Các bon rừng - tiềm năng tạo nguồn tài chính mới cho bảo vệ và phát triển rừng

Ngày 3.10, tại Hà Nội, Cục Lâm nghiệp phối hợp với Hội Khoa học Kinh tế Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội thảo “Các bon rừng - Tiềm năng tạo nguồn tài chính mới cho bảo vệ và phát triển rừng”.

anh-3-cac-dai-bieu-chia-se-y-kien-tai-hoi-thao-anh-bn-3366.jpg
Các đại biểu chia sẻ ý kiến tại hội thảo. Ảnh: BN

Việt Nam là thành viên của Công ước Khung Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) và Thỏa thuận Paris, đã thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc giảm phát thải khí nhà kính. Đặc biệt, tại COP26 năm 2021, Việt Nam đã cam kết đưa phát thải ròng về “0” vào năm 2050. Cam kết này mở ra những cơ hội mới cho ngành lâm nghiệp trong việc thiết lập và vận hành cơ chế tài chính nhằm huy động nguồn lực quốc tế và trong nước, thông qua việc phát triển thị trường và thúc đẩy trao đổi tín chỉ các bon rừng.

anh-1-cuc-truong-cuc-lam-nghiep-tran-quang-bao-phat-bieu-tai-hoi-thao-anh-bn-1858.jpg
Cục trưởng Cục Lâm nghiệp Trần Quang Bảo phát biểu tại hội thảo. Ảnh: BN

Lâm nghiệp hiện là lĩnh vực duy nhất có khả năng phát thải ròng âm nhờ vào quá trình bảo vệ và phát triển rừng của cả hệ thống chính trị và sự hỗ trợ của các đối tác quốc tế. Tuy nhiên, thị trường các bon rừng ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu, gặp nhiều khó khăn và thách thức.

Hiện nay, Việt Nam đang triển khai duy nhất một Chương trình chuyển nhượng kết quả giảm phát thải/tín chỉ các bon rừng thông qua Thỏa thuận chi trả giảm phát thải cho 6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ với Ngân hàng Thế giới. Kết quả là đã chuyển nhượng thành công 10,3 triệu tấn CO2 và tiếp nhận 51,5 triệu USD trong giai đoạn 2018 - 2019. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang hoàn thiện hồ sơ để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét đàm phán, ký kết Thỏa thuận mua bán giảm phát thải cho 11 tỉnh vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ với Tổ chức Tăng cường Tài chính Lâm nghiệp (Emergent).

Thị trường các bon rừng có tiềm năng mang lại nguồn thu lớn cho lâm nghiệp, giúp đầu tư vào bảo vệ rừng, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương, đồng thời bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường. Tuy nhiên, các nguồn lực tài chính cho hoạt động lâm nghiệp hiện vẫn còn nhiều khó khăn và thiếu ổn định, chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu thực tế của ngành.

anh-2-pho-cuc-truong-cuc-lam-nghiep-pham-hong-luong-cho-biet-cuc-da-xac-dinh-mot-so-nhiem-vu-trong-tam-de-thuc-day-phat-trien-thi-truong-va-trien-khai-thuong-mai-tin-chi-carbon-rung-trong-thoi-gian-toi-anh-bn-4798.jpg
Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp Phạm Hồng Lượng cho biết, Cục đã xác định một số nhiệm vụ trọng tâm để thúc đẩy phát triển thị trường và triển khai thương mại tín chỉ carbon rừng trong thời gian tới. Ảnh: BN

Tại hội thảo, các đại biểu cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về thị trường các bon, chính sách quản lý tín chỉ các bon và phát triển thị trường các bon trong nước. Đồng thời, hội thảo cũng đã tập trung thảo luận về thực trạng và tiềm năng của các bon rừng, xác định những cơ hội thuận lợi cũng như khó khăn, thách thức mà Việt Nam đang đối mặt trong việc phát triển thị trường các bon rừng. Từ đó, đề xuất các giải pháp và định hướng phát triển bền vững cho thị trường này.

Cục Lâm nghiệp đã xác định một số nhiệm vụ trọng tâm để thúc đẩy phát triển thị trường và triển khai thương mại tín chỉ các bon rừng trong thời gian tới. Cụ thể: rà soát, cập nhật đóng góp do quốc gia tự quyết định lĩnh vực lâm nghiệp; nghiên cứu tiềm năng và phân bổ hạn ngạch giảm phát thải và hấp thụ các bon từ rừng cho các địa phương. Hoàn thiện thể chế chính sách về chuyển nhượng và quản lý tài chính nguồn thu từ tín chỉ các bon rừng. Xây dựng tiêu chuẩn các bon rừng Việt Nam, phương pháp luận tính toán kết quả giảm phát thải và hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định lượng giảm phát thải/tăng hấp thụ các bon của rừng; hướng dẫn xây dựng và triển khai thí điểm một số dự án tiềm năng. Tuyên truyền, tăng cường năng lực cho các bên liên quan về các bon rừng; tiếp tục triển khai Thỏa thuận chi trả giảm phát thải với Ngân hàng Thế giới; tham mưu đàm phán, ký kết và triển khai Thỏa thuận mua bán giảm phát thải vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ với Tổ chức Emergent. Tăng cường hợp tác, huy động nguồn lực quốc tế và khối tư nhân.

Môi trường

Giải pháp nâng cao chất lượng sử dụng phân bón trong canh tác lúa ở đồng bằng sông Cửu Long
Môi trường

Giải pháp nâng cao chất lượng sử dụng phân bón trong canh tác lúa ở đồng bằng sông Cửu Long

Ngày 2.10 vừa qua tại TP. Cần Thơ, Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Hiệp hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam (VIETRISA) và Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền tổ chức Hội thảo Quốc gia “Đất và phân bón” lần thứ nhất năm 2024, với chủ đề “Thực trạng độ phì nhiêu đất lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón trong canh tác lúa”.

Lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường
Môi trường

Lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường

Chung tay vì môi trường xanh là mục đích của Chương trình Chiến dịch “World Cleanup Day 2024” - ngày hội thu gom rác thải trên các đường phố, vì môi trường xanh của Thủ đô vừa diễn ra. Đây là hoạt động thiết thực sau khi Thủ đô chịu ảnh hưởng cơn bão số 3.

Hành động chung tay bảo vệ môi trường
Môi trường

Hành động chung tay bảo vệ môi trường

Sáng 22.9, Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng UBND huyện Thanh Trì tổ chức lễ ra quân hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2024.

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất tại 6 tỉnh miền Trung
Xã hội

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất tại 6 tỉnh miền Trung

Mưa lớn do ảnh hưởng của bão số 4 làm độ ẩm đất ở một số khu vực đã gần bão hòa (trên 85%) hoặc đạt trạng thái bão hòa. Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cảnh báo một số khu vực tại 6 tỉnh miền Trung có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất đá trong những giờ tới.

 Kiểm soát chặt báo cáo đánh giá tác động công nghệ xử lý rác
Môi trường

Kiểm soát chặt báo cáo đánh giá tác động công nghệ xử lý rác

Để đánh giá, thẩm định công nghệ các dự án xử lý rác thải, chất thải rắn hiệu quả, đầu tiên chúng ta cần thực hiện tốt cơ chế kiểm soát, lập báo cáo đánh giá tác động tới môi trường xem các công nghệ đó có phát sinh những chất thải độc hại ra môi trường hay không? Đây là nhấn mạnh của Tổng Thư ký Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, Trưởng Ban khoa học, GS.TS Hoàng Xuân Cơ khi đề cập đến vấn đề xử lý rác thải ở nước ta. 

Biến chất thải thành tài nguyên và thúc đẩy phát triển kinh tế xanh: Cần thay đổi từ nhận thức
Môi trường

Biến chất thải thành tài nguyên và thúc đẩy phát triển kinh tế xanh: Cần thay đổi từ nhận thức

"Xử lý chất thải, đặc biệt là chất rắn rắn, đang là vấn đề cấp bách tại Việt Nam, đòi hỏi những giải pháp chiến lược và toàn diện từ công nghệ đến chính sách và nhận thức xã hội, để biến chất thải thành tài nguyên và thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh". Đó là quan điểm của GS. TS Khoa học. NGND Phạm Ngọc Đăng.

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải
Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải

Tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường" do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức vào sáng 18.9, Viện trưởng Viện Công nghệ VinIT GS.TSKH Nguyễn Quốc Sỹ đã chỉ ra 5 nhóm công nghệ chủ chốt thế giới đang dùng để xử lý chất thải rắn, cùng các bài học kinh nghiệm về vấn đề xử lý rác trên thế giới. 

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Môi trường

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.