Dự thảo Luật Đường bộ:

Hoàn thiện cơ chế, chính sách về kết cấu hạ tầng đường bộ

Thảo luận dự thảo Luật Đường bộ tại phiên họp sáng 21.5, các đại biểu Quốc hội đề nghị cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về kết cấu hạ tầng đường bộ; tăng cường quản lý nhà nước, thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ nhằm khắc phục những vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai pháp luật về giao thông đường bộ.

Khơi thông nguồn lực đầu tư hạ tầng giao thông

Dự thảo Luật Đường bộ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Bảy đã khắc phục các bất cập quy định về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, về hệ thống báo hiệu đường bộ, về tổ chức giao thông, quản lý an toàn kỹ thuật phương tiện giao thông đường bộ, vận tải đường bộ, quản lý nhà nước về giao thông đường bộ.

Tuy nhiên, qua rà soát, ĐBQH Đào Chí Nghĩa (Cần Thơ) nhận thấy, dự thảo Luật vẫn chưa quy định rõ về giới hạn hành lang an toàn giao thông đường bộ, về quy định chi phí quản lý, sử dụng, vận hành khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng; chưa quy định về hạ tầng ngầm, các công trình trên cao đang vận hành kết nối cùng với đường bộ.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách về kết cấu hạ tầng đường bộ -0
ĐBQH Đào Chí Nghĩa (Cần Thơ) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

ĐB Đào Chí Nghĩa cũng đề nghị cơ quan soạn thảo nên quy định cụ thể về cơ chế huy động nguồn lực xã hội trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng; việc ứng dụng phát triển công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành hoạt động giao thông đường bộ cũng như thu phí qua đầu các phương tiện tham gia giao thông; quy định cụ thể về các loại hình kinh doanh vận tải bằng ô tô cho phù hợp với thực tế.

Ở góc nhìn khác, ĐBQH Nguyễn Hoàng Bảo Trân (Bình Dương) nhận thấy, dự thảo Luật có bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm khơi thông nguồn lực cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông. Ngoài các chính sách nhằm ưu tiên tập trung phát triển các nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ hiện đại, thân thiện với môi trường, dự thảo Luật còn xây dựng cơ chế đẩy mạnh huy động các nguồn lực xã hội, các hình thức, phương thức đầu tư, xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông thì việc cho phép không tính giá trị tài sản công là kết cấu hạ tầng đường bộ là một hướng đi hết sức đúng đắn trên cơ sở đúc rút các kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình tổ chức đầu tư, xây dựng, cải tạo, nâng cấp đường bộ.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách về kết cấu hạ tầng đường bộ -0
ĐBQH Nguyễn Hoàng Bảo Trân (Bình Dương) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

“Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng nhằm tháo gỡ các vướng mắc trên thực tế khi triển khai các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) hiện nay”. Nhấn mạnh như vậy, ĐB Nguyễn Hoàng Bảo Trân cũng cho biết, mặc dù quy định này có khả năng làm tăng tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án PPP vượt quá tỷ lệ 50% tổng mức đầu tư dự án và khác với quy định của Luật PPP, tuy nhiên dự thảo Luật đã giải quyết được một trong những nút thắt cơ bản khi triển khai các dự án đầu tư mở rộng, cải tạo, nâng cấp kết cấu hạ tầng nói chung, trong đó có kết cấu hạ tầng đường bộ theo phương thức PPP. 

Quy định quỹ đất dành cho giao thông đô thị phải khả thi

Về quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ, Luật hiện hành đã quy định tỷ lệ quỹ đất giao thông đô thị so với đất xây dựng đô thị phải bảo đảm từ 16% đến 26%, nhưng trong thực tế hầu hết các địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu này, dẫn đến tình trạng các đô thị lớn thường xuyên bị ùn tắc giao thông, thiếu nơi đỗ xe... Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo quy định chi tiết về tỷ lệ đất dành cho giao thông phù hợp với tiêu chí phân loại đô thị tại các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Tại khoản 2, Điều 12 dự thảo Luật quy định tỷ lệ đất dành cho kết cấu hạ tầng đô thị theo hướng: đô thị loại đặc biệt, tỷ lệ đất dành cho kết cấu hạ tầng đô thị từ 18% đến 26%; đô thị loại I từ 16 % đến 24%; đô thị loại II từ 15% đến 22%... ĐBQH Nguyễn Phương Thủy (Hà Nội) cho rằng, quy định như dự thảo Luật là quá chi tiết và có những nội dung chưa thực sự phù hợp với điều kiện thực tế của nhiều địa phương trong giai đoạn hiện nay cũng như có những nội dung sẽ không còn phù hợp với xu thế phát triển của đô thị trong tương lai. “Việc quy định cứng tỷ lệ quỹ đất dành cho giao thông như mức dự kiến trong dự thảo Luật để áp dụng ngay cho tất cả các đô thị, bao gồm cả đô thị hiện hữu và đô thị hình thành mới, trong khi lại không kèm theo các chế tài hay các biện pháp bảo đảm thực hiện sẽ là không khả thi”, ĐB Nguyễn Phương Thủy nêu quan điểm. 

Hoàn thiện cơ chế, chính sách về kết cấu hạ tầng đường bộ -0
ĐBQH Nguyễn Phương Thủy (Hà Nội) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Trước thực tế đất đô thị ngày càng có giá, chi phí để phát triển đường đô thị ngày càng đắt đỏ, cùng những khó khăn trong việc thu hồi đất, lập dự án phát triển đường giao thông như hiện nay thì các đô thị không thể phát triển mãi theo hướng xây mới hoặc mở rộng đường trong nội thành, nội thị. Đặt vấn đề này, ĐB Nguyễn Phương Thủy đề nghị, cần chú trọng hơn đến các giải pháp về tổ chức giao thông hiệu quả, hạn chế phương tiện giao thông cá nhân và phát triển giao thông đa tầng, giao thông công cộng khối lượng lớn.

Cũng quan tâm đến quy định về quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ, ĐBQH Đoàn Thị Lê An (Cao Bằng) đề nghị sửa quy định này như sau: đô thị loại đặc biệt từ 18% trở lên; đô thị loại 1 từ 16% trở lên; đô thị loại 2 từ 15% trở lên, đô thị loại 4 từ 13% trở lên; đô thị loại 4 từ 12% trở lên; đô thị loại 5 từ 11% trở lên.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách về kết cấu hạ tầng đường bộ -0
ĐBQH Đoàn Thị Lê An (Cao Bằng) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

ĐB Đoàn Thị Lê An lập luận, theo Nghị quyết số 26/2022 ngày 21.9.2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1210 ngày 25.5.2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị thì ngưỡng tối thiểu đủ điểm để đánh giá đối với đô thị chỉ là “đạt”, không nhất thiết phải quy định khoảng giới hạn phía trên. Mặt khác, dự thảo Luật mới chỉ tính đến tỷ lệ quy định cho các đô thị được xây dựng mới, còn đối với đô thị cải tạo, nâng loại chưa được đề cập. Do đó, đại biểu đề nghị, cần có quy định về tỷ lệ quỹ đất giao thông cho đô thị cải tạo, đô thị nâng loại. "Trong trường hợp đô thị được nâng cấp từ đô thị loại thấp lên đô thị loại cao thì tỷ lệ quỹ đất được tính như thế nào?" - Nêu vấn đề này, đại biểu đề nghị nghiên cứu quy định về tỷ lệ đất giao thông cho phù hợp khi đô thị được nâng loại, bảo đảm tỷ lệ quỹ đất giao thông phù hợp với loại đô thị được nâng cấp.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách về kết cấu hạ tầng đường bộ -0
Các đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường. Ảnh: Hồ Long

Đại biểu Đoàn Thị Lê An cũng đề nghị bổ sung vào quy định về chính sách phát triển đối với hoạt động đường bộ. Cụ thể, điểm c khoản 1 Điều 4 dự thảo Luật quy định, ưu tiên phát triển các tuyến đường cao tốc, các công trình, dự án đường bộ trọng điểm kết nối vùng, khu vực, đô thị lớn, trung tâm trong nước và quốc tế; phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào ở miền núi, hải đảo, biên giới; phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ dễ tiếp cận và bảo đảm an toàn cho các đối tượng dễ bị tổn thương; phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ tại các đô thị để giảm ùn tắc giao thông.

Đại biểu đề nghị, bổ sung cụm từ “đường tuần tra biên giới, đường ven biển” vào nội dung này, nhằm bảo đảm phù hợp với Điều 25 Luật Biên giới quốc gia năm 2003, trong đó quy định "Nhà nước có chiến lược quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng khu vực biên giới vững mạnh, toàn diện về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, có chính sách ưu tiên tạo điều kiện thuận lợi cho Nhân dân định cư ở khu vực biên giới.

Diễn đàn Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và sự phát triển văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Diễn đàn Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và sự phát triển văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục

Trong bối cảnh đất nước không ngừng phát triển, dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đã được Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng thống nhất chủ trương đầu tư toàn tuyến với vận tốc thiết kế lên đến 350 km/h. Đây không chỉ là một công trình hạ tầng giao thông mà còn là biểu tượng của khát vọng vươn mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam trong kỷ nguyên mới.

ĐBQH Lê Văn Cường (Thanh Hóa) phát biểu
Quốc hội và Cử tri

Chính sách ưu đãi phải khả thi, hiệu quả

Chính sách của Nhà nước về dược và phát triển công nghiệp dược là một trong những nội dung được các đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm khi thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược tại phiên họp toàn thể sáng 22.10. Qua đó, các đại biểu đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu thấu đáo, bảo đảm các chính sách ưu đãi phải thực sự khả thi, hiệu quả.

Tạo xung lực mới, thúc đẩy hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào
Quốc hội và Cử tri

Tạo xung lực mới, thúc đẩy hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta vừa kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức CHDCND Lào và tham dự Đại hội đồng AIPA-45 từ ngày 17-19.10 theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Lào, Chủ tịch AIPA Saysomphone Phomvihane. Trao đổi với báo chí tháp tùng Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại VŨ HẢI HÀ khẳng định, chuyến thăm đã thành công rất tốt đẹp. Thông qua những kết quả cụ thể đạt được, chuyến thăm chắc chắn sẽ tạo xung lực mới, thúc đẩy hợp tác toàn diện, thực chất trên các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, thương mại, đầu tư, tương xứng với quan hệ chính trị tốt đẹp Việt Nam - Lào.

Phó Tổng Thư ký Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Trường Giang
Quốc hội và Cử tri

Khơi thông điểm nghẽn, kiến tạo phát triển

Sáng mai, 21.10, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV sẽ khai mạc, trong đó, Quốc hội dành phần lớn thời gian cho công tác lập pháp với số lượng các dự luật nhiều nhất từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Nhấn mạnh tinh thần đổi mới trong tư duy xây dựng pháp luật, các đại biểu Quốc hội cũng kỳ vọng, các quyết sách được Quốc hội đưa ra tại Kỳ họp sẽ giúp khơi thông điểm nghẽn về thể chế, pháp luật, kiến tạo cho phát triển, tạo tiền đề cho việc “về đích” thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu của cả nhiệm kỳ.

ĐBQH Trần Thị Vân (Bắc Ninh)
Diễn đàn Quốc hội

Quyết sách đúng đắn, tạo đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội

Với khối lượng công việc rất lớn, rất quan trọng sẽ được trình Quốc hội xem xét, quyết định tại Kỳ họp thứ Tám, các đại biểu Quốc hội khẳng định sẽ thảo luận, xem xét thực sự khách quan, toàn diện, trọng tâm, qua đó đưa ra những quyết sách đúng đắn, có ý nghĩa như đòn bẩy, động lực thúc đẩy hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10 Khóa XIII
Diễn đàn Quốc hội

Bài 2: Giải quyết ở tầm nhìn và chủ thuyết trong quan hệ toàn diện phát triển kinh tế với chính trị, văn hóa

TS. Nhị Lê - Nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản

Cần thiết phải thấy rằng, mỗi quyết sách về kinh tế cần bắt đầu từ nền móng trước hết là một quyết sách về chính trị, văn hóa và nhân văn, để tránh rơi vào quyết định luận kinh tế đơn thuần, nhất là khắc chế quy luật tàn khốc “cá lớn nuốt cá bé”, “kinh tế vị kinh tế”, “tiền vị tiền”, cổ xúy vô hình cho thói “tiền trao cháo múc”, “trả tiền ngay, lạnh lùng không tình nghĩa”… của kinh tế thị trường mà không ít quốc gia mắc phải khi cùng xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường.

Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18/9 đến ngày 20/9/2024 tại Thủ đô Hà Nội
Diễn đàn Quốc hội

Bài 1: Đổi mới để phát triển thể chế và thể chế vì đổi mới, dân chủ, pháp quyền

Lời Tòa soạn: Sau gần 40 năm, công cuộc Đổi mới toàn diện, đồng bộ đã đi đúng hướng. Tuy nhiên, không ít tiềm năng, lợi thế và xung lực đổi mới, ở góc độ nào đó, chưa được khai thác ngang tầm, sử dụng hiệu quả và khởi động đúng mức. Từ thực tiễn phát triển công cuộc Đổi mới sau 40 năm và dự báo tương lai càng cho thấy, tầm nhìn - thể chế - lực lượng là ba nhân tố cơ bản quyết định thành công. Để góp phần luận giải sâu hơn về nội dung này,
Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản xoay quanh chủ đề: “Phát triển tầm nhìn, thể chế và lực lượng đổi mới trong kỷ nguyên mới”.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu về dự án Luật Dữ liệu
Diễn đàn Quốc hội

Cần chính sách đặc thù, vượt trội

Nhấn mạnh dữ liệu vừa là tài nguyên vừa là nguồn lực vừa là động lực mới cho sự phát triển, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát dự thảo Luật Dữ liệu, bảo đảm có những chính sách thật sự đặc thù, vượt trội.

Chống lãng phí luôn là một trong những chủ đề "nóng" được Quốc hội quan tâm
Diễn đàn Quốc hội

Xây dựng văn hóa chống lãng phí vì sự phát triển phồn vinh của đất nước

Xây dựng văn hóa chống lãng phí trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ của đất nước không chỉ là một nhiệm vụ quan trọng mà còn là yêu cầu cấp thiết đối với sự phát triển bền vững và lâu dài của Việt Nam. Thông điệp về xây dựng văn hóa chống lãng phí mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã nêu ra chính là định hướng chiến lược quan trọng để đảm bảo sự phát triển lâu dài và phồn thịnh cho đất nước.

Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Thấu tình đạt lý, thuyết phục trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân

Với những vụ việc kéo dài, cần giải quyết thấu tình đạt lý, tới nơi tới chốn, có tính thuyết phục, đặc biệt phải làm một cách bài bản hơn nữa trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Đây là yêu cầu được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đưa ra tại Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến về các báo cáo liên quan đến giải quyết kiến nghị của cử tri và khiếu nại, tố cáo của công dân.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu kết luận nội dung thảo luận
Diễn đàn Quốc hội

Có nên quy định về giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội không?

Cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân tại Phiên họp thứ 38, các thành viên UBTVQH đều nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường hoạt động giám sát theo đúng chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội, HĐND các cấp. Đặc biệt cần thể hiện cho được những tư tưởng đổi mới trong hoạt động này. Trong đó, một trong những đề nghị mới, đó là có nên quy định về giải trình của UBTVQH để đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong giai đoạn mới hiện nay, bảo đảm tính phản ứng nhanh và vai trò của cơ quan thường trực của Quốc hội.

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình phát biểu
Diễn đàn Quốc hội

Nội dung báo cáo cần mang tiếng nói của cử tri và Nhân dân

Tại Phiên họp thứ 38, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV; kết quả tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn thư của công dân và kết quả giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2024. Đồng thời, tham gia ý kiến về dự thảo Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV
Diễn đàn Quốc hội

Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chất vấn

Chất vấn là một hình thức giám sát trực tiếp và thường xuyên nhằm làm sáng tỏ những vấn đề được chất vấn và xác định rõ trách nhiệm của chức danh bị chất vấn. Đây là một trong những hình thức giám sát có hiệu lực, hiệu quả cao và thiết thực nhất. Do đó, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chất vấn là yêu cầu cần thiết, khách quan của Quốc hội.

Toàn cảnh phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm tính khả thi, không tạo ra khó khăn, vướng mắc mới

Cho ý kiến với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 Luật về đầu tư, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, rà soát, hoàn thiện dự thảo Luật để bảo đảm tính khả thi, thực tế, cụ thể của các điều khoản, không để xảy ra tình trạng sửa đổi nhưng lại tạo thêm khó khăn, vướng mắc, bất cập mới, hoặc gây thất thoát, lãng phí tiền, tài sản của Nhà nước, gây bất lợi cho người dân và doanh nghiệp.

Đánh giá tác động kỹ lưỡng khi luật hóa chính sách đang thực hiện thí điểm
Quốc hội và Cử tri

Đánh giá tác động kỹ lưỡng khi luật hóa chính sách đang thực hiện thí điểm

Trong dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) lần này, Chính phủ đề nghị luật hóa một số chủ trương đang thực hiện thí điểm. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, đối với các chính sách đã và đang thực hiện thí điểm phải đánh giá tác động đầy đủ, minh chứng được khi áp dụng mang lại hiệu quả thì mới quy định vào luật.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực
Quốc hội và Cử tri

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực

Cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT - XH năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển KT - XH năm 2025 tại phiên họp sáng 9.10, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tăng cường kỷ luật, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực, với phương châm "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm, địa phương hưởng".