Hơn 1.000 học sinh, giáo viên lan tỏa thông điệp bảo vệ chim di cư

Ngày 20.12, hơn 1.000 học sinh và giáo viên các trường Tiểu học huyện Yên Mô, Ninh Bình, tham gia Hội thi kịch “Bảo vệ chim di cư”, lan tỏa thông điệp chung tay bảo vệ chim di cư.

Là một trong 3 tỉnh thuộc Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng, huyện Yên Mô và huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, là điểm dừng chân lý tưởng của nhiều loài chim di cư. Thế nhưng, hành động săn bắt, buôn bán trái phép diễn ra ngày càng nghiêm trọng đã đẩy nhiều loài chim di cư đến bờ vực tuyệt chủng và gây hậu quả ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ sinh thái thiên nhiên và con người.

Hơn 1.000 học sinh, giáo viên lan tỏa thông điệp bảo vệ chim di cư -0
Phần thi “Cánh chim quê hương” đầy cảm xúc đến từ trường Tiểu học Yên Đồng. Ảnh: Tuệ Thư/ WildAct

Hưởng ứng chuỗi hoạt động nằm trong dự án Bảo tồn chim di cư, Trung tâm Hành động vì động vật hoang dã Việt Nam (WildAct) đã phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Yên Mô, phát động Hội thi kịch “Bảo vệ chim di cư” tới 18 trường tiểu học trên địa bàn huyện.

7 kịch bản xuất sắc được lựa chọn đã công diễn thành công tại gala chung kết hội thi. Các đội thi tài năng với những góc nhìn mới mẻ đã mang đến gala chung kết hội thi những màn trình diễn độc đáo, đầy sáng tạo, cùng với những thông điệp ý nghĩa về chủ đề chim di cư.

Hơn 1.000 học sinh, giáo viên lan tỏa thông điệp bảo vệ chim di cư -2
Trao giải Nhất cho đội thi xuất sắc, tiết mục “Cánh chim quê hương” của Trường Tiểu học Yên ĐồngẢnh: Tuệ Thư/ WildAct

Kết quả, giải Nhất thuộc về tiết mục “Cánh chim quê hương” của Trường Tiểu học Yên Đồng; giải Nhì thuộc về tiết mục “Lời tâm sự của Cò và Vạc” của Trường Tiểu học Yên Phú; giải bình chọn thuộc về tiết mục “Nơi đàn chim trở về” của Trường Tiểu học Yên Phong.

Theo bà Phạm Thị Tuất - Trưởng phòng Giáo dục tiểu học, Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình, Hội thi kịch “Bảo vệ chim di cư" là sự kiện ý nghĩa đối với các em học sinh và cộng đồng địa phương tại huyện Yên Mô. Mỗi phần thi của học sinh và giáo viên từ các trường tiểu học trên địa bàn huyện đều thể hiện được những câu chuyện và góc nhìn đầy cảm xúc về vấn đề chim di cư.

Tôi tin rằng thông qua cuộc thi, các em học sinh, giáo viên cũng như phụ huynh học sinh, cộng đồng người dân sẽ có nhận thức tốt hơn về tầm quan trọng của chim di cư. Qua đó, thay đổi nhận thức và có hành động đúng đắn hơn về việc săn bắt và buôn bán trái phép chim di cư", bà Phạm Thị Tuất nói.

Hơn 1.000 học sinh, giáo viên lan tỏa thông điệp bảo vệ chim di cư -1
Câu chuyện về loài chim di cư qua phần thể hiện của đội thi Trường Tiểu học Khánh Thượng. Ảnh: Tuệ Thư/ WildAct

Năm 2023, WildAct, dưới sự tài trợ của Quỹ Intrepid, đã triển khai nhiều hoạt động trong dự án “Bảo vệ chim di cư” nhằm lan tỏa và nâng cao nhận thức về các vấn đề chim di cư tới học sinh, giáo viên và cộng đồng người dân địa phương tại Ninh Bình.

Tại khuôn viên 2 Trường Tiểu học Yên Đồng và Trung học cơ sở Yên Đồng, 2 bức tranh tường đầy màu sắc và ý nghĩa về câu chuyện của các loài chim di cư trong khuôn khổ Cuộc thi ý tưởng tranh tường “Vẽ cánh chim bay” đã được thi công. Các ấn phẩm giáo dục và sổ tay hướng dẫn bảo tồn chim di cư đã được xuất bản và trao tặng.

Triển lãm và tọa đàm chia sẻ trong buổi sinh hoạt dưới cờ về thông tin về 4 loài chim di cư nguy cấp/cực kỳ nguy cấp gồm: Rẽ mỏ thìa, Cò mỏ thìa mặt đen, Cò trắng Trung Quốc và Mòng biển mỏ ngắn đã được tổ chức. Kết quả, hơn 10.000 người dân địa phương được tiếp cận thông tin, gần 2.500 học sinh và phụ huynh tham gia ký cam kết không săn bắt hay tiêu thụ sản phẩm có nguồn gốc từ chim di cư.

Năm 2024, các hoạt động giáo dục và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của các loài chim di cư sẽ tiếp tục được nhân rộng và triển khai các hoạt động tại 3 tỉnh Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình. Trong đó, các hoạt động như tổ chức hội thảo, trải nghiệm thiên nhiên cho các em học sinh, triển lãm tranh tại các trường học, đêm hội cộng đồng và các sáng kiến bảo tồn chim di cư sẽ được thực hiện. Qua đó, thúc đẩy sự tham gia của trẻ em, người dân địa phương cùng với các cơ quan địa thực thi pháp luật, các tổ chức xã hội chung tay bảo tồn chim di cư.

Môi trường

Ứng dụng công nghệ cao trong quản lý sản xuất lâm nghiệp bền vững là một trong những nội dung được Cục Lâm nghiệp quan tâm hàng đầu. Ảnh: CLN
Xã hội

Ứng dụng công nghệ cao trong quản lý sản xuất lâm nghiệp bền vững

Thực hiện Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ngành ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tập trung nghiên cứu, ứng dụng nhiều công nghệ cao trong lĩnh vực chọn tạo giống, nhân giống và kỹ thuật lâm sinh, qua đó đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng.

Cần có chính sách để khuyến khích doanh nghiệp, người dân tham gia vào quá trình xử lý rác thải
Môi trường

Cần có chính sách để khuyến khích doanh nghiệp, người dân tham gia vào quá trình xử lý rác thải

Phát triển bền vững, chuyển đổi số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang là xu thế phát triển quan trọng trên thế giới và Việt Nam. Xu hướng này không chỉ mang lại cơ hội mà còn đặt ra những thách thức lớn cho nước ta. Do đó, Việt Nam cần có những giải pháp hữu hiệu, có chính sách để thúc đẩy xử lý rác thải theo mô hình kinh tế tuần hoàn, có chính sách để khuyến khích doanh nghiệp và người dân tham gia vào quá trình tái chế và xử lý rác thải.

Cần có thêm các chính sách hỗ trợ phù hợp để thu hút doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực tái chế rác thải
Xã hội

Cần có thêm các chính sách hỗ trợ phù hợp để thu hút doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực tái chế rác thải

Chia sẻ tại Tọa đàm “Kinh tế tuần hoàn trong xử lý rác thải ở Việt Nam”, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp)  cho rằng, Nhà nước cần có thêm các chính sách hỗ trợ phù hợp để thu hút các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực tái chế rác thải. Nếu không có cơ chế, chính sách hiệu quả cho công tác thu gom, xử lý rác thải, thì giảm được số lượng rác thải sẽ rất khó.

Đan Mạch- Việt Nam hợp tác chuyển đổi đô thị xanh
Môi trường

Đan Mạch- Việt Nam hợp tác chuyển đổi đô thị xanh

Nhằm thúc đẩy trao đổi kiến thức giữa các kiến trúc sư và chuyên gia của Việt Nam và Đan Mạch về chuyển đổi đô thị xanh, ngày 28.11 tại Hà Nội đã diễn ra Tọa đàm "Chuyển đổi Đô Thị Xanh – Từ Đan Mạch đến Việt Nam” do Đại sứ quán Đan Mạch tổ chức.

Đẩy mạnh chuyển đổi phương thức xử lý rác thải
Môi trường

Đẩy mạnh chuyển đổi phương thức xử lý rác thải

Hiện nay, Việt Nam đang nỗ lực phát triển kinh tế theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường. Song, trước thực trạng tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu, bài toán đặt ra là phải chuyển đổi phương thức, mô hình xử lý rác thải để bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội, mà vẫn bảo vệ được môi trường.

Phân loại rác thải tại nguồn: Quy hoạch nguồn rác, bãi rác có vai trò rất quan trọng
Xã hội

Phân loại rác thải tại nguồn: Quy hoạch nguồn rác, bãi rác có vai trò rất quan trọng

Để thực hiện việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn (từng hộ gia đình), PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường nhìn nhận, việc quy hoạch nguồn rác, bãi rác tại các địa phương có vai trò rất quan trọng.

Lãng phí rất lớn "tài nguyên rác"
Xã hội

Lãng phí rất lớn "tài nguyên rác"

Tại tọa đàm “Kinh tế tuần hoàn trong xử lý rác thải ở Việt Nam” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 27.11, nhiều đại biểu cho rằng, vấn nạn rác thải đã và đang đe dọa rất nghiêm trọng tới cuộc sống của con người. Bên cạnh đó, chúng ta cũng đang lãng phí một nguồn tài nguyên rất khổng lồ…

Đẩy mạnh chuyển đổi số để minh bạch hóa quản lý rừng
Xã hội

Đẩy mạnh chuyển đổi số để minh bạch hóa quản lý rừng

Hiện nay, ngành lâm nghiệp chịu trách nhiệm quản lý 16,348 triệu ha đất lâm nghiệp. Trong đó, diện tích có rừng là 14,860 triệu ha. Đây là một ngành kinh tế - kỹ thuật đặc thù. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý diện tích rừng và đất trồng rừng, cũng như giúp theo dõi sát sao sức khỏe của hệ sinh thái, dự đoán nguy cơ cháy rừng, phát hiện khai thác… ngành lâm nghiệp đang chú trọng chuyển đổi số.