Hội nghị: “Sơ kết các hoạt động truyền thông về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với Biến đổi khí hậu”

Ngày 16.11, tại tỉnh Vĩnh Long, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị “Sơ kết các hoạt động truyền thông về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu”.

Hội nghị được diễn ra trong bối cảnh 4 năm thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thích ứng với biến đổi khí hậu, nhiều kết quả quan trọng đã đạt được.

Trước đó, Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Nghị quyết số 120/NQ-CPngày 17.11.2017 về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu với nội dung cụ thể như sau: “Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương vùng ĐBSCL xây dựng Chương trình truyền thông về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu”. Ngày 10.01.2018, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Chương trình hành động của Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01.01.2018 của Chính phủ tại Quyết định số 68/QĐ-BTNMT.

Hội nghị: “Sơ kết các hoạt động truyền thông về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với Biến đổi khí hậu” -0
Ông Nguyễn Việt Dũng - Giám đốc Trung tâm Truyền thông và môi trường

Trong đó, một trong những nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng và triển khai chương trình truyền thông về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường giao Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường thực hiện nhiệm vụ trọng tâm “Xây dựng và triển khai chương trình truyền thông về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu”.

Thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP, các địa phương khu vực ĐBSCL cũng đã xây dựng kế hoạch thực hiện Nghị quyết, trong đó có giao trách nhiệm cho các Sở ban ngành và Uỷ ban nhân dân cấp huyện đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các cấp chính quyền và người dân nhận thức đầy đủ, chính xác các thách thức đang đặt ra đối với ĐBSCL và từng địa phương trong vùng; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu và các tác động khác từ thượng nguồn.

Hội nghị: “Sơ kết các hoạt động truyền thông về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với Biến đổi khí hậu” -0
Ông Nguyễn Văn Tuấn – Phó Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Vĩnh Long

Phát biểu tại Hội nghị, Phó giám đốc Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Văn Tuấn cho biết, để cụ thể hóa Nghị quyết 120 vào điều kiện thực tiễn tỉnh Vĩnh Long, Tỉnh đã ban hành Chương trình hành động phát triển bền vững đồng ĐBSCL thích ứng với Biến đổi khí hậu trên địa bàn Tỉnh Vĩnh Long tại Quyết định số 183 ngày 22.01.2020, với các nội dung trọng tâm gồm: cập nhật và hệ thống hóa số liệu, dữ liệu liên ngành, tăng cường điều tra cơ bản; xây dựng quy hoạch, tổ chức không gian lãnh thổ, cơ cấu kinh tế hợp lý; xây dựng các dự án đầu tư và phát triển hạ tầng; Từng nhiệm vụ được cụ thể hóa bằng các giải pháp thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế tỉnh Vĩnh Long và được giao cho từng đơn vị Sở, ngành, các địa phương triển khai thực hiện.

Hội nghị: “Sơ kết các hoạt động truyền thông về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với Biến đổi khí hậu” -0
Quang cảnh Hội nghị

Đại diện Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Vĩnh Long cũng đã đưa ra một số giải pháp cụ thể để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, khắc phục các khó khăn, hạn chế để tiếp tục triển khai công tác truyền thông về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng Biến đổi khí hậu.

Môi trường

Hà Nội hủy kết quả đấu giá 3 mỏ cát
Môi trường

Hà Nội hủy kết quả đấu giá 3 mỏ cát

Ngày 8.10, theo thông tin từ UBND thành phố Hà Nội, Sở Tài nguyên - Môi trường thành phố Hà Nội vừa có văn bản số 924/QĐ-STNMT-KHTC (ngày 4.10) Quyết định về việc hủy kết quả lựa chọn đơn vị thực hiện gói thầu Tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản (đợt 1) gồm: Mỏ Liên Mạc (Thượng Cát); Mỏ Tây Đằng - Minh Châu; Mỏ Châu Sơn theo Quyết định số 889/QĐ-STNMT-KHTC ngày 16.8.2023 của Sở Tài nguyên - Môi trường.

Giải pháp nâng cao chất lượng sử dụng phân bón trong canh tác lúa ở đồng bằng sông Cửu Long
Môi trường

Giải pháp nâng cao chất lượng sử dụng phân bón trong canh tác lúa ở đồng bằng sông Cửu Long

Ngày 2.10 vừa qua tại TP. Cần Thơ, Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Hiệp hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam (VIETRISA) và Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền tổ chức Hội thảo Quốc gia “Đất và phân bón” lần thứ nhất năm 2024, với chủ đề “Thực trạng độ phì nhiêu đất lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón trong canh tác lúa”.

Lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường
Môi trường

Lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường

Chung tay vì môi trường xanh là mục đích của Chương trình Chiến dịch “World Cleanup Day 2024” - ngày hội thu gom rác thải trên các đường phố, vì môi trường xanh của Thủ đô vừa diễn ra. Đây là hoạt động thiết thực sau khi Thủ đô chịu ảnh hưởng cơn bão số 3.

Hành động chung tay bảo vệ môi trường
Môi trường

Hành động chung tay bảo vệ môi trường

Sáng 22.9, Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng UBND huyện Thanh Trì tổ chức lễ ra quân hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2024.

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất tại 6 tỉnh miền Trung
Xã hội

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất tại 6 tỉnh miền Trung

Mưa lớn do ảnh hưởng của bão số 4 làm độ ẩm đất ở một số khu vực đã gần bão hòa (trên 85%) hoặc đạt trạng thái bão hòa. Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cảnh báo một số khu vực tại 6 tỉnh miền Trung có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất đá trong những giờ tới.

 Kiểm soát chặt báo cáo đánh giá tác động công nghệ xử lý rác
Môi trường

Kiểm soát chặt báo cáo đánh giá tác động công nghệ xử lý rác

Để đánh giá, thẩm định công nghệ các dự án xử lý rác thải, chất thải rắn hiệu quả, đầu tiên chúng ta cần thực hiện tốt cơ chế kiểm soát, lập báo cáo đánh giá tác động tới môi trường xem các công nghệ đó có phát sinh những chất thải độc hại ra môi trường hay không? Đây là nhấn mạnh của Tổng Thư ký Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, Trưởng Ban khoa học, GS.TS Hoàng Xuân Cơ khi đề cập đến vấn đề xử lý rác thải ở nước ta. 

Biến chất thải thành tài nguyên và thúc đẩy phát triển kinh tế xanh: Cần thay đổi từ nhận thức
Môi trường

Biến chất thải thành tài nguyên và thúc đẩy phát triển kinh tế xanh: Cần thay đổi từ nhận thức

"Xử lý chất thải, đặc biệt là chất rắn rắn, đang là vấn đề cấp bách tại Việt Nam, đòi hỏi những giải pháp chiến lược và toàn diện từ công nghệ đến chính sách và nhận thức xã hội, để biến chất thải thành tài nguyên và thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh". Đó là quan điểm của GS. TS Khoa học. NGND Phạm Ngọc Đăng.

Cần có đơn giá chung cho các dự án phát điện từ rác
Môi trường

Cần có đơn giá chung cho các dự án phát điện từ rác

Trước những khó khăn, vướng mắc trong việc thu hút nhà đầu tư vào lĩnh vực xử lý rác thải, Phó vụ trưởng Vụ Đánh giá, thẩm định và giám định công nghệ (Bộ Khoa học và công nghệ) Đặng Đình Tùng cho rằng, mấu chốt của vấn đề vẫn nằm ở đơn giá mua điện thành phẩm từ hoạt động thu hồi điện từ rác.