“Góc Quốc hội” nơi gia đình nhà văn Nguyễn Huy Tưởng

Đó là cách chúng tôi gọi những tư liệu liên quan đến hoạt động Quốc hội của cha mình, hiện đang được nâng niu lưu giữ trong gia đình. Cha chúng tôi – nhà văn Nguyễn Huy Tưởng – nguyên đại biểu Quốc hội Khóa I tỉnh Bắc Ninh, cùng với các vị đại biểu khác là Dương Đức Hiền, Bạch Di (tức Vi Dân), Vũ Thị Khôi (tức Phan Thị Thục), Ngô Thế Phúc, Nguyễn Duy Thân...

      Gia đình chúng tôi luôn tâm niệm, rồi đây, khi có điều kiện, sẽ lập một phòng lưu niệm về chồng và cha mình. Khi đó chúng tôi sẽ có thể trưng bày các hiện vật giúp tái hiện cuộc đời hoạt động văn học và cách mạng của ông, đương nhiên trong đó có một góc liên quan đến quãng đời 14 năm cha tôi làm đại biểu Quốc hội, từ 1946-1960. Còn tạm thời, “Góc Quốc hội” này vẫn nằm lẫn trong các cặp tài liệu, các tập album, trên giá sách... bên cạnh các chủ đề khác như Văn hóa cứu quốc, báo chí, thư từ, cuộc sống gia đình...
      Hiện vật đầu tiên, xét theo thời gian, là bức thư đề ngày 3.12.1945 của cha tôi gửi Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh, trong đó yêu cầu ông Chủ tịch “vui lòng ghi tên tôi vào danh sách những người ra ứng cử vào Quốc dân đại hội, kỳ Tổng tuyển cử 25 tháng Chạp 1945”. (Như sau này chúng ta biết, do công tác chuẩn bị không kịp, nên ngày Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được lui lại đến 6.1.1946). Trong quãng thời gian đó, cha tôi liên tiếp thực hiện các công việc tranh cử. Ngày 12.12.1945, ông viết Bức thư cùng nhân dân Bắc Ninh, trong đó, sau khi đã trình bày các công việc dự định sẽ làm khi ra tranh cử, ông kêu gọi: “Đứng trước nạn xâm lăng đe dọa cả vận mệnh nước nhà, đứng trước tương lai của riêng tỉnh Bắc chúng ta, chắc anh chị em sẽ quả quyết bỏ phiếu bầu cho chúng tôi”.

      Đồng thời với bức thư nói trên, tiểu sử của ông cũng được công bố (cả hai văn bản đều được in trên giấy có nền đỏ hoặc xanh cho dễ nhận biết). Tờ in tiểu sử của cha tôi có đoạn: “Để phụng sự quốc gia một cách tích cực hơn nữa, năm 1943 ông vào hàng ngũ hội Văn hóa Cứu quốc tranh đấu cho nền độc lập của Việt Nam và cho sự đắc thắng của văn hóa mới”. Đặc biệt, ủy ban bầu cử tỉnh Bắc Ninh còn cho in những tờ ápphích cỡ lớn, khổ 50 x 65 cm, đăng lời hiệu triệu ủng hộ ông: “Đồng bào Bắc Ninh nhất định bầu cho NGUYỄN HUY TƯỞNG- người chiến sỹ cách mạng chân chính của nền Độc lập Việt Nam và của dân chúng”. Đây quả là một sự “đầu tư” rất lớn của chính quyền địa phương, vì như chúng ta biết, bấy giờ nước ta vừa trải qua nạn đói ghê gớm làm chết hàng triệu người và một trận lụt khủng khiếp nhấn chìm nhiều làng xã. Chị Ngô Thị Thanh Lịch, con gái nhà văn Ngô Tất Tố quê làng Lộc Hà, nay thuộc xã Mai Lâm, cùng huyện với nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, nhớ lại theo lời kể của cụ bà Ngô Tất Tố: Tờ ápphích ấy cũng được đưa về làng Lộc Hà. Để bà con đều dễ thấy, nó được đem ra đình làng, nơi đã từng diễn ra các cuộc cứu đói và bàn những việc hệ trọng sau cách mạng trong làng. Do không có hồ để dán, gỗ làm đình lại quá cứng, khó đóng đinh, nên người ta đã dùng lạt buộc tờ ápphích quanh một cây cột to ngay giữa đình làng. Bà con qua lại ngôi đình, thường xúm lại chỉ trỏ tờ ápphích, truyền miệng nhau mấy tiếng Nguyễn Huy Tưởng! (Chị Lịch sau cũng là đại biểu Quốc hội, Khóa IV, 1971-1975).
      Còn nhiều hiện vật khác nữa, theo chúng tôi, cũng cần có vị trí xứng đáng trong “Góc Quốc hội” này. Một bức thư của Phó chủ tịch Ủy ban Hành chính Bắc Ninh gửi ông Nguyễn Huy Tưởng, Bí thư Hội Văn hóa Cứu quốc Việt Nam, mời đến Tỉnh Bộ để trao đổi ý kiến về dự án Hiếp pháp. Một bức thư đã rách nát của công dân Hoàng Văn Hốt, một cử tri ở phố Yên Viên, phủ Gia Lâm, Bắc Ninh, đề đạt một số ý kiến gửi lên Quốc hội. Một công văn có chữ ký tay của cụ Trưởng ban Thường trực Quốc hội Nguyễn Văn Tố gửi các vị Đại biểu Quốc dân thông báo về tình hình đất nước sau ngày ký Hiệp định Sơ bộ 6.3.1946. Một công văn khác cũng do cụ Nguyễn Văn Tố ký cuối tháng 9.1946, thông báo về tình hình khẩn cấp và yêu cầu các vị đại biểu Quốc hội sẵn sàng khi lâm sự... (Cụ Tố sau này bị giặc Pháp bắt trong trận Việt Bắc và đã hy sinh ngày 7.10.1947). Danh sách này sẽ còn rất dài nếu kể đến các bài báo của cha tôi về Quốc hội, từ chuyến đi dự Quốc dân Đại hội Tân Trào tháng 8.1945 đăng trên Tiên Phong, bài trả lời phỏng vấn báo Cứu Quốc nhân dịp ông ra ứng cử Quốc hội Khóa I, đến bài tường thuật kỳ họp Quốc hội cuối năm 1953 thông qua luật Cải cách ruộng đất, người cày có ruộng... Và sẽ còn dài nữa nếu kể đến các bức ảnh ghép toàn cảnh các kỳ họp Quốc hội, các cuốn kỷ yếu dày dặn, trang trọng do Quốc hội soạn thảo để gửi tới các đại biểu. Trong đó có biết bao gương mặt, biết bao tên tuổi đã từng làm nên lịch sử vinh quang của Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa!

      Tôi không phải là một nhà sử học để có thể đưa ra nhận xét về giá trị hơn kém của những tư liệu nói trên. Tôi cũng không có kiến thức về bảo tàng học để có thể xác định giá trị quý hiếm của từng thứ. Nhưng tôi biết chắc một điều rằng: Trong “Góc Quốc hội” tương lai ở phòng lưu niệm về nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, nếu như sẽ có một phòng lưu niệm như thế, vị trí trang trọng nhất phải được dành cho một hiện vật đặc biệt nhất. Hiện vật đặc biệt đó không lớn cũng không dày, trái lại, còn khá nhỏ về kích thước, và chính vì thế cần được tập trung vào như khi người ta “zoom” ống kính máy ảnh. Đó là tấm Giấy chứng minh mang số 162, do chính tay Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi ấy là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời ký ngày 29.2.1946, “chứng nhận ông Nguyễn Huy Tưởng là đại biểu tỉnh Bắc Ninh tại Toàn Quốc Đại Biểu Đại Hội”. Trên giấy chứng minh này có ảnh cha tôi, tấm ảnh tuy đã cũ vì năm tháng, nhưng trông rất trẻ.
      Cùng với thời gian, “Góc Quốc hội” trong gia đình chúng tôi ngày một phong phú thêm, và ở vị trí trung tâm, trong tâm trí chúng tôi, luôn luôn là tấm giấy chứng minh có chữ ký của Bác Hồ, mềm mà dứt khoát!

Nguyễn Huy Thắng

Văn hóa

Đại biểu trải nghiệm triển lãm tương tác "Cột cờ Hà Nội". Ảnh: BTC
Văn hóa - Thể thao

Tìm hiểu lịch sử Thủ đô qua triển lãm "Cột cờ Hà Nội"

Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, độc giả sẽ có cơ hội sở hữu phụ san đặc biệt về Cột cờ Hà Nội trên Báo Nhân Dân; trải nghiệm tiến trình giải phóng và tiếp quản Thủ đô tháng 10.1954 trong triển lãm tương tác "Cột cờ Hà Nội" khai mạc chiều 9.10 tại trụ sở Báo Nhân Dân, 71 Hàng Trống, Hà Nội.

Lễ hội Nước mắm – Tôn vinh di sản và ẩm thực Việt
Văn hóa

Lễ hội Nước mắm – Tôn vinh di sản và ẩm thực Việt

Lễ hội Nước mắm là sự kiện quan trọng, không chỉ là một sự kiện quảng bá sản phẩm, lễ hội còn nhằm bảo tồn giá trị truyền thống của các làng nghề, đánh dấu bước phát triển mới của ngành, góp phần thúc đẩy du lịch, thương mại, kết nối cung cầu sản phẩm nước mắm truyền thống và ẩm thực có sử dụng nước mắm trong chế biến, góp phần xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia nước mắm truyền thống Việt Nam.

Bìa cuốn “Sống mãi với Thủ đô” được nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt nhân dịp 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô
Văn hóa

Cha tôi viết “Sống mãi với Thủ đô”

Lời Tòa soạn: Trong các tác phẩm về Hà Nội kháng chiến, “Sống mãi với Thủ đô” của Nguyễn Huy Tưởng đã đi vào lòng nhiều thế hệ bạn đọc bởi giá trị văn chương và tâm huyết của người viết ẩn sau mỗi trang văn. Nhân kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô, xin trân trọng giới thiệu bài viết của tác giả Nguyễn Huy Thắng, con trai nhà văn, về quá trình sáng tác cuốn tiểu thuyết để đời này của ông.

Hà Nội - Mảnh đất hội tụ Thủy - Nhân - Tài - Lực
Văn hóa - Thể thao

Hà Nội - Mảnh đất hội tụ Thủy - Nhân - Tài - Lực

Theo GS,TS.NGND Nguyễn Quang Ngọc (Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam), cuộc cách mạng tháng Tám là cuộc cách mạng vĩ đại nhất trong toàn bộ tiến trình lịch sử Việt Nam, đã đưa Hà Nội lên thành Thủ đô. Kể từ thời đại dựng nước đầu tiên cho đến nay các kinh đô kinh thành Cổ Loa, Mê Linh, Vạn Xuân, Ô Diên, Tống Bình, Đại La, Thăng Long, Đông Đô, Đông Kinh, Hà Nội gần như liên tục nối tiếp nhau đều được đặt trên địa bàn Hà Nội, biến Hà Nội thành trung tâm hội tụ, kết tinh, giao lưu, lan tỏa lớn nhất và mạnh nhất các giá trị lịch sử và văn hóa của cả nước.

Thi trực tuyến tìm hiểu nội dung cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Văn hóa - Thể thao

Thi trực tuyến tìm hiểu nội dung cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu nội dung cuốn sách "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhằm phổ biến tư tưởng, quan điểm chỉ đạo của cố Tổng Bí thư về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam, góp phần nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của phát triển văn hóa.

Vinh danh phụ nữ qua truyện tranh
Văn hóa - Thể thao

Vinh danh phụ nữ qua truyện tranh

Triển lãm nhằm nêu bật đóng góp của phụ nữ cho xã hội qua các tác phẩm truyện tranh mang tên “Thế giới cần nữ siêu anh hùng” sẽ diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng từ ngày 17.10 – 6.11.

Sáng 10.10.1954, cánh quân của Đại đoàn 308 từ các cửa ô tiến vào tiếp quản Thủ đô
Văn hóa - Thể thao

Sống lại những ngày tiếp quản

Những người lính năm xưa tiếp quản Thủ đô nay đều trên dưới 90 tuổi, không khỏi bồi hồi khi nhớ lại thời khắc hào hùng ấy. Những bước quân hành đầy khí thế trên những con phố cổ kính mang theo niềm tự hào của cả dân tộc. Khắp phố phường Hà Nội rợp cờ hoa, những cánh tay vẫy chào, những nụ cười rạng ngời chào đón đoàn quân chiến thắng trở về...

Giải Bơi chải Thuyền rồng Hà Nội mở rộng năm 2024 là hoạt động thể thao thiết thực chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Ảnh: VNA
Xã hội

Gìn giữ, phát huy môn thể thao truyền thống, khôi phục môn thuyền rồng

Giải Bơi chải thuyền rồng Hà Nội mở rộng năm 2024 là hoạt động thể thao thiết thực chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10.10.1954 – 10.10.2024). Hoạt động nằm trong chương trình thỏa thuận hợp tác phát triển văn hóa, thể thao và du lịch giữa UBND TP. Hà Nội với Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines).

Tầm nhìn mới phát triển Thủ đô văn hiến
Văn hóa - Thể thao

Tầm nhìn mới phát triển Thủ đô văn hiến

70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10.10.1954 - 10.10.2024) là dịp để nhìn lại, đánh giá những kết quả, thành tựu rất đáng tự hào của Hà Nội trong giai đoạn vừa qua, cũng là đặt ra tầm nhìn mới, cơ hội mới phát triển thành phố trong tương lai.

Du khách Hà Nội tham quan trưng bày
Văn hóa - Thể thao

Lịch sử Hà Nội từ những cửa ô

Để nhiều thế hệ người Hà Nội hiểu hơn về ký ức hào hùng của vùng đất này thông qua các cửa ô xưa, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I - Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước phối hợp với Sở Nội vụ Hà Nội và Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức trưng bày “Hà Nội và những cửa ô”.