Hồi sinh nét màu dân tộc

Có dòng tranh thất truyền, có dòng tranh chỉ còn 1 - 2 truyền nhân, mai một không còn là nguy cơ mà hiện hữu đối với các dòng tranh dân gian và tập quán chơi tranh Tết. Tuy nhiên, từ những nỗ lực của một vài cá nhân và sự hưởng ứng của cộng đồng, gần đây những hình nét, sắc màu của nghệ thuật dân gian đang dần trở lại.

Đưa tranh về Tết

Đón chào năm Kỷ Hợi 2019, dự án nghệ thuật “Cùng bé sáng tạo” tiếp tục ra mắt bộ phong bao lì xì với những bức tranh lợn từ các dòng tranh dân gian, mang tới cho trẻ thú vui ý nghĩa trong ngày Tết, vừa được nhận mừng tuổi vừa được thỏa thích tô vẽ, sáng tạo. Đây không phải là năm đầu tiên tranh dân gian được đưa lên phong bao lì xì. PGS. TS. Trang Thanh Hiền (Trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam), người khởi xướng dự án cho biết, năm 2015, nhóm làm chương trình “Cùng sáng tạo mặt nạ Việt, vui Tết Trung thu” và thấy rằng, nhu cầu xã hội về trải nghiệm nghệ thuật truyền thống khá lớn. Ngay sau đó, mọi người bàn nhau làm tranh Tết. Ban đầu, cũng có người “bàn lùi”, vì giờ mấy ai còn chơi tranh dân gian, hơn nữa, làng tranh Đông Hồ cũng là nơi mọi người có thể tới trải nghiệm nếu thích. Tuy nhiên, “không phải trẻ nào cũng có điều kiện sang Đông Hồ. Vì thế, chúng tôi mang tranh Đông Hồ về Hà Nội và nhân đó giới thiệu luôn tranh Tết cùng các dòng tranh dân gian khác như Kim Hoàng, Hàng Trống... Khi giới thiệu chương trình này, ngay trong tuần đầu tiên đã có vài trăm người đăng ký và số lượng tham dự đông hơn dự kiến” - PGS. TS. Trang Thanh Hiền nhớ lại.

Từ sự hưởng ứng đó, dự án “Cùng bé sáng tạo” đã duy trì chương trình Khám phá tranh Tết hàng năm, tổ chức in tranh, tô tranh, dạy kỹ thuật làm tranh cho các em nhỏ. Năm 2018, Cùng bé sáng tạo tiếp tục tổ chức chương trình Sáng tạo từ tranh dân gian Kim Hoàng, hội tụ các tác phẩm tranh vẽ, thiết kế thời trang, bưu thiếp... cho thấy tranh dân gian Kim Hoàng, sau một thời gian khôi phục đã dần được biết đến. Nhiều trung tâm nghệ thuật ở Hà Nội cũng tổ chức các hoạt động trải nghiệm với tranh dân gian, qua đó, đưa nghệ thuật truyền thống tiếp cận đông đảo thế hệ trẻ.

Từng là nét đẹp không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt, nhưng đã qua thời nhộn nhịp làng tranh in và quẩy đi bán khắp nẻo, mang sắc xuân tới từng mái nhà. Tập quán chơi tranh và sử dụng tranh Tết không còn, nhưng ánh mắt tò mò, háo hức của các em nhỏ khi thấy nét vẽ mộc mạc, màu sắc tươi sáng của tranh dân gian, cho thấy sáng tạo xưa vẫn hấp dẫn những lớp trẻ chưa từng trải qua thời tranh Tết.

Nguyên liệu cho nghệ thuật hiện đại

Tranh dân gian tồn tại nhiều tầng thức thẩm mỹ, chứa đựng những tinh hoa và vốn quý của dân tộc, đã được sàng lọc qua hàng trăm năm, tạo nên những giá trị riêng biệt. Theo PGS. TS. Trang Thanh Hiền, tranh dân gian Việt Nam, nếu xét về hình mẫu chủ đề, có thể thấy ảnh hưởng của nghệ thuật tranh dân gian Trung Quốc khá đậm nét. Tuy nhiên, ảnh hưởng đó không phải là sự rập khuôn, mà có chọn lọc, sáng tạo, phù hợp với cuộc sống, nhu cầu của người Việt. Chính khác biệt về quan niệm văn hóa, thẩm mỹ và phong tục giữa người Việt và người Hoa, đã khiến cho các tác phẩm tranh dân gian có thể có chung đề tài, mẫu hình, nhưng khác cơ bản về nội dung biểu hiện. Việc tiếp thu nghệ thuật tranh niên họa Trung Quốc để tiếp tục phát triển các dòng tranh dân gian Việt Nam theo tư duy, thẩm mỹ và phục vụ đời sống tinh thần phong phú và tinh tế của người Việt đã góp một tiếng nói không nhỏ vào sự phát triển chung của nghệ thuật dân gian châu Á.

Trong khi tranh dân gian Việt Nam gần đây mới được một số cá nhân bảo tồn, thì việc ứng dụng tranh dân gian trong nghệ thuật hiện đại đã là xu hướng xuất hiện tại nhiều nước trên thế giới. “Nghệ sĩ nhiều quốc gia đã và đang sử dụng di sản dân gian để đưa vào nghệ thuật hiện đại. Họ dùng bản in, khắc, sáng tác lại từ dân gian, hay ứng dụng nghệ thuật dân gian ấy vào đời sống...”, PGS. TS. Trang Thanh Hiền chia sẻ.

Ở Trung Quốc có cả nghệ thuật dân gian đương đại, họa sĩ lấy nghệ thuật dân gian để làm ý tưởng sáng tạo, và có họa sĩ đương đại nổi tiếng lấy ý tưởng từ tranh cắt dán để sáng tác ra tác phẩm mới. Ở Hàn Quốc nghệ thuật dân gian phát triển phong phú, tranh dân gian cũng được vẽ theo mẫu hình xưa và sáng tạo mới. Nhờ kế thừa, phát triển, nghệ thuật dân gian vừa có sức sống trong văn hóa đương đại, vừa có sáng tạo mới, chứ không chỉ mãi trên “vốn” của ông cha.

Biến những sáng tạo dân gian trở thành nguyên liệu của nghệ thuật hiện đại, nhưng điều quan trọng là đời sống chấp nhận ngữ nghĩa hàm chứa trong đó, thì tranh dân gian sẽ tiếp tục sống. Ngược lại, loại hình này không thể tồn tại.

Truyền thống hồi sinh

Ở Việt Nam, việc đem những “hạt giống” nghệ thuật xưa để ươm trồng trong đời sống đương đại đang ở bước khởi đầu, nhưng đã có tín hiệu hồi sinh, hứa hẹn phát triển mạnh mẽ trong những năm tới, khi kho tàng nghệ thuật dân gian được nhận diện và trân quý trong thế giới hiện đại.  

Tình cờ lạc vào phòng trưng bày tranh dân gian của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Nguyễn Xuân Lam xúc động như gặp được một kho báu, và say mê với vẻ đẹp của những mảng màu, tạo hình xưa. Vì sức hút của các tác phẩm xưa cũ, nằm im lìm thời gian dài trong bảo tàng mà không được để ý, Lam đã tìm cách đưa nó trở về đời sống hiện đại bằng cách nghiên cứu và vẽ lại các tác phẩm này, giữ hầu hết phần tạo hình theo nguyên bản, chỉ thêm chi tiết nhỏ trang trí để hài hòa giữa nét cổ kính và hiện đại. Nhiều tác phẩm như “Cá đàn”, “Gà hoa hồng”, “Chim hạc”, “Ông hoàng cưỡi cá”, “Ngũ hổ”... được vẽ tay nhằm giữ sự mộc mạc, thô ráp của chất liệu chì; sau đó xử lý màu bằng đồ họa để mang tới những sắc độ độc đáo. Họa tiết tranh dân gian không chỉ được in lên các vật dụng dành cho giới trẻ, mà Nguyễn Xuân Lam còn đưa chúng lên phù điêu trang trí tại các mái vòm trên đường Phùng Hưng (Hà Nội) và Không gian nghệ thuật đương đại đường hầm Nhà Quốc hội, như một cách đưa đến gần hơn với mọi người.

Cũng tình cờ tiếp xúc với tranh Hàng Trống tại nhà nghệ nhân cuối cùng Lê Đình Nghiên, sau 4 năm sưu tập và hình thành dần ý tưởng, nhà thiết kế Trịnh Thu Trang và các cộng sự đã thực hiện dự án Họa sắc Việt. Lần đầu tiên tại Việt Nam có một dự án thực hiện phương pháp chắt lọc họa tiết và bảng màu đặc sắc của tranh Hàng Trống làm nguồn cảm hứng sáng tạo sản phẩm đồ họa kỹ thuật số hiện đại, dễ dàng áp dụng vào đời sống, lại vừa mang giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam. Đến nay, sau hơn một năm, Trịnh Thu Trang cho biết, từ tranh Hàng Trống, nhóm đang mở rộng ra với tranh Đông Hồ và ngày càng nhiều thiết kế đồ họa từ tranh Hàng Trống của Họa sắc Việt được sử dụng để in trên các sản phẩm thương mại, không chỉ tạo vẻ đẹp về thẩm mỹ, mang ý nghĩa phù hợp với hàng hóa mà còn mang câu chuyện về mỹ thuật truyền thống Việt Nam đi xa hơn.

Cuộc ngược dòng trở về với những giá trị từ ngàn đời rất có thể sẽ mang đến câu trả lời cho nghệ thuật hiện đại. Với những ý tưởng mới đang được “nảy mầm” từ cảm hứng dân gian, giới trẻ đã giúp truyền thống được sống lại bằng một hình thức mới và hấp dẫn.

Văn hóa

Những kỷ vật đi cùng năm tháng được gia đình gìn giữ cận thận
Văn hóa

Gặp lại người may cờ Tổ quốc cho chiến dịch năm xưa ở Tây Nguyên

Chúng tôi gặp bà Nguyễn Thị Ngọc Lan trong những ngày cuối tháng Tư, khi khắp nơi trên cả nước đang hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025). Trong căn nhà nhỏ trên đường Nguyễn Viết Xuân, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, người phụ nữ đã ngoài 80 tuổi tiếp chuyện bằng giọng nói nhỏ nhẹ nhưng gương mặt ánh lên sự rắn rỏi, kiêu hãnh khi nhắc về những tháng năm thanh xuân cống hiến cho cách mạng.

Tác giả tại bờ bắc bến sông Thạch Hãn - Nơi từng diễn ra các đợt trao trả tù binh chiến tranh theo một điều khoản Hiệp định Paris 1973
Văn hóa - Thể thao

Thạch Hãn chảy mãi khúc khải hoàn ca

Tròn nửa thế kỷ trôi qua kể từ ngày đất nước trọn niềm vui, Bắc - Nam sum họp một nhà trong hòa bình, thống nhất; những ngày tháng ấy, hàng triệu người con đất Việt mừng vui, vất vả ngược xuôi vượt sông Thạch Hãn để vào Nam hay ra Bắc, tìm lại người thân yêu sau bao năm dài chiến tranh, ly tán. Làm sao quên dòng sông ấy từng là giới tuyến, gánh vác sơn hà, xã tắc trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc cho đến ngày đại thắng mùa Xuân năm 1975, non sông thu về một mối.

GS.TS PHẠM HỒNG TUNG (Đại học Quốc gia Hà Nội)
Văn hóa - Thể thao

Tinh thần, cốt cách của người Việt Nam

Theo GS.TS. PHẠM HỒNG TUNG (Đại học Quốc gia Hà Nội), thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước là một thành quả vĩ đại của cách mạng Việt Nam, khẳng định ý chí thống nhất đất nước không gì lay chuyển, khát vọng hòa bình cháy bỏng của Nhân dân Việt Nam, được hun đúc bởi truyền thống chống ngoại xâm từ trong lịch sử đến ngày nay.

Cao cả đức hy sinh - Mạch nguồn dựng xây đất nước
Văn hóa - Thể thao

Cao cả đức hy sinh - Mạch nguồn dựng xây đất nước

Đại thắng mùa Xuân 1975 đã khắc ghi những trang sử hào hùng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Tinh thần hy sinh cao cả ấy - vì nước quên thân, vì dân quên mình - đã trở thành mạch nguồn bất tận, hun đúc niềm tin và khát vọng vươn mình của dân tộc ta. Hôm nay, trong hào khí tháng Tư lịch sử, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang tiếp nối mạch nguồn ấy bằng cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy nhà nước - dám hy sinh lợi ích cá nhân vì một Việt Nam phồn vinh và thịnh vượng.

"Binh chủng đặc biệt" lay động cả non sông
Văn hóa - Thể thao

"Binh chủng đặc biệt" lay động cả non sông

Trên thế giới, hiếm có dân tộc nào sở hữu thứ "vũ khí" bảo vệ Tổ quốc độc đáo như vậy. "Vũ khí" ấy không phải gươm giáo, đạn bom, mà là những vần thơ thấm đẫm máu và hoa, là khúc ca hùng tráng át tiếng bom đạn, là thước phim lay động trái tim, là nét vẽ kiên cường trên trang giấy… Tất cả đã tạo nên sức mạnh tinh thần phi thường, đủ sức lấn át mọi vũ khí, hun đúc ý chí, tôi luyện quyết tâm đánh thắng kẻ thù, giành lại tự do cho Tổ quốc.

Trải qua chiến tranh càng thấy giá trị của hòa bình
Văn hóa - Thể thao

Trải qua chiến tranh càng thấy giá trị của hòa bình

Trưa ngày 30.4.1975, quân ta tiến vào Sài Gòn, chiếm Dinh Độc Lập. Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh lên đài phát thanh Sài Gòn tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. “Khi Đài Tiếng nói Việt Nam vừa đưa dứt thông tin đó, chúng tôi nhảy cẫng lên ôm chầm lấy nhau, nước mắt lưng tròng. Đó là những giọt nước mắt của hạnh phúc”...

Vòng tay lớn mãi để nối sơn hà...
Văn hóa - Thể thao

Vòng tay lớn mãi để nối sơn hà...

Thời gian có làm phai mờ dấu vết chiến tranh nhưng ký ức hào hùng vẫn in đậm trong trí nhớ những người có mặt trong thời khắc lịch sử 50 năm trước. Nhắc nhớ câu chuyện ấy tiếp thêm ngọn lửa truyền cảm hứng, biến niềm tin và tự hào thành động lực dựng xây Tổ quốc hôm nay.

“Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” - Khát vọng và niềm tin
Văn hóa - Thể thao

“Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” - Khát vọng và niềm tin

Bộ phim “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” chứa đựng bề dày lịch sử đất nước và con người Việt Nam một thời; số phận của các nhân vật mang chiều rộng về không gian, chiều dài về thời gian, gắn bó với số phận của dân tộc trong mọi biến cố lớn lao tại nơi giới tuyến chia cắt hai miền Nam - Bắc đầy khốc liệt.

Thống nhất nước nhà - con đường sống của Nhân dân ta
Văn hóa - Thể thao

Thống nhất nước nhà - con đường sống của Nhân dân ta

Ngày 6.7.1956, trong thư gửi đồng bào cả nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Thống nhất nước nhà là con đường sống của Nhân dân ta”. Ngày 30.4.1975, điều này đã trở thành hiện thực, thành cơ sở đầu tiên của kỷ nguyên độc lập - tự do trong 50 năm qua và tiếp tục trở thành nền tảng vững chắc cho kỷ nguyên mới.

50 năm thống nhất đất nước, vẹn nguyên ký ức ngày giải phóng
Văn hóa

Vẹn nguyên ký ức ngày giải phóng

50 năm đã trôi qua nhưng ký ức về ngày nối non sông liền một dải vẫn vẹn nguyên trong tâm trí những người đã chiến đấu vì đất nước, trong đó có Đại tá Trương Quang Siều, nguyên Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình.

Chính thức ra mắt sách “Con đường tương lai”
Văn hóa

Chính thức ra mắt sách “Con đường tương lai”

Ngày 29.4, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội phối hợp với Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường cùng một số doanh nghiệp tổ chức lễ ra mắt cuốn sách “Con đường tương lai” - Tập 1 của nhà văn Nguyễn Xuân Tuấn.

Nhân dân Sài Gòn - Gia Định kéo về Dinh Độc Lập chào mừng Quân giải phóng
Văn hóa - Thể thao

Nghệ thuật tạo và chớp thời cơ

Nghệ thuật tạo thời cơ, chớp thời cơ là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975; thay vì 2 năm như kế hoạch đã đề ra, chúng ta chỉ mất 55 ngày đêm thu non sông về một mối.

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn
Văn hóa - Thể thao

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn

Chứng kiến sự gian khổ của bộ đội ta trong những ngày kháng chiến và cả niềm hân hoan của ngày thống nhất, ông Trần Mạnh Tuấn, một họa sĩ không chuyên, nguyên phóng viên báo Pháp luật Việt Nam, đã thực hiện các bức ký họa bằng bút sắt sinh động ghi lại lịch sử không thể nào quên của dân tộc.