Nâng cao hiệu quả đối thoại, thương lượng tập thể

Hướng tới giải quyết vấn đề người lao động quan tâm

Ban hành Chương trình Nâng cao hiệu quả công tác đối thoại, thương lượng tập thể giai đoạn 2023 – 2028, Ban chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất thực hiện có hiệu quả, đi vào chiều sâu công tác đối thoại, hướng tới giải quyết các vấn đề được nhiều đoàn viên, người lao động (ĐV, NLĐ) quan tâm, các vấn đề cốt lõi của tổ chức Công đoàn; tổ chức thương lượng tập thể nhiều cấp độ, với nhiều đối tác; mở rộng độ bao phủ; nâng cao số lượng, chất lượng thỏa ước lao động tập thể…

Tăng mạnh số lượng, chất lượng thỏa ước lao động tập thể

Nhiệm kỳ 2018 - 2023, các cấp công đoàn đã tích cực triển khai công tác đối thoại, thương lượng tập thể, đạt kết quả trên nhiều mặt. Công tác đối thoại được triển khai rộng tại các cấp, giải quyết được nhiều vấn đề lớn, thiết thực, tác động đến đông đảo ĐV, NLĐ, tổ chức công đoàn. Công tác thương lượng tập thể ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả, tăng mạnh về số lượng, chất lượng thỏa ước lao động tập thể. Qua đó, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam.

1554_kyketthoauoc3121.jpg
Ký kết Thỏa ước lao động tập thể Tập đoàn Điện lực Việt Nam năm 2021. Ảnh: Thanh Huyền

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đối thoại, thương lượng tập thể của các cấp công đoàn còn một số tồn tại, hạn chế cần phải khắc phục và có giải pháp đồng bộ, tổng thể trong nhiệm kỳ 2023 - 2028. Cùng với đó, Thực hiện Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII, tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, nhằm tạo bước đột phá trong công tác đối thoại, thương lượng tập thể, Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành Chương trình “Nâng cao hiệu quả công tác đối thoại, thương lượng tập thể giai đoạn 2023 - 2028”.

Với mục tiêu nâng cao số lượng, chất lượng đối thoại, thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể; xây dựng, củng cố, phát huy vai trò của cán bộ công đoàn các cấp; đầu tư đủ nguồn lực để thực hiện đối thoại, thương lượng tập thể. Góp phần tạo việc làm bền vững, cải thiện tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, chất lượng bữa ăn ca, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động cho ĐV, NLĐ, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.

Tập trung ký kết thỏa ước lao động tập thể với các nội dung có lợi

Chương trình Nâng cao hiệu quả công tác đối thoại, thương lượng tập thể giai đoạn 2023 - 2028”, Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề ra chỉ tiêu hàng năm cụ thể như: 100% công đoàn cơ sở doanh nghiệp khu vực nhà nước, ít nhất 85% công đoàn cơ sở doanh nghiệp, đơn vị ngoài khu vực nhà nước tham gia với người sử dụng lao động ban hành, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; 100% công đoàn cơ sở doanh nghiệp khu vực nhà nước…

Hướng tới đạt chỉ tiêu đến năm 2028, 100% công đoàn ngành trung ương và tương đương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ động đề xuất với cấp ủy, chính quyền, chuyên môn cùng cấp tổ chức hoặc phối hợp tổ chức đối thoại, tiếp xúc, gặp gỡ ĐV, NLĐ, cán bộ công đoàn ít nhất 2 cuộc. Ít nhất 83% doanh nghiệp, đơn vị có tổ chức công đoàn đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được công đoàn thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật. Thỏa ước lao động tập thể bao phủ ít nhất 85% tổng số NLĐ tại các doanh nghiệp, đơn vị có tổ chức công đoàn trong toàn hệ thống. Ít nhất 50% thỏa ước lao động tập thể do tổ chức công đoàn ký kết hoặc tham gia ký kết được xếp loại chất lượng đạt loại B trở lên.

Để thực hiện hiệu quả mục tiêu, chỉ tiêu đề ra, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất nâng cao chất lượng tham mưu xây dựng chủ trương của Đảng, tham gia xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến ĐV, NLĐ, tổ chức công đoàn. Bằng việc tập trung tham gia xây dựng chủ trương, chính sách, pháp luật về lao động, công đoàn, việc làm, tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, bữa ăn ca, chế độ thai sản, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nhà ở, thiết chế văn hóa, chính sách phúc lợi… dành cho NLĐ; các chính sách đối với lao động làm việc trong các ngành, nghề nặng nhọc, độc hại; xác định tiền lương tối thiểu đảm bảo mức sống tối thiểu; điều chỉnh vùng áp dụng tiền lương tối thiểu…

Cùng với đó, nâng cao nhận thức của ĐV, NLĐ, cán bộ công đoàn, các đối tác về vai trò, tầm quan trọng của đối thoại, thương lượng tập thể. Thực hiện hiệu quả, đi vào chiều sâu công tác đối thoại, hướng tới giải quyết các vấn đề được nhiều ĐV, NLĐ quan tâm, các vấn đề cốt lõi của tổ chức công đoàn. Tổ chức thương lượng tập thể nhiều cấp độ, với nhiều đối tác; mở rộng độ bao phủ; nâng cao số lượng, chất lượng thỏa ước lao động tập thể. Thông qua việc tập trung ký kết thỏa ước lao động tập thể với các nội dung có lợi cho người lao động so với quy định của pháp luật.

Đẩy mạnh việc thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể về tiền lương, hệ thống thang lương, bảng lương, định mức lao động; tiền thưởng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; bữa ăn ca, an toàn vệ sinh lao động; chế độ phúc lợi; điều kiện, thời gian làm việc của cán bộ công đoàn… Tiếp tục xây dựng, phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp trong đối thoại, thương lượng tập thể. Bố trí đủ nguồn lực thực hiện hiệu quả hoạt động đối thoại, thương lượng tập thể

Xã hội

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương
Địa phương

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có quyết định về việc sắp xếp, tổ chức lại cơ cấu tổ chức của Sở Công thương, trong đó tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk (thuộc Bộ Công thương) và tổ chức lại thành Chi cục Quản lý thị trường tỉnh trực thuộc Sở Công thương.

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo
Đời sống

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo

Dù lực lượng mỏng, địa bàn rộng và hiểm trở, nhưng cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Hà Giang vẫn bám sát cơ sở, nỗ lực đưa nguồn vốn chính sách đến với đồng bào. Với 162 cán bộ, người lao động đang công tác tại 5 phòng chuyên môn cấp tỉnh và 10 phòng giao dịch huyện, NHCSXH Hà Giang đang phục vụ 93.640 hộ vay trên toàn địa bàn. Mỗi cán bộ, mỗi tập thể đều "cháy" hết mình vì nhiệm vụ, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội nơi địa đầu Tổ quốc.

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp
Đời sống

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đã “nới lỏng” hơn các quy định về chế độ bảo hiểm thất nghiệp, giúp người sử dụng lao động và người lao động tiếp cận thuận lợi hơn từ nguồn kinh phí. Theo đó, để thực hiện được mục tiêu này, phải đảm bảo được sự cân đối nguồn hỗ trợ kinh phí từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

Các đại biểu tham quan, đánh giá giải pháp băm rơm kết hợp xử lý vi sinh để phân hủy nhanh thành phân bón hữu cơ tại ruộng, giúp giảm phát thải trong canh tác lúa. Ảnh: PV
Môi trường

Canh tác lúa giảm phát thải: Hành trình nâng cao giá trị hạt gạo Việt

Tại Đồng bằng sông Cửu Long, một cuộc cách mạng canh tác đang diễn ra, hướng tới sự bền vững, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường. Dự án "Canh tác lúa giảm phát thải phục vụ phát triển bền vững vùng nguyên liệu lúa gạo xuất khẩu của đồng bằng sông Cửu Long", do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền chủ trì thực hiện, đang tạo ra những thay đổi tích cực.

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long
Xã hội

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long

Không có sổ khám bệnh, lấy máu không đeo găng tay y tế, “vẽ bệnh” hù doạ bệnh nhân để moi tiền … là những thông tin nhóm PV điều tra Báo Đại biểu Nhân dân thu thập được tại Phòng khám đa khoa Hoàng Anh, Tổ 2, khu 4A (phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).