Phát huy giá trị nguồn lợi từ rừng gắn với mục tiêu Net Zero

Ngày 24.9, Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Tạp chí Kinh tế Việt Nam và các đối tác tổ chức hội thảo “Phát huy giá trị nguồn lợi từ rừng gắn với mục tiêu Net Zero và phát triển bền vững”.

Hội thảo nhằm trao đổi, chia sẻ ý kiến và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển rừng bền vững. Từ đó, đề xuất, hiến kế các giải pháp hiệu quả để tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực cho phát triển rừng bền vững, hướng tới mục tiêu Net Zero.

Toàn cảnh Hội thảo

Toàn cảnh Hội thảo

Tại hội thảo, các đại biểu đã nghe các báo cáo về cơ sở pháp lý và các chính sách của Việt Nam về quản lý, phát triển và khai thác các nguồn lợi từ rừng của đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính và đại diện khối tư nhân.

Trên cơ sở thông tin từ các bài tham luận, trong phiên thảo luận 1, các đại biểu đã chia sẻ kinh nghiệm phát huy hiệu quả giá trị nguồn lợi từ rừng và vai trò của các tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng trong phát triển rừng bền vững.

Từ đó, đưa ra các gợi ý, khuyến nghị về mô hình, chính sách, cơ chế, nhằm phát huy, nâng cao hiệu quả các nguồn lợi từ rừng cũng như lời khuyên cho các doanh nghiệp, chủ thể khác, khi triển khai các dự án về rừng.

Phiên thảo luận 2 về “Thị trường tín chỉ carbon và tiềm năng phát triển tín chỉ carbon rừng” tập trung vào vai trò của đầu tư tư nhân vào lĩnh vực lâm nghiệp hướng đến tạo tín chỉ carbon rừng, các vấn đề kỹ thuật, khó khăn và thách thức được coi là cản trở đáng kể đối với sự tham gia của khối tư nhân.

Trên cơ sở đó, hiến kế các giải pháp tháo gỡ, thúc đẩy đầu tư tư nhân vào lĩnh vực lâm nghiệp hướng đến tạo tín chỉ carbon rừng.

Theo ông Lương Quang Huy, Cục biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường việc phát triển thị trường tín chỉ carbon rừng hiện nay còn gặp nhiều khó khăn do khuôn khổ pháp lý và cơ chế, chính sách còn thiếu hoặc chưa quy định cụ thể. Tiêu chuẩn carbon rừng và hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định, cấp tín chỉ để áp dụng cho thị trường carbon trong nước chưa được xây dựng.

Ngoài ra, kinh phí cần bố trí trước để xây dựng dự án, báo cáo, thẩm định và cấp tín chỉ là tương đối lớn. Hiện chưa có định giá về giá tín chỉ các-bon rừng làm cơ sở cho việc đàm phán về giá với bên mua.

Trong khi đó, các tiêu chuẩn quốc tế đưa ra yêu cầu rất cao về kỹ thuật, môi trường, xã hội để đánh giá, thẩm định và cấp tín chỉ. Mỗi đối tác có quy định khác nhau nên nội dung, phương thức đàm phán, ký kết và thực thi thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính (ERPA) là khác nhau.

Các đại biểu tại phiên thảo luận

Các đại biểu tại phiên thảo luận

Theo bà Nghiêm Phương Thúy, Cục Lâm nghiệp, thời gian tới cần tiếp tục triển khai các chương trình giảm phát thải và nghiên cứu thí điểm tín chỉ carbon có chất lượng cao (carbon xanh...); trong đó cần chú trọng vấn đề truyền thông, tập huấn kỹ thuật.

Đồng thời, kiểm kê khí nhà kính, báo cáo kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và xây dựng cơ sở dữ liệu. Nghiên cứu phân bổ hạn ngạch NDC và tiềm năng tín chỉ cho địa phương. Hoàn thiện thể chế chính sách về chuyển nhượng và quản lý tài chính nguồn thu từ tín chỉ các bon rừng. Xây dựng tiêu chuẩn các bon rừng Việt Nam và cơ chế vận hành, hướng dẫn xây dựng và triển khai thí điểm một số dự án có tiềm năng…

Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tiến hành lấy ý kiến sửa đổi Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để Việt Nam chuẩn bị thiết lập và vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon.

Ước tính trong giai đoạn 2021 - 2030, Việt Nam sở hữu khoảng 40 - 70 triệu tín chỉ carbon rừng có thể bán cho thị trường tín chỉ carbon thế giới.

Trong nhiều năm qua, việc mở rộng diện tích rừng đã giúp ngành lâm nghiệp Việt Nam đạt được các cam kết giảm phát thải, mở ra tiềm năng to lớn để tham gia vào thị trường carbon trong nước và toàn cầu.

Kinh tế

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đẩy mạnh sản xuất đáp ứng đơn hàng cuối năm
Thị trường

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đẩy mạnh sản xuất đáp ứng đơn hàng cuối năm

Mặc dù tình hình kinh tế thế giới có biến động ảnh hưởng nhất định, tuy nhiên các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cho biết có nhiều tín hiệu tốt về đơn hàng, lượng đơn vẫn đang đáp ứng được kế hoạch đặt ra từ đầu năm, đảm bảo duy trì ổn định sản xuất trong năm 2024 và thời gian tới.

Chốn an cư hoàn hảo, vững bền tại The Wisteria
Bất động sản

Chốn an cư hoàn hảo, vững bền tại The Wisteria

Cuộc sống hiện đại đòi hỏi ngôi nhà không chỉ là nơi để ở mà còn là nơi mỗi người, mỗi gia đình được tận hưởng cuộc sống. Dự án The Wisteria (Hà Nội) trở thành một biểu tượng của sự lý tưởng khi kết hợp các yếu tố sang trọng, tiện nghi, gần gũi thiên nhiên, mang đến cho cư dân một chốn an cư hoàn hảo.

Sản phẩm thuốc thú y phải công bố hợp quy.
Thị trường

Ngành nông nghiệp gặp khó với quy định công bố hợp quy

Công bố hợp quy là thủ tục bắt buộc với sản phẩm phải áp dụng quy chuẩn kỹ thuật nhằm bảo đảm sản phẩm đạt chất lượng, an toàn với môi trường và sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, theo phản ánh của các doanh nghiệp ngành nông nghiệp, quy định này có một số bất cập, gây khó khăn, làm phát sinh chi phí, thủ tục trong khi không làm tăng chất lượng sản phẩm.

PVcomBank và UBND huyện Dầu Tiếng ký kết hợp tác về thúc đẩy chuyển đổi số
Thị trường

PVcomBank và UBND huyện Dầu Tiếng ký kết hợp tác về thúc đẩy chuyển đổi số

Cuối tuần qua, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) và Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Dầu Tiếng (tỉnh Bình Dương) đã ký kết hợp tác ghi nhớ về công tác thúc đẩy chuyển đổi số và không dùng tiền mặt trên địa bàn. Cũng trong khuôn khổ chương trình, PVcomBank đã tổ chức lễ ký kết hợp tác toàn diện với Trung tâm Phục vụ hành chính công huyện Dầu Tiếng.

Doanh nghiệp “hiến kế” phát triển công nghiệp hỗ trợ
Doanh nghiệp

Doanh nghiệp “hiến kế” phát triển công nghiệp hỗ trợ

Tại Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp lớn về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước vừa qua, lãnh đạo các tập đoàn kinh tế tư nhân đã đề xuất nhiều sáng kiến với Chính phủ và các bộ, ngành để chung tay phát triển lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.

Công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Bình Dương vẫn còn chưa đáp ứng nhu cầu.
Kinh tế

Tăng tỉ lệ nội địa hóa, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu

Bình Dương hiện nằm trong top 5 địa phương có ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển mạnh của cả nước. Những năm qua, địa phương đã có những bước tiến đáng kể. Để ngành công nghiệp hỗ trợ đi vào chiều sâu hơn nữa, Thủ tướng đã ban hành Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (790/QĐ-TTg), trong đó nhấn mạnh công nghiệp tiếp tục là động lực tăng trưởng chính.

Nộp thuế trực tuyến dễ dàng qua eTax Mobile với SHB
Kinh tế

Nộp thuế trực tuyến dễ dàng qua eTax Mobile với SHB

Nhằm tiếp tục phát triển các tiện ích và đa dạng hóa các kênh thanh toán, đáp ứng tốt hơn nhu cầu giao dịch trực tuyến ngày càng cao của khách hàng, SHB phối hợp với Tổng cục Thuế triển khai dịch vụ nộp thuế/phí điện tử cá nhân qua ứng dụng điện tử eTax Mobile.

Cân nhắc kỹ 3 phương diện khi đánh thuế đồ uống có đường
Kinh tế

Cân nhắc kỹ 3 phương diện khi đánh thuế đồ uống có đường

Việc bổ sung nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ có tác động rất lớn tới sự phát triển của doanh nghiệp trong ngành. Bà Phan Minh Thủy, Trưởng phòng, Ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị cần cân nhắc kỹ ở 3 phương diện.

Lộ trình phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2050
Thị trường

Lộ trình phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2050

Ngày 21.9 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1018/QĐ-TTg ban hành Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 với lộ trình 3 giai đoạn. Mục tiêu đến năm 2050, Việt Nam trở thành quốc gia thuộc nhóm các quốc gia đi đầu về công nghiệp bán dẫn, điện tử, làm chủ nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực này; quy mô doanh thu công nghiệp bán dẫn đạt trên 100 tỷ USD/năm.

Hà Nội: Doanh nghiệp thường xuyên "ăn theo" liên danh để trúng thầu "dày đặc" về cung cấp thiết bị Phòng cháy, chữa cháy có tiềm lực ra sao?
Kinh tế

Hà Nội: Doanh nghiệp thường xuyên "ăn theo" liên danh để trúng thầu "dày đặc" về cung cấp thiết bị Phòng cháy, chữa cháy có tiềm lực ra sao?

Công ty Cổ phần Vật tư Thiết bị Phòng cháy Chữa cháy Hà Nội là một trong những doanh nghiệp nổi bật trong lĩnh vực cung cấp trang thiết bị PCCC trên địa bàn thủ đô. Theo các nguồn tin, trong nhiều năm qua, công ty này đã liên tiếp trúng hơn 130 gói thầu, với tổng giá trị các gói thầu có sự tham gia của công ty này là hơn 3.000 tỷ đồng.

Doanh nghiệp nào vừa mua lại vốn góp của Bitexco tại dự án nhiều năm “đắp chiếu” The Spirit Saigon?
Kinh tế

Doanh nghiệp nào vừa mua lại vốn góp của Bitexco tại dự án nhiều năm “đắp chiếu” The Spirit Saigon?

Ngoài Bất động sản Phương Đông Hà Nội, Bà Trần Thị Minh Hiếu còn đại diện cho Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển Bất động sản Nhật Minh. Doanh nghiệp này có vốn điều lệ chỉ 20 tỷ đồng với các cổ đông sáng lập gồm: Công ty Bất động sản Phương Đông Hà Nội; Trần Thị Huế và Dương Đình Phú.

Quảng cáo trực tuyến phát triển bùng nổ, tiến tới thống lĩnh thị trường.
Kinh tế

Phương thức quản lý mới với quảng cáo trên mạng

Nguyễn Lan Phương, Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS)

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ cùng sự phổ biến của mạng xã hội đã tạo ra bước phát triển vượt bậc của ngành quảng cáo, làm thay đổi quy trình, phương thức quảng cáo. Luật Quảng cáo năm 2012 cần được sửa đổi, bổ sung với phương thức quản lý mới, nhằm góp phần thúc đẩy thị trường quảng cáo nói riêng và ngành công nghiệp văn hóa nói chung phát triển năng động, hiệu quả trong cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4.

Trong tháng 8, xuất khẩu tôm Việt Nam đạt 404 triệu USD
Kinh tế

Xuất khẩu tôm tăng mạnh ở hầu hết thị trường

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu tôm tiếp tục ghi nhận tăng trưởng 2 con số ở hầu hết thị trường tiêu thụ chính nhưng ngành vẫn đối mặt nhiều thách thức, nhất là dịch bệnh trong khâu nuôi.