Hà Nội phải tiên phong, đi đầu trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

Đây là nhấn mạnh của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 thực hiện Đề án 06; đánh giá kết quả thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, cấp Lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; và công bố vận hành một số ứng dụng, nền tảng của Đề án 06 trên địa bàn TP. Hà Nội tổ chức sáng nay, 28.6

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng ghi nhận và đánh giá cao UBND TP. Hà Nội, Bộ Công an, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan đã phối hợp chuẩn bị và tổ chức chu đáo hội nghị; hoan nghênh TP. Hà Nội đã công bố vận hành một số nền tảng ứng dụng Đề án 06 trên địa bàn Hà Nội.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng trân trọng cảm ơn những tâm huyết, đóng góp, cống hiến của Đại tướng Tô Lâm, Chủ tịch nước, nguyên Bộ trưởng Bộ Công an, nguyên Tổ trưởng Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ và Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, nguyên Tổ phó Thường trực Tổ Công tác triển khai Đề án số 06 trong việc thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia nói chung và triển khai Đề án 06 nói riêng.

Hà Nội phải tiên phong, đi đầu trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số -0
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo hội nghị. Ảnh: VA

Thủ tướng cho biết Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn quan tâm, chỉ đạo, đồng hành sát sao cùng Hà Nội, tạo điều kiện thuận lợi nhất để Hà Nội ngày càng phát triển.

Từ những kết quả đã đạt được, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thành phố chú trọng 5 mục tiêu chủ yếu triển khai Đề án 06 trên địa bàn Hà Nội thời gian tới là: Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng với tất cả các dịch vụ, tiện ích; tiết giảm chi phí về thời gian, vật chất, chi phí tuân thủ; kiểm soát rủi ro, đẩy lùi tiêu cực, giảm phiền hà, sách nhiễu cho người dân, doanh nghiệp; phát triển hạ tầng số, nền tảng số, dữ liệu số; bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thời gian tới, Thủ tướng chỉ rõ thành phố phải tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, bãi bỏ các thủ tục không cần thiết, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp để triển khai có hiệu quả Đề án 06 trên địa bàn Hà Nội.

Hà Nội phải đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt và thúc đẩy chuyển đổi số trong công tác quản lý thuế trên địa bàn; phấn đấu đến năm 2025, 100% đối tượng được thụ hưởng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt; 100% cơ sở kinh doanh ăn uống, nhà hàng, khách sạn, siêu thị, trung tâm thương mại và thương mại điện tử nội địa, xuyên biên giới cung cấp hóa đơn điện tử bán lẻ trực tiếp.

Hà Nội phải tiên phong, đi đầu trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số -0
Phần thuyết minh đặc biệt về tiện ích của các nền tảng, ứng dụng của Đề án 06 trên địa bàn thành phố Hà Nội, mô phỏng Công nghệ trí tuệ nhân tạo AI do người máy "Happy Hà Nội" thực hiện. Ảnh: VA

Cùng với đó, Thủ tướng chỉ đạo Hà Nội xây dựng và phát triển cơ sở dữ liệu dùng chung của thành phố, tích hợp với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng phù hợp các công cụ chuyển đổi số như trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, dữ liệu lớn, trợ lý ảo...; đẩy mạnh phát triển hạ tầng số, bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin... Các bộ, ngành tiếp tục hỗ trợ Hà Nội nói riêng và UBND các địa phương nói chung trong triển khai Đề án 06; đẩy mạnh thông tin tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân theo tinh thần “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.

Hà Nội phải tiên phong, đi đầu trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số -0
Các đại biểu thực hiện nghi thức chính thức vận hành một số nền tảng, ứng dụng của Đề án 06 trên địa bàn TP. Hà Nội. Ảnh: ITN

Thay mặt lãnh đạo TP. Hà Nội, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh trân trọng tiếp thu đầy đủ ý kiến phát biểu chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và trân trọng cảm ơn những tình cảm tốt đẹp, sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, toàn diện của Thủ tướng Chính phủ dành cho Thủ đô Hà Nội trong thời gian vừa qua. Nhân dịp này, xin được trân trọng cảm ơn sự đồng hành, hỗ trợ, hướng dẫn của Tổ công tác 06 của Chính phủ, của Bộ Công an, các bộ, ban, ngành Trung ương. Thành phố Hà Nội mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, giúp đỡ của các đồng chí trong thời gian tới.

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho biết, ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 06 ngày 6.1.2022, phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030; TP. Hà Nội đã quán triệt và nhận thức sâu sắc về vai trò của công tác chuyển đổi số trong tiến trình xây dựng Chính phủ điện tử, đồng thời xác định “Đề án 06 của Chính phủ là khâu đột phá của đột phá”; là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt, tạo động lực mới cho những bước phát triển mạnh mẽ, mang tính chiến lược của thành phố.

Hà Nội phải tiên phong, đi đầu trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số -0
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu tại hội nghị. Ảnh: VA

Với quan điểm và mục tiêu “Người dân và doanh nghiệp là trung tâm của chuyển đổi số; lấy phát triển con người, bảo đảm và cải thiện dân sinh là đích đến; từng bước minh bạch hóa và tăng cường sự tham gia của người dân, doanh nghiệp trong hoạt động của chính quyền các cấp; khuyến khích mọi nguồn lực xã hội để xây dựng, phát triển, thúc đẩy ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư”…

Với tinh thần “Hà Nội vì cả nước, cùng cả nước” và phương châm “Tư duy Thủ đô, hành động Hà Nội”, thành phố đã tiên phong thực hiện thí điểm nhiều giải pháp mang tính đột phá như: Xây dựng Hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử; hỗ trợ thiết bị thông minh cho các hộ gia đình khó khăn; hỗ trợ 100% phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; miễn phí chữ ký số điện tử cá nhân; áp dụng “mức thu phí bằng không” khi công dân thực hiện thủ tục hành chính qua dịch vụ công trực tuyến; triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền và thu thuế khoán; chi trả an sinh xã hội, chỉ trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội không dùng tiền mặt; thanh toán giá trông giữ xe không dùng tiền mặt,... Qua đó đem lại những bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội, nâng tầm giá trị văn hóa của Thủ đô, huy động trí tuệ và đóng góp của Nhân dân, tạo nền tảng vững chắc cho công tác chuyển đổi số của TP. Hà Nội.

Xã hội

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp
Đời sống

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đã “nới lỏng” hơn các quy định về chế độ bảo hiểm thất nghiệp, giúp người sử dụng lao động và người lao động tiếp cận thuận lợi hơn từ nguồn kinh phí. Theo đó, để thực hiện được mục tiêu này, phải đảm bảo được sự cân đối nguồn hỗ trợ kinh phí từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

Các đại biểu tham quan, đánh giá giải pháp băm rơm kết hợp xử lý vi sinh để phân hủy nhanh thành phân bón hữu cơ tại ruộng, giúp giảm phát thải trong canh tác lúa. Ảnh: PV
Môi trường

Canh tác lúa giảm phát thải: Hành trình nâng cao giá trị hạt gạo Việt

Tại Đồng bằng sông Cửu Long, một cuộc cách mạng canh tác đang diễn ra, hướng tới sự bền vững, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường. Dự án "Canh tác lúa giảm phát thải phục vụ phát triển bền vững vùng nguyên liệu lúa gạo xuất khẩu của đồng bằng sông Cửu Long", do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền chủ trì thực hiện, đang tạo ra những thay đổi tích cực.

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long
Xã hội

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long

Không có sổ khám bệnh, lấy máu không đeo găng tay y tế, “vẽ bệnh” hù doạ bệnh nhân để moi tiền … là những thông tin nhóm PV điều tra Báo Đại biểu Nhân dân thu thập được tại Phòng khám đa khoa Hoàng Anh, Tổ 2, khu 4A (phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Toàn cảnh tọa đàm
Xã hội

"Quỹ nhà ở quốc gia" thiết kế như thế nào?

Tại Tọa đàm “Giải pháp đảm bảo có ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội” do Báo Nông thôn ngày nay (danviet.vn) tổ chức ngày 1.4, đại diện Bộ Xây dựng cho biết, bộ đang đang nghiên cứu về việc thành lập 'Quỹ nhà ở quốc gia'. Dựa trên bài học kinh nghiệm của các quốc gia khác, Quỹ hướng đến việc hình thành quỹ nhà ở của Nhà nước để cho thuê.

Toàn cảnh cuộc làm việc
Xã hội

Nestlé Việt Nam nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới và sự phát triển của phụ nữ Việt Nam

Bà Trần Lan Phương, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và ông Binu Jacob, Tổng Giám đốc Nestlé Việt Nam vừa có buổi làm việc để trao đổi về kết quả hợp tác chiến lược giữa hai bên giai đoạn 2020 - 2024 và phương hướng triển khai hoạt động giai đoạn 2025 - 2027.