm việc, Kỳ họp bất thường thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV đã bế mạc vào chiều qua, 11.1, hoàn thành toàn bộ chương trình nghị sự, thông qua 4 nghị quyết và 1 luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 luật. Đây là những quyết đáp đặc biệt quan trọng của Quốc hội, đáp ứng đúng, trúng yêu cầu, đòi hỏi cấp bách của thực tiễn đất nước đang đặt ra. Nhấn mạnh điều này, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội BÙI VĂN CƯỜNG mong muốn, ngay sau Kỳ họp, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cần khẩn trương triển khai hiệu quả các nghị quyết, luật ngay từ năm đầu tiên, tạo động lực mới cho sự phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Hoàn thành trọng trách với đất nước, với cử tri và Nhân dân
Kỳ họp

Hoàn thành trọng trách với đất nước, với cử tri và Nhân dân

Trao đổi với PV Báo Đại biểu Nhân dân, nhiều đại biểu Quốc hội đánh giá, các nội dung được trình Quốc hội xem xét, quyết định tại Kỳ họp bất thường đều rất cấp bách, đặc biệt là Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Với tinh thần chủ động, linh hoạt, Kỳ họp bất thường được Quốc hội tổ chức ngay trong những ngày đầu năm mới 2022 được cử tri đặc biệt quan tâm và đặt nhiều kỳ vọng!
Triển vọng mới trong chiến lược phát triển của đất nước
Thời sự Quốc hội

Triển vọng mới trong chiến lược phát triển của đất nước

Theo dõi sát sao diễn tiến và nội dung Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, cử tri và Nhân dân nhận thấy các nội dung kỳ họp rất thiết thực, không chỉ mang hơi thở cuộc sống đến nghị trường mà còn mở ra triển vọng mới trong chiến lược phát triển đất nước. Những đại biểu của dân đã ý thức rõ trách nhiệm chính trị, tập trung trí tuệ, thảo luận, tranh luận sôi nổi, nghiên cứu, phân tích, phòng ngừa trục lợi chính sách, cân nhắc kỹ lưỡng từng vấn đề, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, sâu sắc, thiết thực.