3 hướng chính định hình tương lai âm nhạc số Việt Nam

Thị trường nhạc số Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi sự phát triển của các nền tảng kỹ thuật số cùng hệ sinh thái chuyên nghiệp. Đây là thời điểm để xây dựng một thị trường âm nhạc kỹ thuật số Việt Nam sáng tạo và giàu tiềm năng.

Năm 2024, thị trường nhạc số Việt Nam đạt độ tăng trưởng và chín muồi vượt bậc, được thúc đẩy bởi các nền tảng kỹ thuật số, mạng xã hội và các chương trình giải trí. Hệ sinh thái sôi động này tiếp thêm động lực thúc đẩy các nghệ sĩ thể hiện sự sáng tạo và bản sắc; đồng thời hợp tác trong những dự án sáng tạo, mang âm nhạc nhiều sắc màu đến cho khán giả. Sự chuyên nghiệp hóa của ngành, được hỗ trợ bởi các doanh nghiệp dịch vụ, quản lý, thương hiệu, truyền thông và cộng đồng người hâm mộ, khiến nền văn hóa Việt phong phú sắc hương.

Nghiên cứu của Đại học RMIT Việt Nam vừa chỉ ra những xu hướng mới đang định hình tương lai nền âm nhạc sôi động nước nhà. Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Thăng Long, Chủ nhiệm nhóm nghiên cứu về âm nhạc số và Phó chủ nhiệm bộ môn Truyền thông (Truyền thông chuyên nghiệp) tại RMIT, các khuynh hướng đang nổi trong nền âm nhạc số gồm: Mix and Match - nhóm nhạc và nghệ sĩ mashup; gia tăng tính chuyên nghiệp trong quản lý âm nhạc; hành vi ứng xử của nghệ sĩ ngày càng được quan tâm; vai trò âm nhạc trong phát triển văn hóa - hợp tác công - tư; người hâm mộ nhiệt thành trở nên quan trọng; tác động của trí tuệ nhân tạo trong sáng tác và tiêu thụ âm nhạc…

Các ứng dụng nghe nhạc như Spotify đang trở nên phổ biến ở Việt Nam. Nguồn: Pexels

Các ứng dụng nghe nhạc như Spotify đang trở nên phổ biến ở Việt Nam. Nguồn: Pexels

Trong các xu hướng này, PGS. TS. Nguyễn Văn Thăng Long chỉ ra 3 hướng phát triển chính có ý nghĩa quan trọng trong việc định hình lại tương lai của ngành.

Tính chuyên nghiệp trong quản lý “chiếm sóng”

Sự phát triển nhanh chóng của ngành âm nhạc giải trí dấy lên nhu cầu về dịch vụ quản lý chuyên nghiệp. Ngày càng nhiều nghệ sĩ độc lập tìm hướng phát triển sự nghiệp có hệ thống, từ định hướng nghệ thuật đến hợp đồng kinh doanh. Thay đổi này cho phép họ tập trung vào sáng tạo còn khía cạnh thương mại có đội ngũ quản lý lo.

Trưởng phòng Labels & Artist Solutions tại Believe Việt Nam Tôn Nữ Như Ngọc nhấn mạnh tầm quan trọng của tính chuyên nghiệp ngay cả trong những chi tiết tưởng chừng nhỏ: “Nhiều nghệ sĩ chưa chú trọng tối ưu hóa trang cá nhân của họ trên các nền tảng nhạc số như Spotify, Apple Music... Nếu muốn phát triển, nghệ sĩ cần chú ý tính chuyên nghiệp trong từng hoạt động nhỏ nhất như cập nhật hình ảnh, thông tin, sáng tạo trong cách quảng bá bài hát mới để tăng khả năng tiếp cận và tương tác với khán giả trên các nền tảng”.

Ưu tiên tiêu chuẩn đạo đức

Khi ngành âm nhạc ngày càng thương mại hóa và ảnh hưởng của nghệ sĩ ngày càng lớn, công chúng và thương hiệu càng kỳ vọng vào chuẩn mực đạo đức và hành vi chuyên nghiệp của nghệ sĩ. Xu hướng “âm nhạc có trách nhiệm” nhấn mạnh rằng nghệ sĩ không chỉ cần tài năng mà còn phải bảo đảm việc tuân thủ pháp luật, tôn trọng bản quyền và phù hợp với các giá trị của khán giả.

Trưởng bộ phận Phát triển kinh doanh tại Zing MP3 & Zing Media Trần Thị Mai Anh lưu ý đến sự giám sát ngày càng cao đối với nghệ sĩ: “Nghệ sĩ ngày nay phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ về tuyên bố, hình ảnh và âm nhạc. Zing MP3 áp dụng các điều khoản nghiêm ngặt, kiểm duyệt kỹ lưỡng từ khóa và nội dung bài hát, bảo đảm tuân thủ tiêu chuẩn đạo đức, bảo vệ hình ảnh cho nền tảng và nghệ sĩ”.

Hợp tác công - tư thúc đẩy phát triển văn hóa

Hợp tác công - tư đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức các sự kiện văn hóa và âm nhạc. Những sự kiện như Liên hoan Âm nhạc quốc tế Hò Dô (HOZO) tại TP Hồ Chí Minh và Lễ hội âm nhạc Monsoon ở Hà Nội là minh chứng cho thành công của mô hình hợp tác này.

Ông Nguyễn Tiến Huy, nhà sáng lập và CEO tại Pencil Group, nêu bật tầm quan trọng của quan hệ hợp tác này: “Các sự kiện văn hóa và âm nhạc hợp tác công - tư đang được đẩy mạnh hơn, thu hút nhiều sự quan tâm và các tổ chức đa dạng hơn nhằm tạo sân khấu cho nghệ sĩ kết nối và tri ân với khán giả địa phương”.

Các sự kiện như vậy không chỉ cho các nghệ sĩ nền tảng thể hiện mà còn đóng góp đáng kể vào kinh tế địa phương qua việc thúc đẩy du lịch và các dịch vụ liên quan. Các sự kiện này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn di sản văn hóa, đồng thời đẩy mạnh kinh tế bền vững và phát triển xã hội.

PGS. TS. Nguyễn Văn Thăng Long, Chủ nhiệm nhóm nghiên cứu và Phó chủ nhiệm bộ môn Truyền thông tại RMIT Việt Nam. Ảnh: NVCC

PGS. TS. Nguyễn Văn Thăng Long, Chủ nhiệm nhóm nghiên cứu và Phó chủ nhiệm bộ môn Truyền thông tại RMIT Việt Nam. Ảnh: NVCC

Nền âm nhạc số Việt Nam cho thấy khả năng sẵn sàng tiếp tục phát triển và đổi mới không ngừng. Như PGS. TS. Nguyễn Văn Thăng Long gợi ý, đây là thời điểm vàng để các nghệ sĩ, mạng lưới các doanh nghiệp trong ngành, các cơ quan quản lý và người yêu âm nhạc chung tay xây dựng một thị trường âm nhạc kỹ thuật số Việt Nam chuyên nghiệp, sáng tạo và giàu tiềm năng.

"Thách thức nằm ở việc duy trì đà phát triển hiện nay song song với giải quyết các yêu cầu phức tạp của mặt bằng kỹ thuật số không ngừng phát triển. Lấy những xu hướng mới nổi này làm kim chỉ nam, ngành âm nhạc Việt ở vị trí thuận lợi để tiếp tục quỹ đạo tăng trưởng mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa độc đáo và thúc đẩy đổi mới sáng tạo nghệ thuật” - PGS. TS. Nguyễn Văn Thăng Long nói.

Văn hóa - Thể thao

 “Đệ nhị thiên sơn” sẽ được đánh thức
Du lịch - Thể thao

“Đệ nhị thiên sơn” sẽ được đánh thức

Với độ cao 837 mét, cao thứ hai ở vùng Nam Bộ chỉ sau núi Bà Đen ở Tây Ninh, Núi Chứa Chan không chỉ sở hữu cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn mang trong mình những giá trị văn hóa, tâm linh sâu sắc cùng những lễ hội đậm chất truyền thống. Những tiềm năng ấy rất cần được đánh thức.

Tự hào một dải non sông
Văn hóa - Thể thao

Tự hào một dải non sông

Những ấn phẩm ngợi ca vẻ đẹp quê hương đất nước, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng là điểm nhấn trong loạt ấn phẩm của nhà xuất bản Kim Đồng chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Tư, 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Tọa đàm “Phở - Hành trình trở thành di sản UNESCO và lan tỏa quốc tế” sáng 19.4
Văn hóa

Định chuẩn và nâng tầm phở Việt

Theo các chuyên gia, trên cơ sở kiểm kê, định vị chuẩn với những giá trị cốt lõi, chúng ta hoàn toàn có cơ sở làm hồ sơ trình UNESCO ghi danh phở là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Lưu giữ ký ức chung về chiến tranh cách mạng
Văn hóa

Lưu giữ ký ức chung về chiến tranh cách mạng

Trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc và đến hôm nay, đề tài chiến tranh cách mạng vẫn là mạch nguồn cảm hứng sáng tác của nhiều nhà văn. Từ những tác phẩm mang đậm hơi thở chiến trường, ghi lại những hy sinh thầm lặng và lòng quả cảm phi thường của các chiến sĩ, đến những trang viết suy tư hậu chiến, đề tài này không ngừng được khám phá và tái hiện dưới nhiều góc độ.

Huế tiên phong phát triển du lịch di sản xanh
Văn hóa

Huế tiên phong phát triển du lịch di sản xanh

Sáng 19.4, tại Quảng trường Ngọ môn Đại Nội Huế, diễn ra sự kiện đặc biệt “Huế - Tiên phong phát triển du lịch di sản xanh và thành phố xe đạp”. Sự kiện này mở ra hướng đi chiến lược cho phát triển du lịch di sản gắn với bảo tồn và phát triển bền vững của Huế.

Thưởng thức phở ngô Hà Giang tại Hà Nội
Văn hóa - Thể thao

Thưởng thức phở ngô Hà Giang tại Hà Nội

Món phở ngô độc đáo của người Mông ở Quản Bạ, Hà Giang đang được giới thiệu trong Festival Phở 2025, diễn ra từ ngày 18 - 20.4 tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội. Với vị ngon đậm đà cùng màu vàng lạ mắt, phở ngô khiến nhiều thực khách muốn được thưởng thức.

“Đất nước trọn niềm vui” - Tấm lòng của văn nghệ sĩ Quân đội
Văn hóa - Thể thao

“Đất nước trọn niềm vui” - Tấm lòng của văn nghệ sĩ Quân đội

Tối 20.4 tại Hội trường Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đất nước trọn niềm vui”, kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025). Theo Thiếu tướng, Nhạc sĩ NGUYỄN XUÂN THỦY, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, chương trình là khúc tráng ca khẳng định sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sức mạnh và ý chí quyết chiến, quyết thắng của quân và dân ta, khơi dậy tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc.

Một buổi sinh hoạt Góc đọc cuối tuần tại NXB Kim Đồng. Ảnh: KĐ
Văn hóa - Thể thao

Kết nối tri thức - từ trang sách đến độc giả

Với nỗ lực không ngừng kiến tạo hệ sinh thái tri thức vững mạnh, các đơn vị xuất bản Việt Nam đã chủ động tổ chức nhiều chương trình giao lưu, giới thiệu, quảng bá sách. Những hoạt động này không chỉ là cầu nối giữa tác giả và độc giả, mà còn là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy văn hóa đọc trong cộng đồng.