Khai hội Đền Huyền Trân xuân Ất Tỵ 2025

Ngày 6.2, tức mùng 9 tháng Giêng, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Huế tổ chức khai hội Đền Huyền Trân xuân Ất Tỵ 2025, nhằm tri ân công lao to lớn của Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông và công chúa Huyền Trân trong việc mở mang bờ cõi đất nước về phương Nam.

Đây là hoạt động văn hóa tiêu biểu của Festival Huế, Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 - Lễ hội mùa Xuân. Như đã trở thành thông lệ, cứ mỗi độ xuân về, Trung tâm Văn hóa Huyền Trân, một địa chỉ văn hóa tâm linh, trở nên rộn ràng trong sự nô nức của nhân dân và du khách thập phương về chiêm bái tổ tiên, tri ân những người đã có công mở mang bờ cõi và cầu nguyện những điều tốt lành của một năm mới.

le-hoi-den-tran1.jpg
Dâng hương tri ân công lao to lớn của Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông. Ảnh: Nhật Minh

Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông là vị vua anh minh, người dẫn dắt dân tộc và làm nên đỉnh cao của nền văn minh Đại Việt, tầm vóc của một thời đại lớn trong lịch sử Việt Nam. Công chúa Huyền Trân gần 720 năm trước đã hy sinh tình riêng để góp công sức mở mang bờ cõi Đại Việt lập nên vùng Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế có vị thế trọng yếu trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Với chủ đề “Ngưỡng vọng tiền nhân”, theo Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Huế Phan Thanh Hải, lễ hội Đền Huyền Trân xuân Ất Tỵ 2025 gồm chuỗi hoạt động đầu xuân mang nhiều ý nghĩa, nhằm phát huy giá trị văn hóa Huế và thôi thúc những khát vọng cùng quyết tâm nỗ lực để xây dựng thành phố Huế ngày càng phát triển, xứng tầm là trung tâm văn hóa du lịch đặc sắc của cả nước và khu vực Đông Nam Á, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam.

le-hoi-den-tran.jpg
Tái hiện hoạt cảnh công chúa Huyền Trân trong hành trình mở cõi về đất phương Nam. Ảnh: Nhật Minh

Ngay sau phần nghệ thuật tái hiện hoạt cảnh công chúa Huyền Trân trong hành trình mở cõi về đất phương Nam và đánh trống khai hội, các đại biểu, du khách đã dâng hương lên án thờ công chúa Huyền Trân.

Trước đó, Ban tổ chức đã thực hiện phần nghi lễ theo đúng phong tục truyền thống, trước là để cáo yết các bậc tiền nhân, sau là để cầu mong cho quốc thái dân an, phong điều vũ thuận, mùa màng bội thu, nhà nhà no ấm, hạnh phúc.

Nằm trong chương trình lễ hội, du khách còn được trải nghiệm các hoạt động nghệ thuật đầu xuân như nghệ thuật bài chòi, trò chơi dân gian, biểu diễn võ thuật, trình diễn áo dài, thư pháp, làm nón lá, bánh ngũ sắc...

Văn hóa - Thể thao

Tây Ninh sôi động với chuỗi sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch đầu Xuân Ất Tỵ 2025
Văn hóa - Thể thao

Tây Ninh sôi động với chuỗi sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch đầu Xuân Ất Tỵ 2025

Những ngày đầu năm mới 2025, tỉnh Tây Ninh đã khoác lên mình một diện mạo tươi mới, rực rỡ sắc màu với hàng loạt hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch chào mừng Tết cổ truyền và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Không khí lễ hội tràn ngập khắp các con phố, làng quê, mang đến cho người dân một mùa xuân ấm áp, vui tươi và đầy ý nghĩa.

Hồi sinh di sản từ cú hích ghi danh
Văn hóa

Hồi sinh di sản từ cú hích ghi danh

Sau khi được UNESCO ghi danh, công tác bảo tồn và phát huy giá trị nhiều di sản văn hóa phi vật thể đã có chuyển biến tích cực. Dù vậy, thực tế còn không ít thách thức trong quá trình mang lại sức sống mới bền vững cho di sản.

Thay đổi thói quen, xây dựng xã hội văn minh
Văn hóa - Thể thao

Thay đổi thói quen, xây dựng xã hội văn minh

Các Chỉ thị, Công điện của Thủ tướng Chính phủ ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 như một lời nhắc nhở, đồng thời thúc giục mọi người nhanh chóng bắt tay vào công việc, khởi đầu năm mới với tinh thần hăng say, trách nhiệm để đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

Không tổ chức lễ hội tràn lan gây tốn kém, lãng phí
Văn hóa - Thể thao

Không tổ chức lễ hội tràn lan gây tốn kém, lãng phí

Ngày 6.2, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy ký ban hành Công văn số 418/BVHTTDL-VHCS gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc bảo đảm thực hiện nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động lễ hội sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân năm 2025.