Dư âm Hội thảo và giao lưu công tác lần thứ 11 giữa Văn phòng Quốc hội Việt Nam và Ban Thư ký Quốc hội Lào

Hợp tác sâu rộng, lợi ích thiết thực

Đánh giá cao kết quả hội thảo và giao lưu công tác lần thứ 11 giữa Văn phòng Quốc hội Việt Nam và Ban Thư ký Quốc hội Lào, Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Tổng Thư ký Quốc hội Lào PINGKHAM LASASIMMA khẳng định, thành công của hội thảo góp phần tăng cường quan hệ phối hợp, hợp tác giữa hai cơ quan ngày càng sâu rộng, đem lại lợi ích thiết thực cho Nhà nước và Nhân dân hai nước Lào - Việt Nam.

Thảo luận nhiều nội dung có ý nghĩa thiết thực

- Bà đánh giá như thế nào về kết quả Hội thảo trao đổi kinh nghiệm và giao lưu công tác lần thứ 11 giữa Văn phòng Quốc hội Việt Nam và Ban Thư ký Quốc hội Lào?

- Hội thảo trao đổi kinh nghiệm và giao lưu công tác lần thứ 11 giữa Văn phòng Quốc hội Việt Nam và Ban Thư ký Quốc hội Lào đã thành công tốt đẹp. Tại Hội thảo, hai bên đã tập trung trao đổi kinh nghiệm trong 4 chuyên đề: kinh nghiệm trong nâng cao chất lượng công tác thư ký tổng hợp phục vụ kỳ họp Quốc hội; kinh nghiệm đổi mới công tác phục vụ kỳ họp Quốc hội: kỳ họp không văn bản giấy và kỳ họp trực tuyến; kinh nghiệm nâng cao chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền của Văn phòng Quốc hội; kinh nghiệm tham mưu cho đại biểu Quốc hội tham dự kỳ họp Quốc hội và tăng cường công tác phối hợp giữa Văn phòng Quốc hội/Ban Thư ký Quốc hội với Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND các tỉnh, thành phố. Ngoài các bài tham luận chuyên đề, các đại biểu đã thảo luận nhiều nội dung có ý nghĩa thiết thực, bổ sung kinh nghiệm cho nhau nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả công tác tham mưu, phục vụ Quốc hội.

Tổng Thư ký Quốc hội Lào Pingkham Lasasimma - ảnh: T.Chi

Thành công của hội thảo sẽ góp phần tăng cường quan hệ phối hợp, hợp tác giữa hai cơ quan trong việc tiếp tục cải tiến, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu, phục vụ hoạt động của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội hai nước; tăng cường tình cảm gắn bó giữa Văn phòng Quốc hội Việt Nam và Ban Thư ký Quốc hội Lào.

Hội thảo và giao lưu công tác lần này là hình thức thiết thực nhằm cụ thể hóa các thỏa thuận hợp tác mới được ký kết giữa hai Quốc hội, hai Văn phòng Quốc hội nhân chuyến thăm chính thức CHDCND Lào của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ (tháng 5.2022). Đặc biệt, hội thảo lần này càng có ý nghĩa đặc biệt hơn khi diễn ra trong không khí hai Đảng, hai Nhà nước đã và đang tổ chức kỷ niệm Năm Đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 2022.

- Bà đánh giá như thế nào về cơ chế trao đổi kinh nghiệm giữa Văn phòng Quốc hội Việt NamBan Thư ký Quốc hội Lào?

- Tôi đánh giá cao cơ chế trao đổi kinh nghiệm và giao lưu công tác giữa Văn phòng Quốc hội Việt Nam và Ban Thư ký Quốc hội Lào. Bên cạnh trao đổi kinh nghiệm về công tác chuyên môn, hai bên còn tổ chức nhiều hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể thao hữu nghị, tham quan các điểm du lịch và di tích lịch sử. Những hoạt động này giúp hai bên có cơ hội không chỉ giao lưu gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, xây dựng tình cảm gắn kết, thân thiết giữa cán bộ, nhân viên Văn phòng Quốc hội Việt Nam và Ban Thư ký Quốc hội Lào; đồng thời, góp phần tuyên truyền, giáo dục cho các thế hệ cán bộ, nhân viên của hai cơ quan giúp việc của Quốc hội hai nước về tình hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt giữa Việt Nam - Lào, được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Kaysone Phomvihane và Chủ tịch Souphanouvong kính yêu của chúng ta dày công vun đắp.

Tiếp tục triển khai các hoạt động hợp tác thiết thực, hiệu quả

-  Nhằm triển khai thực hiện các thỏa thuận hợp tác giữa hai Quốc hội, Văn phòng Quốc hội Việt Nam và Ban Thư ký Quốc hội Lào, bà có thể cho biết phương hướng hợp giữa Văn phòng Quốc hội Việt Nam và Ban Thư ký Quốc hội Lào?

- Trong khuôn khổ hội thảo và giao lưu công tác lần này, tôi và Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đã hội đàm nhằm đánh giá kết quả phối hợp, đồng thời thống nhất phương hướng hợp tác trong giai đoạn tới, tiếp tục triển khai các thỏa thuận hợp tác hai bên đã ký kết.

Hai bên sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong công tác tham mưu, phục vụ hoạt động hợp tác giữa hai Quốc hội, cả song phương và đa phương; tiếp tục thường xuyên trao đổi kinh nghiệm trong công tác tham mưu phục vụ việc xây dựng pháp luật, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước theo nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội.

Hợp tác sâu rộng, lợi ích thiết thực -0
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường và Tổng Thư ký Quốc hội Lào Pingkham Lasasimma cùng các đại biểu tại lễ bế mạc Hội thảo trao đổi kinh nghiệm giữa Ban Thư ký Quốc hội Việt Nam và Ban Thư ký Quốc hội Lào

Về trao đổi Đoàn, hai bên sẽ phối hợp trong công tác tham mưu phục vụ việc đón tiếp Lãnh đạo Quốc hội, nguyên Lãnh đạo Quốc hội và các đoàn đại biểu Quốc hội các cấp thăm song phương, giao lưu công tác, thăm kết hợp khám sức khỏe và nghỉ dưỡng tại hai nước; tiếp tục tổ chức trao đổi đoàn đại biểu, đoàn chuyên gia giữa Văn phòng Quốc hội Việt Nam và Ban thư ký Quốc hội Lào.

Hai bên sẽ tiếp tục tổ chức Hội thảo và giao lưu công tác giữa Văn phòng Quốc hội Việt Nam và Ban thư ký Quốc hội Lào luân phiên 2 năm/lần; tiếp tục triển khai các hoạt động bồi dưỡng đào tạo cán bộ; hợp tác về lĩnh vực thông tin, thư viện, tuyên truyền và xây dựng Phòng truyền thống Quốc hội Lào. Ngoài ra, Văn phòng Quốc hội Việt Nam hỗ trợ Ban thư ký Quốc hội Lào trong việc chủ trì Hội nghị Quốc hội ba nước Campuchia - Lào - Việt Nam vào năm 2023, Đại hội đồng AIPA vào năm 2024 và các hội nghị khác liên quan…

- Tòa nhà Quốc hội Lào là món quà mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam tặng Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào đã được đưa vào vận hành. Việc đưa vào vận hành tòa nhà Quốc hội có ý nghĩa như thế nào trong triển khai các hoạt động của Quốc hội Lào, thưa bà?

- Tòa nhà Quốc hội Lào là món quà mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam tặng Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào, là biểu tượng của tình hữu nghị đoàn kết đặc biệt Lào - Việt Nam. Bắt đầu từ khi bàn giao và đưa vào vận hành từ tháng 8.2021, Quốc hội và Ban thư ký Quốc hội Lào đã áp dụng vào thành nơi làm việc của đại biểu Quốc hội, tổ chức kỳ họp thường lệ và kỳ họp bất thường, tổ chức hội thảo trao đổi bài học kinh nghiệm, tổ chức; bồi dưỡng đào tạo chuyên môn cho cán bộ, công chức của Quốc hội, để tiếp khách trong và ngoài nước.
Tòa nhà Quốc hội mới cũng đã trở thành địa điểm tham quan nổi tiếng, đặc biệt là tầng lớp thanh niên, thế hệ trẻ, thế hệ kế tiếp của Lào để tìm hiểu, học hỏi về hệ thống chính trị, bộ máy tổ chức và hoạt động của cơ quan lập pháp, cơ quan đại diện cho quyền và lợi ích của người dân. Đây cũng là nơi để thế hệ trẻ Lào học hỏi về truyền thống hữu nghị đoàn kết đặc biệt giữa hai nước Lào - Việt Nam.
Một lần nữa, tôi xin thay mặt Quốc hội Lào và Nhân dân Lào bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ to lớn, quý báu, thiết thực, hiệu quả và kịp thời của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào trước đây và trong giai đoạn giữ gìn, xây dựng, phát triển đất nước hiện nay.

- Xin cảm ơn Bà!

Nhật An thực hiện 

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Đình Toản: Tạo động lực tiếp tục triển khai các hoạt động hợp tác giữa hai Quốc hội 
Hợp tác sâu rộng, lợi ích thiết thực -0

Hội thảo và Giao lưu công tác lần thứ 11 giữa Văn phòng Quốc hội Việt Nam và Ban Thư ký Quốc hội Lào đã thành công tốt đẹp, hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra. Hội thảo đã nghe 9 tham luận và 13 ý kiến thảo luận, trao đổi kinh nghiệm về giải pháp, cách thức tham mưu, đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thư ký tổng hợp, công tác phục vụ tài liệu kỳ họp, công tác thông tin tuyên truyền, ứng dụng công nghệ thông tin trong phục vụ kỳ họp Quốc hội, sự phối hợp giữa Văn phòng Quốc hội với Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội trong phục vụ kỳ họp. Phần hỏi và đáp của hai bên diễn ra rất sôi nổi, thẳng thắn, cởi mở và mang lại nhiều lợi ích, kết quả chất lượng.

Hội thảo và giao lưu công tác diễn ra trong không khí phấn khởi của Nhân dân hai nước Việt Nam - Lào tổ chức các hoạt động nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 45 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào và Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 2022. Sau 3 năm bị trì hoãn do đại dịch Covid-19, vượt qua những khó khăn, thách thức, trở ngại của dịch bệnh, hai bên đã cùng nỗ lực duy trì thường xuyên các hoạt động trao đổi đoàn, đặc biệt là đoàn cấp cao; phối hợp chặt chẽ, tổ chức thành công nhiều hoạt động nhằm cụ thể hóa thỏa thuận hợp tác mới ký kết giữa hai bên, trong đó có Hội thảo và Giao lưu công tác lần thứ 11 giữa Văn phòng Quốc hội Việt Nam và Ban Thư ký Quốc hội Lào. Điều này tiếp tục khẳng định mối quan hệ thủy chung sắt son, tình hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Lào; đồng thời, tạo động lực cho triển khai các hoạt động hợp tác giữa hai Quốc hội thời gian tới.

Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Quảng Bình Nguyễn Thị Mai: Nhiều giải pháp hữu ích trong cải tiến, nâng cao chất lượng công tác tham mưu, phục vụ hoạt động dân cử
Hợp tác sâu rộng, lợi ích thiết thực

Hội thảo và Giao lưu công tác lần thứ 11 giữa Văn phòng Quốc hội Việt Nam và Ban Thư ký Quốc hội Lào là một trong những hoạt động thiết thực, hiệu quả nhằm cụ thể hóa các thỏa thuận hợp tác giữa hai Quốc hội, Văn phòng Quốc hội Việt Nam và Ban Thư ký Quốc hội Lào. Hội thảo đã cung cấp những góc nhìn đa chiều về thực tiễn và các giải pháp trong cải tiến, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu, phục vụ đại biểu dân cử ở cả trung ương và địa phương. Từ kinh nghiệm, vị trí công tác thực tiễn, mỗi đại biểu đã góp thêm những bài học quý nhằm thúc đẩy cải tiến công tác tham mưu, phục vụ các đại biểu dân cử phát huy tốt vai trò đại diện. Những khía cạnh của hoạt động Văn phòng Quốc hội/Ban Thư ký Quốc hội, từ chuyên môn tới hậu cần, đều được các đại biểu đề cập và đưa ra phương hướng, bài học kinh nghiệm để thảo luận. Các bài tham luận chuyên đề và các ý kiến phát biểu được các đại biểu chuẩn bị công phu, tâm huyết, đầy trách nhiệm; có chất lượng tốt, nội dung cụ thể, thiết thực, hữu ích.

Hội thảo không chỉ là cơ hội để các cán bộ, nhân viên Văn phòng Quốc hội/Ban Thư ký Quốc hội trao đổi kinh nghiệm chuyên môn, tăng cường quan hệ gắn bó mật thiết giữa các cán bộ, nhân viên hai cơ quan, các đại biểu Quốc hội của 10 tỉnh có chung đường biên giới của hai nước. Đây còn là diễn đàn để hai bên cùng trao đổi, học hỏi nhiều ý tưởng hay, kinh nghiệm quý có thể áp dụng được, bởi những điều kiện về bộ máy, cơ chế và thực tiễn công tác của hai cơ quan tham mưu, giúp việc cho Quốc hội của hai nước và của các địa phương hai nước khá tương đồng. Tôi mong rằng, những kinh nghiệm được trao đổi tại hội thảo sẽ được nhân rộng, đi vào thực tiễn, thiết thực góp phần nâng cao hiệu quả tham mưu, phục vụ hoạt động của Quốc hội và đại biểu dân cử hai nước.

T. Chi ghi 

Diễn đàn Quốc hội

Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Viết Chức
Diễn đàn Quốc hội

Xây dựng bộ máy “tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả”

TS. Nguyễn Viết Chức - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng (nay là Ủy ban Văn hóa, Giáo dục) tin tưởng, chủ trương tinh gọn bộ máy của cả hệ thống chính trị hiện đang được triển khai sẽ mang lại kết quả rất lớn để xây dựng bộ máy “tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả” như Tổng Bí thư Tô Lâm và Trung ương đã xác định.

Thực thi kịp thời, có hiệu quả cam kết trước Quốc hội, cử tri và Nhân dân cả nước
Diễn đàn Quốc hội

Thực thi kịp thời, có hiệu quả cam kết trước Quốc hội, cử tri và Nhân dân cả nước

Sau 29,5 ngày làm việc nghiêm túc, khoa học, dân chủ, trách nhiệm cao, với tinh thần đổi mới, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khắc phục các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực, tập trung cao độ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống của Nhân dân, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra.

Toàn cảnh phiên họp Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất
Diễn đàn Quốc hội

Công khai, minh bạch, không để trục lợi chính sách, thất thoát, lãng phí

Trong Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất được thông qua tại Kỳ họp thứ Tám vừa qua, Quốc hội quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất (dự án thí điểm) trên phạm vi toàn quốc đối với 4 trường hợp.

ĐBQH Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) phát biểu
Diễn đàn Quốc hội

Xử lý trách nhiệm với trường hợp chậm thi hành pháp luật về hành chính

Trước những con số cho thấy bản án hành chính còn tồn đọng qua các năm có xu hướng tăng, các đại biểu Quốc hội đề nghị, cần làm rõ tại sao lại tăng ở mục thi hành xong nhưng cũng tăng ở số bản án tồn đọng? Đồng thời, cần tổng kiểm tra, rà soát toàn diện tình hình giải quyết các vụ việc, xét xử, thi hành án hành chính, từ đó có các giải pháp quyết liệt, tích cực tập trung giải quyết các vụ việc, vụ án tồn đọng, kéo dài, dư luận xã hội, Nhân dân bức xúc kiến nghị.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Dựa vào Nhân dân để đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

PGS.TS Lê Minh Thông - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật

Mô hình tổ chức của các tổ chức chính trị - xã hội phải đa dạng và linh hoạt hơn, thích ứng với các môi trường cụ thể của cơ quan nhà nước, sản xuất, kinh doanh, địa bàn dân cư. Tiếp tục sắp xếp lại tổ chức bộ máy của MTTQ Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội các cấp theo đúng tính chất của một tổ chức chính trị - xã hội đại diện cho ý chí, nguyện vọng và lợi ích của người dân, không rập khuôn máy móc theo mô hình cơ quan nhà nước. Tập trung xây dựng tổ chức bộ máy hợp lý tại cấp trung ương và cấp cơ sở, tinh gọn thực chất và mạnh mẽ cơ cấu tổ chức tại cấp trung gian, giảm đầu mối trực thuộc.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Cân nhắc tiêu chí xác định mức hỗ trợ doanh nghiệp, tránh phát sinh cơ chế “xin - cho”

Nhấn mạnh xây dựng Nghị định quy định về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ đầu tư nhằm kiến tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thu hút, khuyến khích tất cả các loại hình doanh nghiệp, thành phần kinh tế đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu, việc quản lý, hỗ trợ Quỹ phải bảo đảm chặt chẽ, tránh tình trạng mất cân đối giữa khả năng đáp ứng của Quỹ với tổng số tiền cần hỗ trợ; nghiên cứu quy trình đánh giá để hỗ trợ chi phí một cách minh bạch, khách quan.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn
Quốc hội và Cử tri

Quốc hội gương mẫu đi đầu trong hoàn thiện thể chế

"Quốc hội đã và đang chủ động chuyển từ tư duy quản lý sang kiến tạo, tăng cường giám sát, cải cách thủ tục hành chính; giảm chi phí, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân, xác định trách nhiệm gương mẫu đi đầu trong hoàn thiện thể chế, nâng cao "tuổi thọ" các luật; thực hiện tinh gọn bộ máy trong thời gian tới", Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh tại Phiên họp sáng 10.12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Mở ra cơ hội và thời kỳ hợp tác mới trong quan hệ Việt Nam - Singapore, Việt Nam - Nhật Bản
Diễn đàn Quốc hội

Mở ra cơ hội và thời kỳ hợp tác mới trong quan hệ Việt Nam - Singapore, Việt Nam - Nhật Bản

Với hơn 50 hoạt động của Chủ tịch Quốc hội và của các bộ, ngành, địa phương tham gia Đoàn với các đối tác của bạn, chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã thành công rất tốt đẹp, đạt nhiều kết quả thực chất, toàn diện, trên các kênh Đảng, Quốc hội, Chính phủ, giao lưu nhân dân và các trụ cột của quan hệ Đối tác chiến lược với Singapore và Đối tác chiến lược toàn diện với Nhật Bản. Thông qua chuyến thăm, đã mở ra nhiều định hướng, cơ hội và thời kỳ hợp tác mới trong quan hệ hợp tác Việt Nam - Singapore, Việt Nam - Nhật Bản.

Phó Chủ tịch Quốc hội điều hành phiên thảo luận
Diễn đàn Quốc hội

Cần có cơ chế khai thác, sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật cần xác định rõ hơn vai trò của tiêu chuẩn tự nguyện và quy chuẩn bắt buộc trong từng lĩnh vực cụ thể. Nêu đề xuất này, các đại biểu Quốc hội cho rằng, quy định như vậy sẽ giúp doanh nghiệp và các tổ chức dễ dàng trong triển khai thực hiện, tránh lạm dụng hoặc áp đặt các tiêu chuẩn không phù hợp gây lãng phí nguồn lực.

Quốc hội cho ý kiến với dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp - Hồ Long
Diễn đàn Quốc hội

Đẩy mạnh phân cấp, tạo chủ động cho doanh nghiệp nhà nước

Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã có những quy định để tiếp tục phân cấp mạnh hơn cho cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn và doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số đại biểu Quốc hội đề nghị, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện dự thảo Luật theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo chủ động, phát huy tính năng động, sáng tạo của doanh nghiệp nhà nước.

Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Thị Thu Hà
Diễn đàn Quốc hội

Kỳ vọng những quyết sách tạo động lực phát triển đất nước

Tiếp nối và phát huy tinh thần đổi mới, trách nhiệm trước đất nước, trước cử tri Nhân dân, tại Kỳ họp thứ Tám vừa diễn ra, Quốc hội Khóa XV đã tập trung trí lực xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn. Trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh NGUYỄN THỊ THU HÀ cho biết, cùng với tập thể Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh đã tích cực tham gia và có nhiều đóng góp vào thành công chung của Kỳ họp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận
Quốc hội và Cử tri

Cắt giảm thủ tục hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn giá rẻ

Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị, dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số cần nghiên cứu, bổ sung các chính sách đặc thù phát triển doanh nghiệp công nghệ số nhỏ và vừa. Theo đó, cần quy định cụ thể các chính sách ưu đãi, hỗ trợ về thông tin, cắt giảm thủ tục hành chính, thủ tục cấp phép, quy trình đo lường, kiểm định; hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn giá rẻ thông qua việc xem xét hỗ trợ bảo lãnh hoặc được bảo lãnh từ các ngân hàng.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung
Quốc hội và Cử tri

Cần thêm chính sách ưu đãi, khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển

Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Tám vừa qua đã giảm mức thuế đối với doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa - lực lượng chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp ở nước ta. Đánh giá cao điều này, song một số đại biểu Quốc hội cũng đề nghị tiếp tục nghiên cứu, bổ sung các chính sách ưu đãi hơn dành cho doanh nghiệp để khuyến khích phát triển khu vực kinh tế tư nhân.

ĐBQH Nguyễn Thị Ngọc Xuân (Bình Dương)
Diễn đàn Quốc hội

Ràng buộc trách nhiệm, thực hiện nghiêm túc các kết luận, kiến nghị giám sát

Thảo luận về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND tại Kỳ họp thứ Tám vừa qua, có ý kiến đại biểu đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, bổ sung các giải pháp mới để tăng cường theo dõi, đôn đốc, ràng buộc trách nhiệm của các cơ quan chịu sự giám sát, đảm bảo thực hiện đầy đủ, kịp thời, nghiêm túc các kết luận, kiến nghị giám sát.

Luật sư Trịnh Đình Thảo - một trí thức yêu nước tiêu biểu
Diễn đàn Quốc hội

Luật sư Trịnh Đình Thảo - một trí thức yêu nước tiêu biểu

Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Trịnh Đình Thảo sinh ngày 20.7.1901 tại Chính Kinh, Nhân Mục nay là phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân (Hà Nội). Thuở nhỏ ông học tiểu học, rồi trung học tại Hà Nội và đỗ tú tài theo hệ thống giáo dục của Pháp. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, ông sang Pháp theo học các ngành luật, văn chương, kinh tế thương mại và đỗ tiến sĩ luật khoa, trở thành thành viên Luật sư đoàn Tòa thượng thẩm Marseille lúc vừa tròn 28 tuổi.

ĐBQH Nguyễn Thị Ngọc Xuân (Bình Dương)
Diễn đàn Quốc hội

Kỳ họp thể hiện quyết tâm đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật của Quốc hội

Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra. Các đại biểu Quốc hội cho rằng, các quyết định của Quốc hội tại Kỳ họp đều có tác động mạnh mẽ, mang tính chất thời đại, dài hơi và chiến lược; thể hiện quyết tâm đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cũng như thể hiện trách nhiệm, khí thế của Quốc hội hòa chung vào dòng chảy của đất nước, của dân tộc.