Hơn 750 căn nhà tại các xã ven biển Cà Mau bị hư hại do thiên tai

Hai ngày qua, ở Cà Mau xuất hiện dông, lốc kèm theo mưa to làm hư hại hơn 750 căn nhà dân tại các xã ven biển, gần 345ha lúa hè thu và 1 ha rau màu bị ngập úng; ước tổng thiệt hại hơn 5,2 tỷ đồng.

Hơn 750 căn nhà tại các xã ven biển Cà Mau bị hư hại do thiên tai -0
Tàu cá bị nạn. (Ảnh: TTXVN)

Ngày 10.7, Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau cho biết trong 2 ngày qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện dông, lốc kèm theo mưa to đã làm hư hại hơn 750 căn nhà của người dân tại các xã ven biển, trong đó huyện Trần Văn Thời là địa phương bị thiệt hại nhiều nhất.

Bên cạnh đó, toàn tỉnh có gần 345ha lúa Hè Thu và 1ha rau màu bị ngập úng; một số cây trồng, trụ điện, panô bị đổ ngã... Ước tính, tổng thiệt hại ban đầu do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh là hơn 5,2 tỷ đồng.

Ngoài ra, từ ngày 6-10.7, tỉnh Cà Mau ghi nhận có 6 phương tiện thủy, tàu cá bị chìm do thời tiết xấu.

Trước tình hình trên, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau Huỳnh Quốc Việt đề nghị thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau, Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh chủ động triển khai kịp thời biện pháp phòng, chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2022.

Đặc biệt, Ủy ban Nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau khẩn trương, kịp thời thăm hỏi, động viên các gia đình bị ảnh hưởng bởi thiên tai, giúp người dân sớm vượt qua khó khăn để an tâm, ổn định cuộc sống; lực lượng tại địa phương nhanh chóng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.

Chính quyền địa phương vận động, di dời các hộ dân tại nơi có nguy cơ thiệt hại do thiên tai đến nơi an toàn; đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân các biện pháp phòng, chống và ứng phó với các loại hình thiên tai như áp thấp nhiệt đời, bão, dông, lốc, sét, mưa to, gió mạnh trên biển. Người dân cần chủ động chủ động gia cố bờ bao, chuẩn bị phương tiện bơm tát nước và thực hiện các biện pháp thích hợp để làm giảm thất thoát thủy sản nuôi, ngập úng lúa, rau màu khi xảy ra thiên tai...

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh thường xuyên kiểm tra, tu sửa, gia cố những vị trí, hạng mục công trình phòng, chống thiên tai như đê, cống, đập, trạm bơm, khu neo đậu tránh, trú bão; vận hành hợp lý hệ thống thủy lợi nhằm đảm bảo ngăn triều cường xâm nhập; phát huy hiệu quả tiêu thoát nước, chống ngập úng vùng ngọt hóa.

Bên cạnh đó, cơ quan chức năng hướng dẫn người dân tổ chức sản xuất phù hợp với lịch mùa vụ và diễn biến thời tiết, thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; đẩy mạnh các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, tránh phát sinh thành dịch bệnh.

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp chính quyền địa phương ven biển tăng cường công tác kiểm soát chặt chẽ hoạt động ra-vào cửa biển; không cho phép ra biển các tàu cá chưa đủ điều kiện hoạt động theo quy định hiện hành, kể cả phương tiện thủy nội địa tham gia khai thác thủy sản ven bờ.

Cũng trong sáng 10.7, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau Huỳnh Quốc Việt dẫn đầu Đoàn công tác của Ủy ban Nhân dân tỉnh đã đi kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trên biển, xem xét tình hình sạt lở đê biển Tây tại 2 huyện Trần Văn Thời và U Minh.

Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải
Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải

Tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường" do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức vào sáng 18.9, Viện trưởng Viện Công nghệ VinIT GS.TSKH Nguyễn Quốc Sỹ đã chỉ ra 5 nhóm công nghệ chủ chốt thế giới đang dùng để xử lý chất thải rắn, cùng các bài học kinh nghiệm về vấn đề xử lý rác trên thế giới. 

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Môi trường

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%
Môi trường

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%

Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống Nguyễn Văn Toàn nhận định, hiện tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp tái chế là rất lớn. Tuy nhiên, trong khoảng 60.000 tấn rác thải phát sinh thì chúng ta chỉ có 15% được thu gom thái chế, sử dụng.

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp
Xã hội

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp

Tại tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9, ông Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Chủ tịch HĐQT Công ty Halcom Việt Nam nhấn mạnh hiệu quả xử lý rác trên thực tế hiện đang rất thấp.

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường
Xã hội

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường

Đây là nhấn mạnh của ông Nguyễn Hữu Tiến, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Môi trường đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội Urenco tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”, do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9.