Hà Nội: Số lượng ca mắc sốt xuất huyết tăng mạnh, lên mọi phương án để phòng chống dịch

Sở Y tế Hà Nội thông tin, số ca mắc sốt xuất huyết liên tục trong 4 tuần qua trên địa bàn thành phố tăng mạnh. Toàn thành phố phố tiếp tục có thêm gần 2.600 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng 1,5 lần so với tuần đầu của tháng 9.2023.

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, liên tục trong 4 tuần qua, số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố tăng mạnh.

Riêng trong tuần cuối cùng của tháng 9.2023, thành phố tiếp tục có thêm gần 2.600 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng 1,5 lần so với tuần đầu của tháng 9.2023.

Hà Nội: Các ca mắc sốt xuất huyết tăng nhanh, Sở y tế cần tập trong công tác trung phòng chống bệnh -0
Số ca mắc sốt xuất huyết tăng nhanh trên địa bàn TP. Hà Nội (Ảnh minh họa)

Cộng dồn trong 9 tháng năm 2023, Hà Nội ghi nhận 15.354 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2022; trong đó có 3 ca tử vong.

Các quận, huyện có nhiều bệnh nhân như: Hoàng Mai, Phú Xuyên, Thanh Trì, Thạch Thất, Hà Đông, Đống Đa, Cầu Giấy, Thanh Oai…

Ngoài ra, tổng số ổ dịch tính từ đầu năm 2023 đến nay là 1.029. Hiện còn 289 ổ dịch đang hoạt động tại 28 quận, huyện, thị xã, trong đó một số ổ dịch diễn biến phức tạp kéo dài.

Theo các chuyên gia y tế đã phân tích, điều kiện thời tiết, mật độ dân số đông, giao thương đi lại nhiều… là những lý do khách quan khiến gia tăng số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố.

Dù vậy, chúng ta không vì lý do đó mà không quyết liệt trong công tác phòng, chống để giảm thiểu dịch bệnh một cách tốt nhất, bảo đảm an toàn cho sức khỏe của người dân.

Qua thực tế kiểm tra tại nhiều địa bàn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà phân tích, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác phòng, chống sốt xuất huyết của thành phố đã có từ rất sớm và tương đối đầy đủ nhưng tại một số địa phương triển khai chưa triệt để, hiệu quả dẫn đến gia tăng số ca mắc và ổ dịch diễn biến kéo dài.

Ngược lại, nhiều địa phương khi phát hiện ca bệnh đã kiểm soát tốt, nhờ đó, giảm số ca mắc và khống chế được dịch bệnh.

Bà Nguyễn Thị Mai Hương, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cho rằng, trong giai đoạn này cần phải huy động toàn bộ nguồn lực để tạo sóng truyền thông về công tác phòng, chống sốt xuất huyết.

Để tạo được sóng truyền thông thì phải đồng thời có nhiều nội dung thông tin đưa ra ở cùng một thời điểm tại nhiều địa điểm với nhiều kênh truyền thông và hình thức truyền thông đa dạng, phù hợp với các đối tượng cần tác động.

Riêng các cơ quan báo chí thành phố cần tăng cường thời lượng, đa dạng hình thức, mở chuyên mục, đặt banner… để công tác truyền thông về dịch bệnh sốt xuất huyết được triển khai mạnh mẽ nhất. Bên cạnh đó, tăng cường tuyên truyền trên mạng xã hội như: Zalo, Facebook, hay qua tin nhắn SMS…

Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà nhấn mạnh: “Chúng ta không thể làm thay cho người dân được mà phải làm cho người dân hiểu, nhận biết và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết. Còn cơ quan chuyên môn, các lực lượng khác tại địa phương thì cần hướng dẫn, giám sát và kiểm tra”.

Để triển khai đợt cao điểm về công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết, Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà cũng đưa ra những nhiệm vụ trọng tâm để triển khai đợt cao điểm về công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết:

Thứ nhất, 30 quận, huyện, thị xã cần xây dựng kế hoạch triển khai đợt cao điểm phòng, chống sốt xuất huyết một cách chi tiết, cụ thể, trong đó yêu cầu nội dung truyền thông phải tới được từng người dân.

Đơn cử như có thể chia theo nhóm Zalo từ 30-50 hộ dân/nhóm và phân công người phụ trách. Khi đi kiểm tra, nếu phát hiện hộ dân nào vi phạm quy định phòng, chống dịch bệnh hoặc khi phát hiện ca bệnh sẽ đưa lên nhóm để mọi người cùng biết…

 Việc truyền thông phải trực tiếp, sâu sát, dễ hiểu, hiệu quả và khẩn trương. Các địa phương tùy theo tình hình địa bàn, dân cư để lựa chọn sao cho phù hợp.

Thứ hai, toàn bộ các văn bản chỉ đạo của Thành ủy, UBND thành phố và hướng dẫn của Sở Y tế Hà Nội về công tác phòng, chống sốt xuất huyết rất đầy đủ. Các quận, huyện, thị xã cần rà soát lại xem việc triển khai đến đâu và cần phải làm thế nào để đem lại hiệu quả.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà giao Sở Y tế Hà Nội phụ trách về vấn đề chuyên môn, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội làm đầu mối theo dõi, kiểm soát và đánh giá nội dung thực hiện đợt cao điểm truyền thông phòng, chống sốt xuất huyết đối với các địa phương.

Cuối tháng 10.2023, thành phố sẽ tổ chức giao ban để đánh giá các nội dung mà các quận, huyện, thị xã đã triển khai trong đợt cao điểm này.

Sức khỏe

Thực hiện thành công ca phẫu thuật tái tạo lồng ngực bằng Titan ứng dụng công nghệ in 3D đầu tiên ở Đông Nam Á
Sức khỏe

Thực hiện thành công ca phẫu thuật tái tạo lồng ngực bằng Titan ứng dụng công nghệ in 3D đầu tiên ở Đông Nam Á

Các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City và các kỹ sư từ Trung tâm công nghệ 3D trong y học, Đại học VinUni đã thực hiện thành công ca phẫu thuật triệt căn khối u trung thất với kích thước 11,5 cm và tái tạo lồng ngực cho bệnh nhân bằng vật liệu Titan.

VNVC chủ lực tiêm nhiều vắc xin sởi nhất trong ngày đầu tham gia chiến dịch của TP. Hồ Chí Minh
Sức khỏe

VNVC chủ lực tiêm nhiều vắc xin sởi nhất trong ngày đầu tham gia chiến dịch của TP. Hồ Chí Minh

Với lợi thế dây chuyền khám và tiêm hiện đại, chuyên nghiệp, đồng bộ trên cả nước và tại 39 trung tâm tại TP. Hồ Chí Minh, cùng gần 2.000 bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế, hệ thống tiêm chủng VNVC đã triển tiêm hơn 1.200 mũi vắc xin các loại trong ngày đầu chiến dịch tăng cường, trong đó có gần 200 mũi vắc xin sởi miễn phí.

FPT Long Châu “thần tốc” điều động 10 tấn thuốc, phối hợp các đơn vị hỗ trợ người dân vùng bão lũ
Sức khỏe

FPT Long Châu “thần tốc” điều động 10 tấn thuốc, phối hợp các đơn vị hỗ trợ người dân vùng bão lũ

Ngay sau cơn bão số 3 - Yagi vừa qua, FPT Long Châu đã nhanh chóng phối hợp với Bộ Y tế, Công đoàn Y tế Việt Nam, các cơ quan quản lý y tế địa phương và các cơ quan báo chí để thực hiện hỗ trợ ứng cứu sản phẩm chăm sóc sức khỏe thiết yếu cho người dân vùng lũ.