<I>Con Lạc cháu Hồng</I> từ góc độ nghiên cứu biểu tượng

Lâu nay cụm từ con Lạc cháu Hồng thường gắn với niềm tự hào về giống nòi của người Việt. Vậy Lạc, Hồng ở đây là gì? Vì sao có các danh xưng nói trên? Nghiên cứu của Ts Đinh Hồng Hải (Viện Nghiên cứu văn hóa) từ phân tích biểu tượng đã mở ra góc nhìn mới cho vấn đề gây nhiều tranh cãi này.

Theo Lĩnh Nam chích quái liệt truyện, quyển I, cháu ba đời họ Viêm Đế Thần Nông là Đế Minh sinh ra Đế Nghi, nhân đi tuần thú phương Nam, tới miền Ngũ Lĩnh, gặp con gái bà Vụ Tiên, đem lòng yêu thích, lấy về, sinh ra Lộc Tục, dung mạo đoan chính, sớm tỏ ra thông minh nhanh nhẹn. Đế Minh thấy thế lấy làm lạ, cho nối ngôi vua, nhưng Lộc Tục nhường cho anh là Đế Nghi, không dám vâng mệnh. Đế Minh vì vậy lập Đế Nghi thay mình cai trị đất Bắc, phong cho Lộc Tục làm Kinh Dương Vương cai trị phương Nam, lấy hiệu nước là Xích Quỷ. Kinh Dương Vương lấy con gái của Động Đình Quân là Long Nữ, sinh ra Sùng Lãm, ấy là Lạc Long Quân, thay cha trị nước. Như vậy, Rồng chỉ Lạc Long Quân và Tiên chỉ Âu Cơ. Về khái niệm “cháu Hồng”, trong sách Lĩnh Nam chích quái có phần Hồng Bàng thị (họ Hồng Bàng) giải thích, người Việt chúng ta thuộc họ ấy. Chữ Hồng xuất phát từ Hồng Bàng. Chúng ta có họ Lạc, họ Hồng, và thuộc dòng dõi của Lạc Long Quân và Âu Cơ.

Từ những dẫn giải trên, Ts Đinh Hồng Hải đặt câu hỏi: Vậy vật tổ của người Việt có phải là chim Lạc không? Người Việt có vật tổ không? Từ Lạc, theo giải thích của Ts Đinh Hồng Hải từ góc độ nghiên cứu biểu tượng, có hai cách tiếp nhận, một là con chim Lạc, hai là họ của Lạc Long Quân. Trên thực tế, mặc nhiên chúng ta tiếp nhận cả hai cách lý giải như thế. Hình tượng chim Lạc từng xuất hiện trong các tác phẩm của Gs Đào Duy Anh: Lịch sử cổ đại Việt Nam (1956), Nguồn gốc dân tộc Việt Nam (1958). Theo đó, ông đã căn cứ vào thư tịch cổ Trung Hoa gọi dân tộc ta là dân tộc Lạc Việt rồi sáng tác ra huyền thoại về những người Lạc Việt có nguồn gốc ở Giang Nam (chỉ chung vùng đất ở phía nam sông Dương Tử, tức Trường Giang). Hàng năm theo gió mùa, giống “hậu điểu” theo theo đường biển di cư sang miền Bắc nước ta. Người Việt cổ cũng theo giống chim trong cuộc di cư ấy. Gs Đào Duy Anh viết: “Những hậu điểu khắc trên trống đồng chính là vật tổ (totem) của những chủ nhân trống đồng, tức là người Lạc Việt”. Và: “Cái hình thuyền với các thủy thủ kỳ hình quái trạng chạm trên mặt trống đồng Ngọc Lũ là tiêu biểu cho những con thuyền chở tổ tiên họ (tức người Lạc Việt) từ bờ biển Giang Nam đến miền quê hương mới (tức miền Bắc Việt Nam) cũng như những con chim bay và chim đậu chạm ở mặt trống đồng chính là hình chim Lạc vật tổ của người Lạc Việt”.

Tuy nhiên, kết luận của Gs Đào Duy Anh đã không nhận được sự đồng tình của Gs Kiều Thu Hoạch trong bài viết in Tạp chí Văn hóa Dân gian năm 2009. Gs Kiều Thu Hoạch khẳng định: “cách Gs Đào Duy Anh gọi chữ Lạc là Lạc Việt hay chữ Lạc chỉ vật tổ của người Việt đều không liên quan gì đến hình tượng chim”. Các tác giả chép đi chép lại rất nhiều nhưng đều dựa trên ý kiến của Gs Đào Duy Anh: chim Lạc là loài chim xuất phát từ vùng Giang Nam (Trung Quốc), di cư sang đất của người Việt. Người Lạc Việt coi con chim này là vật tổ của mình.

Xem xét từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau, Ts Đinh Hồng Hải kết luận, căn cứ vào việc phân tích chữ Hán cho thấy, tác giả viết từ Lạc Việt trong cuốn Giao Châu ngoại vực ký là người Hán, khi đến đất Lạc Việt đã ghi lại rằng: “Ở khu vực Giao Chỉ có Lạc Vương, Lạc Hầu, Lạc Tướng và họ đều sử dụng lợi ích từ Lạc điền”. Xét về chữ Lạc Vương, như Gs Đào Duy Anh phân tích, là ông vua của tộc Lạc và Lạc là vật tổ của chúng ta; dưới vua có Lạc Tướng, Lạc Hầu; Lạc điền là ruộng của người Lạc. Tuy nhiên, chữ Lạc bắt nguồn từ tên phiên âm, được ghi lại bằng chữ Hán. Lạc - theo âm Hán hiện đại người ta thường gọi là lộ (lọ, ló) hay những âm gần như thế. Như vùng Quảng Trị, Thừa Thiên, Thanh Hóa hiện nay vẫn dùng từ ló để chỉ lúa… Từ đó có thể hiểu, lạc điền là ruộng lúa của người Việt. “Từ truyền thuyết và những phân tích bước đầu về thành ngữ con Lạc cháu Hồng, chúng ta có quyền tự hào và sử dụng nó trong văn học. Nhưng để làm cứ liệu lịch sử, rõ ràng không phù hợp lắm” - Ts Đinh Hồng Hải nói.

Văn hóa

Đưa chất liệu tơ tằm của Hà Nội vào thiết kế thương hiệu Malaika
Văn hóa - Thể thao

Đưa chất liệu tơ tằm của Hà Nội vào thiết kế thương hiệu Malaika

Chiều 25.11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ( Sở NN và PTNT) TP. Hà Nội làm việc làm việc với bà Barbara Ebbli - Nhà sáng lập và thiết kế thương hiệu Malaika (Italia). Đây là một trong những hoạt động kết nối hợp tác nhằm đổi mới mẫu mã, thiết kế và nâng cao giá trị cho sản phẩm làng nghề.

Đừng để thuế thành rào cản phát triển văn hóa
Văn hóa - Thể thao

Đừng để thuế thành rào cản phát triển văn hóa

Theo chương trình dự kiến, chiều 26.11 Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một nội dung vẫn đang thu hút sự quan tâm là tăng thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ văn hóa - nghệ thuật từ 5% lên 10%. PGS. TS. BÙI HOÀI SƠN, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, “tha thiết đề nghị xem xét cẩn trọng” nội dung này, tránh tạo rào cản trong phát triển văn hóa.

Trao giải Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu nội dung cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Văn hóa - Thể thao

Trao giải Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu nội dung cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng 25.11, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu về nội dung cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

Tạo sức sống mới cho di sản văn hóa Huế
Văn hóa - Thể thao

Tạo sức sống mới cho di sản văn hóa Huế

Chiều 23.11, tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ đón nhận bằng của UNESCO công nhận Di sản tư liệu “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” và công bố hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể điện Thái Hòa.

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”
Văn hóa - Thể thao

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”

Chứa đựng những giá trị tinh thần sâu sắc của dân tộc, di sản văn hóa phi vật thể dù không có hình hài cụ thể, nhưng lại có thể được chuyển hóa thành tài sản vật chất, thành “kho vàng, kho bạc”. Khi được khai thác, di sản văn hóa phi vật thể sẽ trở thành cảm hứng sáng tạo nên sản phẩm công nghiệp văn hóa.

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk
Văn hóa - Thể thao

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk

Sáng 22.11, tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh khai mạc triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22.11.1904 - 22.11.2024); 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024).

Hình ảnh tại triển lãm 3D. ảnh: TTLTI
Văn hóa - Thể thao

Lịch sử Kiên Giang qua hình ảnh và tài liệu lưu trữ

Với hơn 200 tài liệu, bản đồ lần đầu tiên được công bố, triển lãm 3D trực tuyến “Giới thiệu hình ảnh, tài liệu lưu trữ về địa giới hành chính tỉnh Kiên Giang xưa và nay” nhằm lan tỏa giá trị của tài liệu lưu trữ, tạo thuận lợi cho người xem dễ dàng tiếp cận thông tin về địa giới hành chính Kiên Giang qua các thời kỳ.