Khôi phục không gian diễn xướng dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Không gian diễn xướng là yếu tố hết sức quan trọng để dân ca ví, giặm hồi sinh, phát triển. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố, không gian này đã bị sân khấu hóa và đang mai một.

Không gian diễn xướng và giao lưu dân ca ví, giặm tại Quảng trường Hồ Chí Minh và tượng đài Bác Hồ, TP. Vinh - Ảnh: Thu Hậu
Không gian diễn xướng và giao lưu dân ca ví, giặm tại Quảng trường Hồ Chí Minh và tượng đài Bác Hồ, TP. Vinh. Ảnh: Thu Hậu

Không gian diễn xướng của ví, giặm xứ Nghệ rất phong phú, gắn chặt với đời sống lao động sản xuất của nhân dân như: không gian đồng ruộng, không gian rừng núi, không gian lao động sông nước… Hiện nay, do tác động của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, dân ca ví, giặm đã tách khỏi môi trường diễn xướng vốn có của nó và thay thế bằng sân khấu diễn xướng chuyên nghiệp với đạo cụ, ánh đèn... Thiếu môi trường diễn xướng đích thực, nhiều điệu ví, hò nổi tiếng như ví đan lát, ví dệt vải, ví xay gạo, hò kéo gỗ, hò trên sông... mất dần.

Để khôi phục không gian diễn xướng cho dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Đề án phát huy giá trị di sản dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh giai đoạn 2021 - 2025. Trong đó, theo lộ trình sẽ tập trung khôi phục không gian diễn xướng, trò diễn xướng trên sông Lam, diễn xướng phường Vải ở Nam Đàn, phường Chài vùng đồng bằng ven biển Cửa Lò, Nghi Lộc…

Từ cuối tháng 10.2022, Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An đã tổ chức không gian diễn xướng và giao lưu dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh tại Quảng trường Hồ Chí Minh và tượng đài Bác Hồ, TP. Vinh;  tái hiện hình ảnh gần gũi với làng quê xứ Nghệ như cây đa, bến nước, sân đình, khung cửi... Đến đây vào dịp cuối tuần, du khách và người dân được thưởng thức những làn điệu dân ca mộc mạc, sâu lắng do các nghệ nhân ưu tú thể hiện, được giao lưu trải nghiệm hát dân ca.

Chủ tịch Hội Dân ca ví, giặm Sông Lam Nguyễn Thành Ngân cho rằng, việc xây dựng, phục hồi không gian diễn xướng để tạo môi trường cho di sản có thể tồn tại và phát triển tự nhiên, dần đưa dân ca ví, giặm về với cộng đồng dân cư là phù hợp với mục tiêu bảo tồn dân ca - đúng như tiêu chí UNESCO đặt ra khi công nhận dân ca ví, giặm là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Theo Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An Bùi Công Vinh, thời gian tới, ngành sẽ tiếp tục xây dựng và tái tạo thêm một số không gian ví, giặm trên sông Lam, tại thành phố Vinh và tại Bảo tàng Nghệ An, Khu di tích Kim Liên. Bên cạnh đó, ngành nỗ lực xây dựng chính sách hỗ trợ các câu lạc bộ, nghệ nhân; tích cực tuyên truyền, quảng bá dân ca ví, giặm sâu rộng hơn.

Văn hóa

Gốm sứ Bát Tràng, lụa Vạn Phúc là thành viên Mạng lưới các thành phố Thủ công sáng tạo Thế giới
Văn hóa - Thể thao

Gốm sứ Bát Tràng, lụa Vạn Phúc là thành viên Mạng lưới các thành phố Thủ công sáng tạo Thế giới

Ngày 14.2.2025, tại Hoàng Thành Thăng Long sẽ diễn ra Lễ đón nhận làng nghề Gốm sứ Bát Tràng và Dệt Vạn Phúc là thành viên Mạng lưới các thành phố Thủ công sáng tạo Thế giới và Sự kiện trưng bày, trình diễn, tạo tác sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội, năm 2025.

Hồi sinh di sản từ cú hích ghi danh
Văn hóa

Hồi sinh di sản từ cú hích ghi danh

Sau khi được UNESCO ghi danh, công tác bảo tồn và phát huy giá trị nhiều di sản văn hóa phi vật thể đã có chuyển biến tích cực. Dù vậy, thực tế còn không ít thách thức trong quá trình mang lại sức sống mới bền vững cho di sản.

Thay đổi thói quen, xây dựng xã hội văn minh
Văn hóa - Thể thao

Thay đổi thói quen, xây dựng xã hội văn minh

Các Chỉ thị, Công điện của Thủ tướng Chính phủ ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 như một lời nhắc nhở, đồng thời thúc giục mọi người nhanh chóng bắt tay vào công việc, khởi đầu năm mới với tinh thần hăng say, trách nhiệm để đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

Không tổ chức lễ hội tràn lan gây tốn kém, lãng phí
Văn hóa - Thể thao

Không tổ chức lễ hội tràn lan gây tốn kém, lãng phí

Ngày 6.2, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy ký ban hành Công văn số 418/BVHTTDL-VHCS gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc bảo đảm thực hiện nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động lễ hội sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân năm 2025.

Khai hội Đền Huyền Trân xuân Ất Tỵ 2025
Văn hóa - Thể thao

Khai hội Đền Huyền Trân xuân Ất Tỵ 2025

Ngày 6.2, tức mùng 9 tháng Giêng, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Huế tổ chức khai hội Đền Huyền Trân xuân Ất Tỵ 2025, nhằm tri ân công lao to lớn của Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông và công chúa Huyền Trân trong việc mở mang bờ cõi đất nước về phương Nam.

Con người - trung tâm của mọi giá trị
Văn hóa - Thể thao

Con người - trung tâm của mọi giá trị

Bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc có nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra không ít thách thức đối với mỗi cá nhân. Trong bối cảnh này, phát huy hệ giá trị con người trở nên vô cùng quan trọng để tạo ra một xã hội phát triển, bền vững.