Con người - trung tâm của mọi giá trị

Bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc có nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra không ít thách thức đối với mỗi cá nhân. Trong bối cảnh này, phát huy hệ giá trị con người trở nên vô cùng quan trọng để tạo ra một xã hội phát triển, bền vững.

Nguồn lực nội sinh để phát triển đất nước

Nghị quyết Trung ương 5 Khóa VIII của Đảng đã xác định xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn mới với 5 (nhóm) đức tính, giá trị chuẩn mực cụ thể. Đại hội IX của Đảng xác định: “Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hóa, quan hệ hài hòa trong gia đình, cộng đồng và xã hội. Văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy con người tự hoàn thiện nhân cách, kế thừa truyền thống cách mạng của dân tộc, phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra không ít thách thức đối với mỗi cá nhân
Kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra không ít thách thức đối với mỗi cá nhân

Tiếp đó, các kỳ Đại hội X, XI, XII cũng đưa ra các chuẩn giá trị vừa có sự tương đồng vừa có sự khác biệt về số lượng và cách gọi các giá trị. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”; đồng thời, coi trọng xây dựng và phát huy niềm tự hào dân tộc, ý chí tự cường, sức sáng tạo, tinh thần cống hiến vì đất nước, khát vọng phát triển thịnh vượng, lòng nhân ái, sự đồng thuận xã hội, tạo sức mạnh tổng hợp thúc đẩy đất nước phát triển nhanh và bền vững…

Đặc biệt, gần đây nhất, trong buổi trò chuyện chuyên đề tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: “Đích đến của kỷ nguyên vươn mình là dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, phát triển theo chế độ xã hội Xã hội chủ nghĩa, sánh vai với các cường quốc năm châu. Ưu tiên hàng đầu trong kỷ nguyên mới là thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược đến năm 2030, Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước xã hội chủ nghĩa phát triển, có thu nhập cao; khơi dậy mạnh mẽ hào khí dân tộc, tinh thần tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc, khát vọng phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại”.

Theo các chuyên gia, tùy thuộc vào lĩnh vực, đối tượng, chủ thể, góc độ xem xét mà mỗi hệ giá trị lại bao hàm giá trị khác nhau, có cơ cấu, trình tự, thứ bậc khác nhau, nhưng hệ giá trị con người bao giờ cũng ở vị trí trung tâm. Hệ giá trị con người ẩn chứa, kết tinh, thấm đẫm trong nhiều mặt, nhiều nội dung của các hệ giá trị khác như hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình…

PGS.TS. Đặng Thị Lan, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, nhận định, trong sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước, chúng ta đón nhận nhiều cơ hội, song cũng có nhiều thách thức trong tất cả lĩnh vực đời sống xã hội. Muốn phát triển bền vững, một trong những vấn đề quan trọng là tập trung phát triển con người, xem con người là nguồn lực nội sinh để phát triển đất nước.

"Đảng ta luôn đặt con người vào vị trí trung tâm của lịch sử, không ngừng bổ sung cơ chế, chính sách xây dựng con người Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi để con người phát triển về mọi mặt, có những cống hiến quan trọng cho sự nghiệp đổi mới đất nước. Bối cảnh mới cần có con người có những phẩm chất, chuẩn mực tương xứng, phù hợp để phát huy được năng lực của mình, thích ứng trong xã hội hiện đại”, PGS.TS. Đặng Thị Lan nhấn mạnh.

Cảm hứng hành động, sáng tạo

Các hệ giá trị Việt Nam nói chung, hệ giá trị con người nói riêng là một trong những nguồn lực nhân văn vĩ đại của quốc gia, dân tộc, là nguồn nội sinh đặc biệt. Nhận định như vậy, PGS.TSKH. Lương Đình Hải, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phân tích, các nguồn lực khác như tài nguyên, khoáng sản càng khai thác càng bị cạn kiệt, nếu không khai thác thì vẫn vẹn nguyên, không bị bào mòn, tàn lụi. Tuy nhiên, các nguồn lực hệ giá trị nói chung, đặc biệt là nguồn lực hệ giá trị con người, nếu không sử dụng, khai thác, không khơi dậy và phát huy, chẳng những không phát triển mà còn dần lu mờ, tàn lụi, suy giảm và mất dần vai trò, sức mạnh. “Giá trị con người là nguồn lực đặc biệt, nếu liên tục dùng thì không bao giờ hết, không bao giờ cạn kiệt. Càng được khai thác càng được khơi dậy, càng được phát huy thì càng phát triển, phồn thịnh và bùng lên mạnh mẽ”.

16167413161163.jpg

Giá trị con người là nguồn lực đặc biệt, càng được khai thác càng được khơi dậy, càng được phát huy thì càng phát triển, phồn thịnh và bùng lên mạnh mẽ. Nguồn: BHT

Tại hội thảo quốc gia “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, GS.TS. Phùng Hữu Phú, nguyên Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng, kỷ nguyên mới yêu cầu phải phát huy đến mức cao nhất các động lực phát triển đất nước, đặc biệt là tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, ý chí tự chủ, tự lực, tự cường, khát vọng sáng tạo và cống hiến của toàn dân, của con người Việt Nam.

Thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam 95 năm qua đã chứng minh hùng hồn, trong những bước phát triển nhảy vọt của cách mạng, chủ nghĩa yêu nước, sức mạnh đại đoàn kết, tinh thần đấu tranh, lao động, sáng tạo của Nhân dân, của con người Việt Nam là nguồn gốc của mọi thắng lợi. Bởi vậy, theo GS.TS. Phùng Hữu Phú, kỷ nguyên mới với những mục tiêu lịch sử, đòi hỏi khách quan phải phát huy đến mức cao nhất tinh thần, ý chí, sức mạnh của Nhân dân - chủ thể đóng vai trò trung tâm của sự nghiệp kiến tạo kỷ nguyên mới. Cần chuyển hóa chủ trương, quyết sách, ý chí của Đảng thành nhận thức, cảm hứng hành động, sáng tạo của toàn dân, của mỗi người Việt Nam.

Từ nghiên cứu và quan sát thực tiễn, PGS.TS. Trịnh Văn Tùng, Viện Lãnh đạo học và Chính sách công, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, chỉ ra, xây dựng hệ chuẩn mực xã hội của con người Việt Nam trong bối cảnh mới chính là tuân thủ ba tiểu hệ thống chuẩn mực xã hội: pháp luật, đạo đức và tôn giáo, tín ngưỡng. “Phát huy hệ giá trị con người, xây dựng hệ chuẩn mực xã hội của con người Việt Nam không chỉ là nhiệm vụ của mỗi cá nhân mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội. Sự gặp gỡ giữa các chuẩn mực ấy mang lại hạnh phúc cho mỗi người. Đây cũng chính là điều kiện của xã hội hạnh phúc”.

Văn hóa - Thể thao

Người trẻ giữ văn hóa trong thời đại số
Văn hóa - Thể thao

Người trẻ giữ văn hóa trong thời đại số

Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia thúc đẩy mạnh mẽ những sáng kiến trong lĩnh vực văn hóa. Bởi thực tế thời gian qua, nhiều người trẻ đã tích cực ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trên hành trình bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc.

Tác giả Hoàng Hữu Thắng chia sẻ về cuốn sách. Ảnh:ITN
Văn hóa

Tái bản sách “Hành trình biến những điều không thể thành có thể”

Không có tài nguyên, hãy tận dụng trí tuệ. Không có chỗ dựa, hãy tự mình tạo nền móng. Không có cơ hội, hãy kiên trì mở lối. Đây chính là tinh thần làm việc quyết liệt được tác giả Hoàng Hữu Thắng - CEO Intech Group - chia sẻ trong cuốn sách của mình với quá trình xây dựng Intech Group từ một doanh nghiệp non trẻ trở thành tập đoàn lớn mạnh.

Hiện thực chiến tranh và khát vọng hòa bình
Văn hóa

Hiện thực chiến tranh và khát vọng hòa bình

Dành cả cuộc đời ghi lại những khoảnh khắc chân thực của đời sống chiến đấu, vẻ đẹp Việt Nam, họa sĩ Lê Lam - một trong những tên tuổi của nền mỹ thuật hiện thực cách mạng Việt Nam - đã để lại di sản không chỉ mang giá trị nghệ thuật mà còn khắc họa sâu sắc lịch sử hào hùng của dân tộc.

Thúc đẩy hợp tác xuất bản Việt Nam - Cuba
Văn hóa

Thúc đẩy hợp tác xuất bản Việt Nam - Cuba

Đại sứ Cuba tại Việt Nam, đại diện Cục Xuất bản, In và Phát hành, Hội Nhà văn Việt Nam và nhà xuất bản Kim Đồng vừa có cuộc trao đổi nhằm đưa ra các sáng kiến trong lĩnh vực hợp tác xuất bản, thúc đẩy tình đoàn kết, hòa bình, hội nhập, quan hệ tốt đẹp và các giá trị văn hóa chân chính của cả hai quốc gia.

Hội thảo “Nguyễn Đình Khánh - Cuộc đời và sự nghiệp” sáng 16.3
Văn hóa - Thể thao

Nguyễn Đình Khánh - người đặt nền móng cho nhiếp ảnh Việt Nam

Hội thảo “Nguyễn Đình Khánh - Cuộc đời và sự nghiệp” sáng 16.3 tôn vinh công lao to lớn, toàn diện của nhà nhiếp ảnh Nguyễn Đình Khánh (Khánh Ký) đối với nhiếp ảnh Việt Nam. Ông là một thợ ảnh tài hoa, doanh nhân thành đạt, người có tấm lòng yêu nước sâu sắc và tinh thần dân tộc cao cả.

Văn hóa - Thể thao

Xúc tiến, quảng bá bài bản về du lịch nông nghiệp, nông thôn

Theo PGS.TS. Phạm Hồng Long, Trưởng khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), du lịch nông nghiệp, nông thôn có nhiều tiềm năng phát triển, song việc truyền thông, quảng bá hiện nay vẫn tập trung vào du lịch biển đảo, văn hóa, đô thị và sinh thái. Để khai thác tốt tiềm năng của du lịch nông nghiệp, nông thôn, cần có chiến lược xúc tiến, truyền thông quảng bá bài bản đến du khách trong và ngoài nước.

Ký ức sân ga và những chuyến tàu
Văn hóa

Ký ức sân ga và những chuyến tàu

Chương trình Thời gian ơi! Kể chuyện (21h30 ngày 16.3 trên kênh VTV3) với chủ đề "Sân ga và những chuyến tàu" sẽ mang đến cho khán giả một hành trình đầy cảm xúc qua ký ức.

Lễ hội Vía Bà Chúa xứ núi Sam vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
Văn hóa - Thể thao

Lễ hội Vía Bà Chúa xứ núi Sam vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Ngày 14.3, tại TP. Châu Đốc, UBND tỉnh An Giang tổ chức họp báo cung cấp thông tin về việc tổ chức lễ đón bằng UNESCO ghi danh “Lễ hội Vía Bà Chúa xứ núi Sam” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Khai hội Vía Bà Chúa xứ núi Sam năm 2025.

Hình thành xã hội học tập tại khu dân cư
Văn hóa - Thể thao

Hình thành xã hội học tập tại khu dân cư

Từ thiết chế nhà văn hóa tại tổ, bản, xã, thị trấn, một số địa phương đã xây dựng thành không gian học tập, sinh hoạt văn hóa với nhiều hoạt động phong phú, phục vụ người dân đa dạng lứa tuổi. Các mô hình này đã bước đầu góp phần hình thành xã hội học tập ngay tại khu dân cư.