PHÁP LUẬT TRUNG QUỐC VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC

Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật

Trung Quốc luôn coi trọng pháp luật điều chỉnh các hoạt động có liên quan đến nước. Từ năm 1949 Trung Quốc đã tiến hành một số công trình thủy lợi có quy mô lớn và phát triển một số các chính sách pháp luật về phát triển ngành thủy lợi. Lần đầu tiên trong Hiến pháp năm 1954, tại điều 6 quy định: nước thuộc về Nhà nước; Nhà nước bảo đảm sử dụng hợp lý tài nguyên nước, không có tổ chức, cá nhân nào với bất cứ lý do gì có quyền tịch thu, tiêu hủy tài nguyên nước.

Cận cảnh sông Trường Giang, con sông dài nhất Châu Á - Interasia
Cận cảnh sông Trường Giang, con sông dài nhất châu Á. Nguồn: Interasia

Từ những năm 80 của thế kỷ trước, Trung Quốc đã đẩy tốc độ hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về nguồn nước cụ thể như: Luật Hiến pháp năm 1982 (sửa đổi bổ sung năm 1988, 1993, 1999 và năm 2004); Bộ luật Dân sự năm 1986; Bộ luật Hình sự năm 1979 (sửa đổi bổ sung năm 2009); Luật Xây dựng năm 1997; Luật Quản lý đất đai năm 1986 (sửa đổi bổ sung năm 1988, 1998 và năm 2004); Luật Điện lực năm 1995; Luật Nước năm 2002; Luật Bảo vệ Môi trường năm 1989; Luật Bảo tồn đất và nước năm 1991 (sửa đổi bổ sung năm 2010); Luật Đánh giá tác động môi trường năm 2002; Luật Phòng chống ô nhiễm nguồn nước năm 1984 (sửa đổi bổ sung năm 1996 và năm 2008); Luật Phòng chống lũ năm 1997; Pháp lệnh về Thủy văn năm 2007; Luật Thăm dò tài nguyên năm 1986 (sửa đổi bổ sung năm 1996).

Ngoài ra, còn có một số các quy định khác của nhà nước liên quan đến nước như: quy chế quản lý sông; 20 quy định quản lý hành chính về nguồn nước; hơn 90 quy định của bộ, ngành và hơn 800 văn bản quy phạm pháp luật khác quy định về nguồn nước của các tỉnh, địa phương của Trung Quốc.

Trong số trên, Luật Nước là pháp luật cơ bản, là một phần quan trọng của pháp luật Trung Quốc. Để đáp ứng được nhu cầu phát triển bền vững, hòa hợp giữa con người và thiên nhiên, phát triển dân số, xã hội - kinh tế, mối quan hệ sinh thái và môi trường, tăng cường vĩ mô quản lý tài nguyên nước, phân bổ hợp lý, tiết kiệm, tăng cường tích hợp phát triển và sử dụng tài nguyên nước trong việc bảo vệ môi trường sinh thái… Luật Nước của Trung Quốc được ban hành cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và nó đã trải qua cùng với những thăng trầm của lịch sử. Luật Nước được xây dựng và ngày càng hoàn thiện hơn với ba giai đoạn:

Giai đoạn 1: từ cải cách và mở cửa với “Luật Nước” xây dựng (1978 - 1988) có nội dung chủ yếu: kiểm soát lũ, quản lý nguồn nước.

Giai đoạn 2: “Luật Nước” ban hành và sửa đổi (1988 - 2002): Nhà nước quản lý nguồn nước theo pháp luật, cơ sở hành chính được xác định rõ ràng.

Giai đoạn 3: “Luật Nước” từ 2002 đến nay: mục tiêu quản lý của Nhà nước là nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nước, toàn xã hội phải tiết kiệm nước cho một giai đoạn phát triển mới.

LTS: (Trình bày ở trên, dưới tít trang) 

LTS: Trong những năm qua, công tác quản lý tài nguyên nước của Trung Quốc đã đạt được những kết quả thành công nhất định để bảo đảm cho hơn 1,4 tỷ dân có nước dùng trong công nghiệp, nông nghiệp. Việt Nam là nước láng giềng của Trung Quốc với lượng nước chiếm đến hơn 50% là bắt nguồn từ các con sông thượng nguồn ở các quốc gia khác. Do vậy, việc nghiên cứu chính sách, pháp luật về tài nguyên nước của Trung Quốc là điều cần thiết, để từ đó chúng ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm lớn có ý nghĩa đối với chính sách, pháp luật về tài nguyên nước ở nước ta.

Quốc tế

Nguồn: fashionchinaagency.com
Nghị viện thế giới

Người bán và nền tảng số cùng chịu trách nhiệm

Trong hai thập kỷ qua, Trung Quốc đã chuyển mình thành siêu cường thương mại điện tử (TMĐT) với thị trường trực tuyến lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, sự bùng nổ này kéo theo vấn nạn hàng giả, hàng kém chất lượng lan rộng trên các nền tảng số. Nhằm bảo đảm chất lượng hàng hóa và bảo vệ người tiêu dùng, Trung Quốc đã triển khai khung pháp lý nghiêm ngặt, yêu cầu các nền tảng tăng cường kiểm soát, truy xuất nguồn gốc và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm được giao dịch trực tuyến.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Liên tục hoàn thiện

Sự bùng nổ của thương mại điện tử (TMĐT) trên toàn cầu không chỉ mở ra cơ hội kinh doanh chưa từng có, mà còn đặt ra những thách thức lớn về quản lý chất lượng hàng hóa. Tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, thông tin sản phẩm sai lệch... ngày càng phổ biến khiến nhiều quốc gia buộc phải siết chặt hành lang pháp lý nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và duy trì niềm tin vào môi trường mua sắm trực tuyến. Từ châu Âu đến châu Á, Bắc Mỹ, Mỹ Latinh cho đến châu Phi và Trung Đông, các quy định pháp luật liên quan đến chất lượng hàng hóa trong TMĐT đang liên tục được cập nhật và hoàn thiện.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Nhiều quy định bảo vệ quyền lợi khách hàng

Tại Nhật Bản, quốc gia nổi tiếng về quản lý chất lượng và tiêu chuẩn sản phẩm, việc bảo vệ chất lượng hàng hóa trong môi trường thương mại điện tử (TMĐT) là nội dung quan trọng trong hệ thống pháp luật. Đất nước mặt trời mọc đã ban hành nhiều đạo luật và cơ chế kiểm soát để bảo đảm rằng, hàng hóa lưu thông qua nền tảng trực tuyến vẫn tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng như trong mô hình thương mại truyền thống.

Bước đi táo bạo hướng tới chuyển đổi kinh tế
Quốc tế

Bước đi táo bạo hướng tới chuyển đổi kinh tế

Việc thành lập Quỹ đầu tư quốc gia (SWF) Danantara, được xem như "công cụ" giúp Indonesia đạt được mục tiêu 8% tăng trưởng GDP hàng năm và chuyển đổi nền kinh tế. Song Danantara đã vấp phải nhiều tranh cãi do nguồn tài trợ của quỹ này đến từ một khoản tiền lớn trong ngân sách nhà nước và được giải phóng bởi chương trình thắt lưng buộc bụng của Chính phủ. Bất chấp tiềm năng chuyển đổi của quỹ, những vướng mắc liên tục giữa chính trị và rủi ro kinh doanh đang làm suy yếu thành công của Danantara.

NATO đối mặt sức ép tăng chi tiêu quốc phòng
Thế giới 24h

NATO đối mặt sức ép tăng chi tiêu quốc phòng

Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte vừa có chuyến thăm Mỹ và hội đàm với nhiều quan chức cấp cao của Nhà Trắng. Tại đây, người đứng đầu NATO tiếp tục lên tiếng kêu gọi các thành viên NATO tăng chi tiêu quân sự trong thời gian tới.

Mỹ khôi phục tình trạng pháp lý cho sinh viên nước ngoài
Thế giới 24h

Mỹ khôi phục tình trạng pháp lý cho sinh viên nước ngoài

Ngày 25.4, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo sẽ khôi phục tình trạng cư trú hợp pháp cho sinh viên quốc tế tại Mỹ, sau làn sóng kiện tụng từ sinh viên phản đối việc đột ngột bị đình chỉ thị thực những ngày qua. Tuy nhiên, Mỹ vẫn để ngỏ khả năng xây dựng các chính sách cung cấp khuôn khổ pháp lý để thực thi việc đình chỉ này trong tương lai.

AI trong quá trình chuyển đổi xanh: Cơ hội và thách thức
Quốc tế

AI trong quá trình chuyển đổi xanh: Cơ hội và thách thức

Các chuyên gia nhận định, trí tuệ nhân tạo (AI) là “con dao hai lưỡi” đối với tính bền vững của môi trường ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, khi vừa mang lại nhiều hứa hẹn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong khi các nước đang đẩy nhanh thiết kế các khung pháp lý về AI, những cân nhắc về khí hậu và nỗ lực giảm tác động đến môi trường vẫn chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình này. Để có thể tối ưu hóa lợi ích môi trường của AI trong khi vẫn giảm thiểu các rủi ro liên quan, các Chính phủ phải kết hợp các mục tiêu bao quát với mục tiêu cụ thể, để phối hợp trong cách tiếp cận của họ đối với AI và tính bền vững của môi trường.

Trung Quốc có thể xóa bỏ thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ
Thế giới 24h

Trung Quốc có thể xóa bỏ thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ

Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc việc hoãn áp thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ, do chi phí kinh tế của cuộc chiến thương mại ăn miếng trả miếng đang đè nặng lên một số ngành công nghiệp nhất định, hãng tin Bloomberg dẫn nguồn tin hiểu rõ vấn đề cho biết.

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”
Nhịp cầu giáo dục

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”

Thời gian gần đây, việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump siết chặt thị thực và cắt giảm tài trợ cho các trường Đại học đã trở thành mối lo ngại lớn đối với sinh viên quốc tế. Với sinh viên Trung Quốc, nhiều người chia sẻ khó khăn còn gia tăng do cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh và làn sóng phân biệt ngày càng rõ rệt, khiến “giấc mơ Mỹ” không còn trở thành một sự lựa chọn hàng đầu.

Gian nan con đường chấm dứt xung đột Nga - Ukraine
Thế giới 24h

Gian nan con đường chấm dứt xung đột Nga - Ukraine

Những diễn biến gần đây giữa Nga và Ukraine đã cho thấy tính thiếu chắc chắn về các nỗ lực ngoại giao nhằm chấm dứt cuộc xung đột đã kéo dài hơn 3 năm qua. Bản thân Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng phải thừa nhận, chấm dứt cuộc xung đột này khó khăn hơn ông tưởng.

Nhà Trắng cân nhắc cắt giảm thuế đối với Trung Quốc: Dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng
Quốc tế

Nhà Trắng cân nhắc cắt giảm thuế đối với Trung Quốc: Dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang cân nhắc giảm thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc để giảm căng thẳng thương mại. Bản thân Tổng thống Trump đánh tiếng thuế quan có thể được cắt giảm hơn một nửa. Mặc dù con số này vẫn ở mức rất cao và không có ý nghĩa về mặt thương mại, nhưng đã cho thấy thiện chí của hai cường quốc sẵn sàng “xuống thang”.

Mỹ cân nhắc thưởng tiền để khuyến khích phụ nữ sinh con
Thế giới 24h

Mỹ cân nhắc thưởng tiền để khuyến khích phụ nữ sinh con

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét hàng loạt biện pháp khuyến khích người dân lập gia đình và sinh con, khi tỷ lệ sinh ở nước này liên tục giảm và hiện tiệm cận mức thấp kỷ lục. Một trong những biện pháp được đề xuất là thưởng tiền mặt trị giá 5.000 USD (khoảng 130 triệu đồng) cho mỗi phụ nữ Mỹ sau khi sinh con.

Thổ Nhĩ Kỳ rung chuyển vì động đất
Thế giới 24h

Thổ Nhĩ Kỳ rung chuyển vì động đất

Theo Cơ quan Quản lý thảm họa và tình trạng khẩn cấp của Thổ Nhĩ Kỳ (AFAD), trận động đất mạnh 6,2 độ Richter xảy ra ở Biển Marmara gần Silivri, nằm cách Thủ đô Istanbul khoảng 70km về phía Tây, các cơn dư chấn vẫn đang tiếp diễn.

Mỹ công bố kế hoạch loại bỏ toàn bộ phẩm màu nhân tạo
Thế giới 24h

Mỹ công bố kế hoạch loại bỏ toàn bộ phẩm màu nhân tạo

Chính quyền của Tổng thống Donald Trump chính thức công bố lộ trình loại bỏ phẩm màu nhân tạo trong thực phẩm trước năm 2027. Đây được xem là một phần trong nỗ lực cải tổ hệ thống thực phẩm quốc gia vì sức khỏe cộng đồng, hướng tới mục tiêu "Đưa nước Mỹ khoẻ mạnh trở lại".