Phát động Giải thưởng Báo chí tài nguyên và môi trường lần thứ VII

Ngày 26.9, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký quyết định số 3097/QĐ - BTNMT Về việc tổ chức Giải thưởng Báo chí tài nguyên và môi trường lần thứ VII. Thời gian nhận tác phẩm tham dự giải đến hết ngày 31.10.2024.

1.jpg

Năm 2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục tổ chức Giải thưởng Báo chí tài nguyên và môi trường lần thứ VII nhằm tôn vinh, khen thưởng tác giả, tác phẩm báo chí, cơ quan thông tấn báo chí có thành tích xuất sắc trong tuyên truyền, truyền thông chủ đề tài nguyên và môi trường, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước; vị trí, vai trò ngành tài nguyên và môi trường trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước, đảm bảo quốc phòng, an ninh; thực hiện mục tiêu quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Đồng thời, cổ vũ và lan tỏa hoạt động báo chí, tuyên truyền, truyền thông chủ đề tài nguyên và môi trường.

Giải thưởng được xét tặng gồm các thể loại: Báo in, Báo điện tử, Phát thanh, Truyền hình.

Nội dung các tác phẩm báo chí tập trung vào: Truyền thông quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách, pháp luật tài nguyên và môi trường; cơ chế, chính sách, pháp luật có tính ưu việt, nổi bật đạt hiệu quả xã hội cao; nội dung nhiệm vụ trọng tâm quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

Phản ánh được vấn đề mới, nhất là đề xuất giải pháp hiệu quả trong quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.

Các thành tựu, sáng kiến, kết quả nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ mô hình, hiến kế, đổi mới sáng tạo, giải pháp hiệu quả; hoạt động cải cách hành chính, chuyển đổi số, thông tin đối ngoại, hội nhập quốc tế, tiết kiệm phòng chống tham nhũng và các hoạt động liên quan khác thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

Tổng số có 37 Giải thưởng gồm: 4 giải A, 12 giải B, 20 giải C và 1 giải tập thể.Các tác phẩm báo chí được xét tặng phải đăng phát trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian từ ngày 16 tháng 6 năm 2022 đến ngày 15 tháng 10 năm 2024.

Thời gian nhận tác phẩm tham dự hết ngày 31 tháng 10 năm 2024.

Địa chỉ nhận tác phẩm hoặc thông tin liên hệ: Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Lô E2, phố Dương Đình Nghệ, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Giải đáp Giải thưởng, liên hệ theo số điện thoại 098.665.1068 (Bà Nguyễn Thị Quỳnh Trang).

Thư điện tử Giải thưởng: giaithuongbaochitnmt@gmail.com. Chi tiết truy cập: http://tainguyenmoitruong.gov.vn/fanpage; facebook.com/monrevietnam.

Trên bì thư ghi rõ: Tác phẩm tham dự Giải thưởng Báo chí tài nguyên và môi trường lần thứ VII.

Môi trường

Hành động chung tay bảo vệ môi trường
Môi trường

Hành động chung tay bảo vệ môi trường

Sáng 22.9, Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng UBND huyện Thanh Trì tổ chức lễ ra quân hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2024.

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất tại 6 tỉnh miền Trung
Xã hội

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất tại 6 tỉnh miền Trung

Mưa lớn do ảnh hưởng của bão số 4 làm độ ẩm đất ở một số khu vực đã gần bão hòa (trên 85%) hoặc đạt trạng thái bão hòa. Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cảnh báo một số khu vực tại 6 tỉnh miền Trung có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất đá trong những giờ tới.

 Kiểm soát chặt báo cáo đánh giá tác động công nghệ xử lý rác
Môi trường

Kiểm soát chặt báo cáo đánh giá tác động công nghệ xử lý rác

Để đánh giá, thẩm định công nghệ các dự án xử lý rác thải, chất thải rắn hiệu quả, đầu tiên chúng ta cần thực hiện tốt cơ chế kiểm soát, lập báo cáo đánh giá tác động tới môi trường xem các công nghệ đó có phát sinh những chất thải độc hại ra môi trường hay không? Đây là nhấn mạnh của Tổng Thư ký Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, Trưởng Ban khoa học, GS.TS Hoàng Xuân Cơ khi đề cập đến vấn đề xử lý rác thải ở nước ta. 

Biến chất thải thành tài nguyên và thúc đẩy phát triển kinh tế xanh: Cần thay đổi từ nhận thức
Môi trường

Biến chất thải thành tài nguyên và thúc đẩy phát triển kinh tế xanh: Cần thay đổi từ nhận thức

"Xử lý chất thải, đặc biệt là chất rắn rắn, đang là vấn đề cấp bách tại Việt Nam, đòi hỏi những giải pháp chiến lược và toàn diện từ công nghệ đến chính sách và nhận thức xã hội, để biến chất thải thành tài nguyên và thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh". Đó là quan điểm của GS. TS Khoa học. NGND Phạm Ngọc Đăng.

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải
Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải

Tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường" do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức vào sáng 18.9, Viện trưởng Viện Công nghệ VinIT GS.TSKH Nguyễn Quốc Sỹ đã chỉ ra 5 nhóm công nghệ chủ chốt thế giới đang dùng để xử lý chất thải rắn, cùng các bài học kinh nghiệm về vấn đề xử lý rác trên thế giới. 

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Môi trường

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%
Môi trường

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%

Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống Nguyễn Văn Toàn nhận định, hiện tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp tái chế là rất lớn. Tuy nhiên, trong khoảng 60.000 tấn rác thải phát sinh thì chúng ta chỉ có 15% được thu gom thái chế, sử dụng.

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp
Xã hội

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp

Tại tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9, ông Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Chủ tịch HĐQT Công ty Halcom Việt Nam nhấn mạnh hiệu quả xử lý rác trên thực tế hiện đang rất thấp.

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường
Xã hội

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường

Đây là nhấn mạnh của ông Nguyễn Hữu Tiến, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Môi trường đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội Urenco tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”, do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9.