Khai mở hướng nghiên cứu mới về địa lý hành chính ở Việt Nam

Hai nghiên cứu có giá trị quan trọng của học giả Nguyễn Văn Huyên về địa lý hành chính, phong tục, tập quán của người Việt lần đầu được giới thiệu trong tác phẩm “Địa lý hành chính và tập quán của người Việt”.

Cơ sở cho sự hiểu biết về phong tục, tập quán

Học giả Nguyễn Văn Huyên có thể được xem là người Việt Nam đầu tiên tiếp cận lĩnh vực nghiên cứu địa lý hành chính một cách khoa học, hiện đại và để lại dấu ấn đáng kể, với sự kế thừa truyền thống ghi chép địa chí, địa dư đã có từ nhiều thế kỷ trước ở Việt Nam, kết hợp với những tri thức cùng phương pháp nghiên cứu mới từ các học giả người Pháp.

Trong cuốn sách "Địa lý hành chính và tập quán của người Việt", bên cạnh đơn vị làng/xã vốn đã được bản thân Nguyễn Văn Huyên điều tra, khảo tả rất kỹ trong các công trình trước đây, lần này ông muốn nhìn địa lý hành chính ở một tầng bậc cao hơn qua hai đơn vị tỉnh và tổng. Đây cũng chính là hai đơn vị hành chính riêng khác với nhiều nét đặc thù của Việt Nam truyền thống, ở đó thể hiện rất rõ sự phân tầng và quản trị của chính quyền phong kiến trung ương, cũng đồng thời bộc lộ một cách sinh động nhất đời sống của người dân quê vùng đồng bằng Bắc bộ.

Khai mở hướng nghiên cứu mới về địa lý hành chính ở Việt Nam -1
Cuốn sách "Địa lý hành chính và tập quán của người Việt"

Khác với các học giả người Pháp, Nguyễn Văn Huyên có vị thế và điều kiện của một trí thức bản địa, cho phép ông thấu thị tất cả sự thống nhất lẫn phức tạp, hợp tác lẫn đấu tranh, giằng co giữa các làng/xã trong một tổng xung quanh một chiếc chiếu giữa chốn đình chung hay một cái ao, một khoảnh đất bồi có thể đem lại nhiều quyền lợi.

Ta có thể bắt gặp những nhận xét rất thú vị từ đôi mắt sắc sảo và không kém phần dí dỏm của Nguyễn Văn Huyên về những người dân quê: “Thực tế là, phải rất kiên nhẫn mới có thể sống ở vùng nông thôn Bắc Bộ: bằng chứng là phải sau hai đợt ném bom thực sự chết chóc thì hôm nọ những người Hà Nội mới quyết tâm rời thành phố để về ‘làng mình’.”

Một điểm nữa cần nhấn mạnh trong các nghiên cứu địa lý hành chính của Nguyễn Văn Huyên là bên cạnh những hiểu biết và trực giác sâu sắc của mình, ông còn sử dụng rất nhuần nhuyễn các phương pháp và kỹ thuật của địa lý nhân văn, hành chính như thực địa, vẽ bản đồ, phân tích số liệu, lập bảng biểu, sơ đồ… qua đó cung cấp “một mỏ thông tin” như ông khẳng định. Vì thế, các kết quả nghiên cứu địa lý hành chính của ông đã vượt xa các ghi chép địa chí trước kia đồng thời đặt nền tảng cho các tri thức khoa học về Việt Nam truyền thống.

Trong khi đánh giá vai trò tiên phong trong nghiên cứu địa lý hành chính của Nguyễn Văn Huyên, chúng ta không thể không thừa nhận mối quan tâm xuyên suốt và thường trực của ông về vấn đề phong tục, tập quán của người Việt. Nói cách khác, đối với Nguyễn Văn Huyên, nghiên cứu địa lý hành chính là cơ sở cho phép ông đi sâu hơn, hiểu một cách cặn kẽ cũng như rộng rãi hơn những phong tục, tập quán trong đời sống của người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Tại chương trình ra mắt sách sáng 5.2, tại Phố Sách Hà Nội, PGS.TS. Bùi Xuân Đính, nguyên Trưởng phòng Nghiên cứu các dân tộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường, Viện Dân tộc học, cho rằng: Phong tục tập quán là đề tài lớn trong dân tộc học, dù nghiên cứu địa lý hành chính hay theo các hướng khác cũng không thể bỏ qua phong tục tập quán. Điểm nhấn trong công trình nghiên cứu của Nguyễn Văn Huyên là đặt phong tục tập quán trong mối quan hệ với các yếu tố khác, như lịch sử cư dân, các yếu tố kinh tế, xã hội…

Khai mở hướng nghiên cứu mới về địa lý hành chính ở Việt Nam -0
PGS.TS. Bùi Xuân Đính chia sẻ tại chương trình

Những nghiên cứu mới lần đầu được xuất bản

Biên tập viên Đào Lê Tiến Sỹ, người biên tập cuốn sách cho biết, trong lần xuất bản này, cuốn sách “Địa lý hành chính và tập quán của người Việt” của Nguyễn Văn Huyên có hai công trình lần đầu được công bố gồm: “Nghiên cứu tập quán người Việt” và “Nghiên cứu về một tổng của người Việt: tổng Dương Liễu”. Do tình thế phức tạp những năm 1944 - 1945, các công trình này chưa có cơ hội được in thành sách, mà mới chỉ tồn tại ở dạng bản thảo của tác giả.

Công trình “Nghiên cứu tập quán của người Việt” xuất phát từ bài diễn thuyết của Nguyễn Văn Huyên ngày 18.7.1943. Còn công trình “Nghiên cứu về một tổng của người Việt: tổng Dương Liễu” là bản thảo viết tay được thực hiện năm 1944, hiện do gia đình tác giả lưu giữ.

Cả hai công trình trên đều là những nghiên cứu sắc sảo, có giá trị quan trọng của Nguyễn Văn Huyên về địa lý hành chính và về phong tục, tập quán của người Việt. Điểm nhấn của cả hai công trình này là Nguyễn Văn Huyên đều điều tra, khảo sát một đơn vị hành chính mà theo ông là mang nhiều nét điển hình của làng quê Việt Nam: tổng Dương Liễu.

Nếu như công trình thứ nhất cho ta một bức tranh khái quát về tập quán của người Việt dựa trên một trường hợp  cụ thể, thì ở công trình thứ hai lại đưa ra những phân tích hết sức chi tiết, tỉ mỉ về tổng Dương Liễu ở các khía cạnh: cư trú (vấn đề sử dụng đất đai, các điểm tụ cư, giao thông,…) và dân số (vấn đề về tỷ lệ sinh/tử, gia tăng dân số, kết hôn…).

Cũng trong hai công trình này, ta có thể nhận thấy phương pháp làm việc đặc biệt nghiêm cẩn và khoa học của Nguyễn Văn Huyên qua việc đi thực địa và vẽ lại sơ đồ các tổng/làng/xã, việc lập bảng số liệu để đối chiếu, so sánh. Riêng về sơ đồ tổng Dương Liễu, Nguyễn Văn Huyên, dù mới chỉ dừng ở bản vẽ tay chưa hoàn thiện, đã lập trên 20 sơ đồ khác nhau, ở cả cấp độ bao quát lẫn chi tiết, ở nhiều phạm vi, khu vực khác nhau. Hoặc khi khảo sát về vấn đề dân số ở tổng Dương Liễu, Nguyễn Văn Huyên cũng lập hàng chục bảng số liệu ở các thời điểm, giai đoạn hoặc nội dung khác nhau.

Có thể nói, “Địa lý hành chính và tập quán của người Việt” đã cho thấy những nghiên cứu khoa học có tính chất kinh điển về học thuật của Nguyễn Văn Huyên. Bên cạnh những công trình đã được giới học thuật thừa nhận từ lâu, sự trở lại và xuất bản của các nghiên cứu chưa được công bố của ông cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc gợi mở những tham khảo cho hậu thế, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang tiến hành cải cách hành chính và thực hiện công cuộc chấn hưng văn hóa.

Văn hóa - Thể thao

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Văn hóa

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Ngày 2.4 (tức ngày mùng 5.3 năm Ất Tỵ), UBND huyện Thạch Thất tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh "Hội chùa Tây Phương" vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng chùa Tây Phương được công nhận bảo vật quốc gia và khai hội Chùa Tây Phương năm 2025.

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương
Văn hóa - Thể thao

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương

Thời đại Hùng Vương là một trong những giai đoạn quan trọng nhất của lịch sử Việt Nam, đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của dân tộc. Hai cuốn sách "Thời đại Hùng Vương (lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)" và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam" do NXB Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu, cung cấp cái nhìn toàn diện về giai đoạn này.

Định hình giá trị nghệ thuật trong kỷ nguyên mới
Văn hóa - Thể thao

Định hình giá trị nghệ thuật trong kỷ nguyên mới

Trong bối cảnh công nghệ số và xu hướng toàn cầu hóa, đời sống nghệ thuật đối diện với thách thức chưa từng có. Sự thay đổi trong quan niệm thẩm mỹ và cách thức sáng tạo buộc nghệ sĩ phải tìm kiếm luồng gió mới, định hình giá trị truyền thống trong kỷ nguyên mới.

"Vạn trái tim - Một niềm tin”
Văn hóa - Thể thao

"Vạn trái tim - Một niềm tin”

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa chính thức phát động Giải chạy “Vietcombank Run & Share 2025: Vạn trái tim - Một niềm tin” tại Công viên Hòa Bình, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Việc ra mắt các sản phẩm chất lượng sẽ góp phần đưa du lịch tàu biển Việt Nam phát triển
Du lịch - Thể thao

Du lịch tàu biển cần chiến lược tổng thể để bứt phá

Liên tiếp các siêu du thuyền quốc tế cập cảng Việt Nam những tháng đầu năm cho thấy tiềm năng phát triển của du lịch tàu biển. Theo các doanh nghiệp, cần có chiến lược tổng thể để thúc đẩy du lịch tàu biển bứt phá hơn nữa, trong đó tập trung cải thiện cơ sở hạ tầng, dịch vụ và chính sách thu hút khách.

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại
Văn hóa - Thể thao

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại

Những món ăn nổi tiếng không chỉ gợi nhớ về một Hà Nội đầy hoài niệm, mà còn chứa đựng giá trị to lớn trong nhịp sống hiện đại. Cùng với việc lưu giữ những công thức gia truyền quý báu qua nhiều thế hệ, người Hà Nội đang nỗ lực sáng tạo để đưa ẩm thực Thủ đô vươn tầm quốc tế.

Du khách trải nghiệm ứng dụng tìm kiếm và đặt phòng khách sạn tại các điểm du lịch
Du lịch - Thể thao

Thúc đẩy doanh nghiệp du lịch ứng dụng công nghệ

Nhằm tạo cơ hội để doanh nghiệp du lịch tiếp cận và ứng dụng công nghệ, tại Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam tại Hà Nội - VITM Hà Nội 2025 sẽ có gian hàng giới thiệu các ứng dụng tiêu biểu của trí tuệ nhân tạo (AI), robot trong lĩnh vực lữ hành, khách sạn và dịch vụ du lịch.

Gắn kết nghệ sĩ và công chúng
Văn hóa - Thể thao

Gắn kết nghệ sĩ và công chúng

Trong bối cảnh nghệ thuật đang chuyển mình qua những mô hình kết nối trên toàn thế giới, các hoạt động nhằm tăng cường không gian thử nghiệm, trải nghiệm, giao lưu, tương tác nghệ sĩ - công chúng trở thành nhịp cầu quan trọng, kéo gần khoảng cách giữa nghệ thuật với đời sống…

Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội thu hút nhiều doanh nghiệp tư nhân
Văn hóa - Thể thao

Để kinh tế tư nhân trở thành đòn bẩy phát triển công nghiệp văn hóa

Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, nếu được định hướng và hỗ trợ từ Nhà nước, kinh tế tư nhân sẽ là động lực thúc đẩy sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa, đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế, tích cực tham gia xây dựng xã hội văn minh, hiện đại...