Hàng chục trẻ mầm non ngộ độc thực phẩm tại Nghệ An đã an toàn, ổn định sức khoẻ

Sức khoẻ của 76 trẻ bị ngộ độc thực phẩm (21 trẻ điều trị tại trạm y tế đã ổn định, được cho về nhà; còn 55 cháu cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đô Lương), tất cả đã ổn định, hết nôn, hết đau bụng, không sốt, tỉnh táo, ăn uống tốt.

Liên quan đến hàng chục cháu trẻ trường Mầm non xã Thuận Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm (sữa chua). Hiện sức khỏe các cháu đã ổn định, hết nôn, đau bụng... Tất cả đều không sốt, tỉnh táo, ăn uống tốt, một số đã được về nhà.

Vụ hàng chục học sinh phải nhập viện cấp cứu: Uống sữa chua do các cô tự làm -0
Lãnh đạo Sở GD&ĐT Nghệ An và Bác sĩ Phạm Ngọc Quy thăm hỏi, động viên gia đình các cháu có con bị ngộ độc thực phẩm (Ảnh: T.T).

Sáng 10.5, trao đổi với PV, BSCKII Phạm Ngọc Quy, Chi cục trưởng Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm Nghệ An cho biết, ngay sau khi tiếp nhận thông tin về việc trẻ Trường Mầm non xã Thuận Sơn, huyện Đô Lương phải nhập viện cấp cứu vì nghi ngộ độc thực phẩm, phía đơn vị đã có mặt tại huyện Đô Lương để phối hợp với địa phương tiến hành điều tra nguyên nhân.

Theo bác sĩ Quy, trường Mầm non xã Thuận Sơn có lớp ăn bán trú cho trẻ từ 2 đến 5 tuổi. Sau khi đi trải nghiệm trồng lúa về, khoảng 15h chiều ngày 9.5, các trẻ được ăn sữa chua. Sau đó xuất hiện các biểu hiện của ngộ độc thực phẩm. Còn trẻ 2 tuổi chỉ ăn cơm và thức ăn trước đó, không ăn sữa chua nên không bị ngộ độc. 

“Các cháu nghi bị ngộ độc do uống sữa chua các cô ở trường tự làm, tự ủ. Từ trước đến giờ các cháu vẫn uống bình thường nhưng giờ mới xảy ra sự việc như thế này”, bác sĩ Quy cho biết thêm.

Như đã đưa tin, vào tối 9/5, có hơn 50 em học sinh đang được cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đô Lương, Nghệ An.Theo thông tin ban đầu, con số trẻ nghi bị ngộ độc có thể còn tăng lên. 

Theo thông tin ban đầu từ phụ huynh học sinh, bắt đầu từ 18-20h, ngày 9.5 nhiều cháu học tại Trường Mầm non xã Thuận Sơn đi học về có dấu hiệu nôn, mửa, lả người và một số cháu đau bụng.

Ngay lập tức các cháu được đưa vào Trạm y tế xã Thuận Sơn để cấp cứu. Quá lo lắng, nhiều phụ huynh đã tức tốc đưa con tới Bệnh viện Đa khoa huyện Đô Lương để được cấp cứu an tâm hơn.

Sau khi xuất hiện các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm, tất cả trẻ có biểu hiện đã được đưa tới trạm y tế xã Thuận Sơn để chăm sóc, điều trị. Một số trẻ đã được phụ huynh đưa thẳng lên Bệnh viện Đa khoa huyện Đô Lương.

Theo đại diện của trường Mầm non xã Thuận Sơn, huyện Đô Lương, hiện tại sức khoẻ của 76 trẻ bị ngộ độc thực phẩm (21 trẻ điều trị tại trạm y tế đã ổn định, được cho về nhà; còn 55 cháu cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đô Lương), tất cả đã ổn định, hết nôn, hết đau bụng, không sốt, tỉnh táo, ăn uống tốt.

Sức khỏe

Thực hiện thành công ca phẫu thuật tái tạo lồng ngực bằng Titan ứng dụng công nghệ in 3D đầu tiên ở Đông Nam Á
Sức khỏe

Thực hiện thành công ca phẫu thuật tái tạo lồng ngực bằng Titan ứng dụng công nghệ in 3D đầu tiên ở Đông Nam Á

Các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City và các kỹ sư từ Trung tâm công nghệ 3D trong y học, Đại học VinUni đã thực hiện thành công ca phẫu thuật triệt căn khối u trung thất với kích thước 11,5 cm và tái tạo lồng ngực cho bệnh nhân bằng vật liệu Titan.

VNVC chủ lực tiêm nhiều vắc xin sởi nhất trong ngày đầu tham gia chiến dịch của TP. Hồ Chí Minh
Sức khỏe

VNVC chủ lực tiêm nhiều vắc xin sởi nhất trong ngày đầu tham gia chiến dịch của TP. Hồ Chí Minh

Với lợi thế dây chuyền khám và tiêm hiện đại, chuyên nghiệp, đồng bộ trên cả nước và tại 39 trung tâm tại TP. Hồ Chí Minh, cùng gần 2.000 bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế, hệ thống tiêm chủng VNVC đã triển tiêm hơn 1.200 mũi vắc xin các loại trong ngày đầu chiến dịch tăng cường, trong đó có gần 200 mũi vắc xin sởi miễn phí.

FPT Long Châu “thần tốc” điều động 10 tấn thuốc, phối hợp các đơn vị hỗ trợ người dân vùng bão lũ
Sức khỏe

FPT Long Châu “thần tốc” điều động 10 tấn thuốc, phối hợp các đơn vị hỗ trợ người dân vùng bão lũ

Ngay sau cơn bão số 3 - Yagi vừa qua, FPT Long Châu đã nhanh chóng phối hợp với Bộ Y tế, Công đoàn Y tế Việt Nam, các cơ quan quản lý y tế địa phương và các cơ quan báo chí để thực hiện hỗ trợ ứng cứu sản phẩm chăm sóc sức khỏe thiết yếu cho người dân vùng lũ.