Nghệ An: Dự báo mưa lớn kéo dài, hàng loạt thủy điện mở cửa xả

Để đối phó với đợt mưa rất lớn sắp tới, Văn phòng Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Nghệ An đang giám sát chặt chẽ việc xả nước điều tiết, hạ độ cao lòng hồ đối với các hồ thủy điện trên địa bàn

Cụ thể: hồ chứa thủy điện Bản Cốc (xã Châu Kim, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) được lệnh xả từ 12h30 ngày 19.9, dự kiến lưu lượng xả từ 11,16m3/s - 300m3/s. (Bao gồm lưu lượng xả qua cửa van, lưu lượng qua tràn và lưu lượng phát điện qua các tổ máy, có thể thay đổi tùy thuộc vào lưu lượng nước về hồ. Thời gian kết thúc xả khi mực nước hồ không lớn hơn mực nước dưới bình thường ở cao trình 376m và không có khả năng lên trở lại).

Hồ chứa thủy điện Châu Thắng (xã Châu Thắng, huyện Quỳ Châu) dự kiến tăng lưu lượng xả từ 12h30 ngày 19.9. Với lưu lượng xả từ 450m3/s - 1.200m3/s. (Bao gồm lưu lượng xả qua cửa van và lưu lượng phát điện qua các tổ máy và có thể thay đổi tùy thuộc vào lưu lượng nước về hồ. Thời gian kết thúc xả cho đến khi hết ảnh hưởng của đợt mưa lớn gây nên).

Trước đó, vào lúc 7h ngày 18.9, hồ chứa thủy điện thủy điện Sông Quang (xã Châu Thôn, huyện Quế Phong) cũng tiến hành xả điều tiết nước. Với lưu lượng xả từ 30 m3/s - 200 m3/s, bao gồm lưu lượng xả qua cửa van, lưu lượng qua tràn và lưu lượng phát điện qua các tổ máy. Thời gian kết thúc xả cho đến khi hết đợt mưa lũ.

Thuỷ điện Bản Vẽ (huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An) cũng đã vận hành giảm lũ cho hạ du bắt đầu từ 7h ngày 18.9. Hồ chứa xả với lưu lượng xả qua công trình từ 800 m3/s đến dưới 1000 m3/s.

Khi lưu lượng về hồ giảm dần về dưới 1.000 m3/s và Tổng cục Khí tượng Thủy văn dự báo trong 10 ngày tới ở các địa phương trên lưu vực sông Cả không xuất hiện các hình thế thời tiết có thể gây ra mưa, lũ lớn trên lưu vực, Công ty Thủy điện Bản Vẽ vận hành trong điều kiện bình thường.

Vào 19h ngày 18.9, thủy điện Nậm Mô (huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An) cũng vận hành điều tiết nước hồ chứa. Thời gian dự kiến kết thúc xả nước qua đập tràn, cho đến khi lưu lượng nước về hồ giảm về dưới mức 140 m3/s.

Lượng nước qua các cửa van đập tràn với lưu lượng xả dự kiến khoảng 140 m3/s đến 400 m3/s, bao gồm xả qua các cửa van đập tràn và tổ máy phát điện, cống xả cát và có thể thay đổi tùy thuộc vào lưu lượng về hồ.

Ngày 19.9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Văn Đệ, cùng đoàn công tác kiểm tra tình hình ứng phó với bão số 4 tại huyện Quỳ Châu và kiểm tra công tác vận hành dự kiến xả lũ của thủy điện Châu Thắng.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ yêu cầu nhà máy bám sát lưu lượng nước về hồ để điều tiết đúng quy trình và hướng dẫn, theo dõi sát sao diễn biến của bão số 4, cắt cử lực lượng túc trực 24/24 giờ để kịp thời xử lý các tình huống, đặc biệt khi hoàn lưu bão số 4 có thể gây mưa lớn, lượng nước đổ về hồ sẽ lớn hơn.

Văn phòng Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Nghệ An

Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải
Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải

Tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường" do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức vào sáng 18.9, Viện trưởng Viện Công nghệ VinIT GS.TSKH Nguyễn Quốc Sỹ đã chỉ ra 5 nhóm công nghệ chủ chốt thế giới đang dùng để xử lý chất thải rắn, cùng các bài học kinh nghiệm về vấn đề xử lý rác trên thế giới. 

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Môi trường

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%
Môi trường

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%

Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống Nguyễn Văn Toàn nhận định, hiện tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp tái chế là rất lớn. Tuy nhiên, trong khoảng 60.000 tấn rác thải phát sinh thì chúng ta chỉ có 15% được thu gom thái chế, sử dụng.

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp
Xã hội

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp

Tại tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9, ông Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Chủ tịch HĐQT Công ty Halcom Việt Nam nhấn mạnh hiệu quả xử lý rác trên thực tế hiện đang rất thấp.

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường
Xã hội

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường

Đây là nhấn mạnh của ông Nguyễn Hữu Tiến, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Môi trường đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội Urenco tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”, do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9.

Chung tay tái thiết, khắc phục hậu quả sau siêu bão Yagi
Môi trường

Chung tay tái thiết, khắc phục hậu quả sau siêu bão Yagi

Cơn bão Yagi (cơn bão số 3) đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng tại nhiều tỉnh miền Bắc, trong đó có Thủ đô Hà Nội. Mặc dù, đã có sự chuẩn bị, ứng phó nhưng siêu bão vẫn để lại những mất mát và hậu quả rất nặng nề ở những nơi bão đi qua. Sau bão, Đảng, Nhà nước, chính quyền và người dân địa phương nỗ lực khắc phục hậu quả, tái thiết cuộc sống.