Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện

Bảo đảm linh hoạt, phù hợp với từng hoàn cảnh, điều kiện cụ thể

Chiều 21.10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về một số nội dung còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện.

Bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật

Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy nêu rõ, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội (ĐBQH), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo cơ quan thẩm tra phối hợp chặt chẽ với cơ quan soạn thảo tiến hành rà soát, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật, bảo đảm tính hợp pháp, tính đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật.

Bảo đảm linh hoạt, phù hợp với từng hoàn cảnh, điều kiện cụ thể -0
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Về một số nội dung cụ thể, trước ý kiến của ĐBQH đề nghị báo cáo rõ nguyên nhân vì sao 13 năm qua chưa đấu giá tần số vô tuyến điện, Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ: cuối năm 2009, doanh nghiệp viễn thông mới được cấp phép sử dụng tần số để triển khai công nghệ 3G, trong khi đó doanh nghiệp cần 7 đến 10 năm để triển khai mạng và thu hồi vốn đầu tư. Do vậy, việc đấu giá tần số không được áp dụng ngay khi Luật có hiệu lực. Tháng 12.2016, Bộ Thông tin và Truyền thông thành lập Hội đồng đấu giá băng tần 2600 MHz theo nhu cầu của doanh nghiệp viễn thông triển khai mạng thông tin di động 4G. Trong quá trình triển khai Luật Đấu giá tài sản, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa là cơ quan phê duyệt giá khởi điểm, vừa là cơ quan phê duyệt dự án đầu tư đối với 2 doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực viễn thông, gây khó khăn, vướng mắc khi thực hiện.

Trong các năm 2017-2018, sau khi Bộ xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; trên cơ sở ý kiến của Văn phòng Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan và để bảo đảm chặt chẽ, phù hợp với quy định pháp luật, đến tháng 4.2020 Thủ tướng Chính phủ đồng ý không áp dụng Quyết định số 16/2012/QĐ-TTg (về đấu giá, chuyển nhượng quyền sử dụng tần số vô tuyến điện) mà xây dựng Nghị định mới trước khi tổ chức đấu giá. Ngày 1.10.2021, Chính phủ mới ban hành Nghị định số 88/2021/NĐ-CP về thu tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện, đấu giá, cấp phép, chuyển nhượng quyền sử dụng tần số VTĐ đối với băng tần.

Đấu giá tần số vô tuyến điện là vấn đề mới, khó, chưa có tiền lệ, việc hoàn thiện thể chế chưa theo kịp quá trình phát triển. Tuy nhiên, nguyên nhân chính là do chậm trễ trong rà soát các quy định mới, chưa tổ chức nghiên cứu kỹ kinh nghiệm quốc tế để tham mưu sửa đổi kịp thời văn bản quy phạm pháp luật nhằm tổ chức đấu giá tần số vô tuyến điện; lúng túng trong xử lý các tình huống mới.

“Dưới góc độ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, việc chậm trễ thực hiện đấu giá tần số vô tuyến điện đã được đề cập trong Báo cáo số 324/BC-ĐGS ngày 13.9.2022 của Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021”, Chủ nhiệm Lê Quang Huy nêu rõ.

Tại Báo cáo này cũng nêu rõ phương án hoàn thiện quy định tại điểm c, khoản 17, Điều 1 của dự thảo Luật về sử dụng tần số vô tuyến điện được phân bổ riêng phục vụ quốc phòng, an ninh để kết hợp phát triển kinh tế.

Bảo đảm linh hoạt, phù hợp với từng hoàn cảnh, điều kiện cụ thể -0
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Quy định cụ thể hơn tiêu chí, điều kiện thực hiện 3 hình thức cấp phép

Chủ nhiệm Ủy ban Lê Quang Huy cũng cho biết, dự thảo Luật tiếp tục giữ phương thức cấp giấy phép thông qua đấu giá, thi tuyển và cấp giấy phép trực tiếp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện. Nguyên nhân là do, đấu giá là cách thức phân bổ tài nguyên minh bạch, rõ ràng, mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước. Thi tuyển và cấp trực tiếp đều là cấp phép thực hiện theo thủ tục hành chính, cần thiết phải duy trì khi Nhà nước cần tác động trực tiếp vào thị trường như tạo ra doanh nghiệp mới để thúc đẩy cạnh tranh hoặc khi thực hiện mục tiêu chính sách xã hội (phủ sóng rộng), khuyến khích đưa công nghệ mới vào sử dụng. Từ khi Luật Tần số vô tuyến điện năm 2009 có hiệu lực, mới cấp phép trực tiếp đối với tần số sử dụng cho hoạt động dân sự thông thường mà chưa cấp trực tiếp hoặc đấu giá hay thi tuyển tần số có giá trị thương mại cao.

Bên cạnh đó, tiếp thu ý kiến xác đáng của các ĐBQH, khoản 6 Điều 1 dự thảo Luật được chỉnh lý, quy định cụ thể hơn tiêu chí, điều kiện thực hiện đối với cả ba phương thức cấp phép (đấu giá, thi tuyển và cấp trực tiếp) để bảo đảm tính linh hoạt, phù hợp với từng hoàn cảnh, điều kiện cụ thể; làm rõ loại băng tần, kênh tần số được đấu giá.

Đối với thi tuyển, dự thảo Luật giao Thủ tướng Chính phủ quyết định từng trường hợp cụ thể; cũng như, quy định chi tiết các nội dung mà Luật Đấu giá tài sản quy định thực hiện theo pháp luật chuyên ngành. Ngoài ra, khoản 7 và khoản 9 Điều 1 dự thảo Luật đã được chỉnh lý, quy định rõ điều kiện tham gia đấu giá, thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện và nội dung cam kết triển khai mạng viễn thông.

Bảo đảm linh hoạt, phù hợp với từng hoàn cảnh, điều kiện cụ thể -0
ĐBQH Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Về vấn đề này, cơ bản tán thành với phương án hoàn thiện quy định về cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, ĐBQH Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) cũng lưu ý, khi đấu giá sử dụng băng tần vô tuyến điện, thì tiêu chí về thời gian sử dụng là một tiêu chí quan trọng và phải có trong nội dung đấu giá. Cho rằng, việc nội dung đấu giá chưa đề cập đến thời hạn sử dụng băng tần là không phù hợp, nên theo ĐB Trần Văn Tiến, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện quy định tại khoản 3, Điều 14, dự thảo Luật để phù hợp với nguyên tắc nêu trên.

Về thời hạn cấp lần đầu và các lần gia hạn giấy phép, ĐB Trần Văn Tiến chỉ rõ, giữa khoản d và c của Điều 22 được sửa đổi, bổ sung tại dự thảo Luật chưa thống nhất. Khoản d, Điều 22 quy định, tổng thời hạn cấp lần đầu và các lần gia hạn giấy phép không vượt quá thời hạn tối đa quy định cho từng loại giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện tương ứng; trường hợp cấp lần đầu bằng thời hạn tối đa quy định cho loại giấy phép tương ứng thì chỉ được xem xét gia hạn tối đa là một năm. Trong khi đó, khoản c quy định thời hạn hiệu lực của giấy phép được gia hạn không vượt quá thời hạn của giấy phép viễn thông, giấy phép hoạt động báo chí… Do đó, đại biểu đề nghị, cần sửa khoản d theo hướng trường hợp cấp lần đầu bằng thời hạn tối đa quy định cho loại giấy phép tương ứng sẽ không được cấp phép gia hạn.

Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Sự kiện nổi bật

Quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất, hành động quyết liệt, bảo đảm đạt và phấn đấu vượt các mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đề ra

Lời Tòa soạn: Sáng nay, 18.9, tại trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII đã khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 10. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài phát biểu khai mạc Hội nghị.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Xây dựng Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trở thành hình mẫu về công tác xây dựng Đảng
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Xây dựng Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trở thành hình mẫu về công tác xây dựng Đảng

Chiều 17.9, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống của Học viện (9.1949 - 9.2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất; trực tuyến tới các điểm cầu của các Học viện trực thuộc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính không hài lòng đối với một số ngành, địa phương trả lại vốn đầu tư công
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính không hài lòng đối với một số ngành, địa phương trả lại vốn đầu tư công

Chiều 17.9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 14 của Ban Chỉ đạo nhằm rà soát các công việc sau phiên họp lần thứ 13 và bàn các giải pháp, tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy tiến độ các công trình, dự án.

Chủ tịch Thượng viện Czech, Chủ tịch danh dự Hạ viện Bỉ chia buồn về thiệt hại do bão số 3 gây ra
Chính trị

Chủ tịch Thượng viện Czech, Chủ tịch danh dự Hạ viện Bỉ chia buồn về thiệt hại do bão số 3 gây ra

Trước những thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 (bão Yagi) gây ra tại các tỉnh miền Bắc của Việt Nam, Chủ tịch Thượng viện Cộng hòa Czech Milos Vystrcil và Quốc vụ khanh, Chủ tịch danh dự Hạ viện Bỉ Andre Flahaut đã gửi thư chia buồn tới Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Đỗ Thị Lan thăm, tặng quà người dân bị thiệt hại sau mưa bão
Sự kiện nổi bật

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Đỗ Thị Lan thăm, tặng quà người dân bị thiệt hại sau mưa bão

Ngày 16.9, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Đỗ Thị Lan, ĐBQH tỉnh Quảng Ninh đã đi thăm hỏi, động viên, tặng quà hỗ trợ một số hộ gia đình, người lao động, đoàn viên công đoàn bị thiệt hại do cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão trên địa bàn thị xã Đông Triều, TP Hạ Long (Quảng Ninh).

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về công tác Biển Đông - hải đảo
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về công tác Biển Đông - hải đảo

Ngày 16.9, tại Trụ sở Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các bộ, ban, ngành liên quan, đi sâu đánh giá tình hình triển khai Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các nội dung liên quan trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn chủ trì kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ xuất quân
Xã hội

Sẵn sàng cho lễ xuất quân

Sáng ngày 16.9, tại Hà Nội, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Tổ phó Tổ công tác liên ngành, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng về tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn, đã chủ trì kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ xuất quân Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 6 (BVDC2.6) và Đội Công binh số 3 (ĐCB3) lên đường làm nhiệm vụ tại Liên Hợp Quốc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: 6 điểm tựa Việt Nam giúp vượt qua mọi khó khăn, gian nan, thử thách
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính: 6 điểm tựa Việt Nam giúp vượt qua mọi khó khăn, gian nan, thử thách

Tối 15.9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Chương trình truyền hình đặc biệt 'Điểm tựa Việt Nam' do Đài truyền hình Việt Nam tổ chức, phát sóng trực tiếp trên kênh VTV1, hướng đến người dân vùng lũ lụt, sạt lở đất phải gánh chịu hậu quả do bão số 3 (Yagi) gây ra nhằm lan tỏa tình cảm, sự sẻ chia với những mất mát của Nhân dân do hậu quả của bão lũ, động viên tinh thần kiên cường khắc phục khó khăn, sáng tạo và dũng cảm vì mục tiêu chung.

Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng trao hỗ trợ tỉnh Yên Bái 1,5 tỷ đồng để khắc phục hậu quả thiên tai
Chính trị

Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng thăm, động viên người dân vùng lũ Yên Bái

Ngày 15.9, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng dẫn đầu đoàn công tác đã đến thăm, động viên người dân tỉnh Yên Bái bị ảnh hưởng, thiệt hại do bão số 3.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến về khắc phục hậu quả bão số 3
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến về khắc phục hậu quả bão số 3

Sáng 15.9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 về giải pháp khẩn trương khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.