"Thời điểm vàng" của thị trường âm nhạc Việt Nam

Thị trường âm nhạc Việt Nam đang trở nên sôi nổi với lượng khán giả ngày càng gia tăng về số lượng lẫn chất lượng, đánh dấu kỷ nguyên mới của ngành âm nhạc, đồng thời góp phần quan trọng vào sự phát triển ngành công nghiệp văn hóa, sáng tạo của Việt Nam.

Báo cáo Tổng quan ngành công nghiệp âm nhạc kỹ thuật số Việt Nam 2024 - 2025 do nhóm nghiên cứu Khoa Truyền Thông và Thiết Kế thuộc Đại học RMIT Việt Nam vừa được công bố. Theo đó, năm 2024 đánh dấu giai đoạn bùng nổ đầy sôi động và trưởng thành vượt bậc của thị trường âm nhạc kỹ thuật số Việt Nam.

hinh-1-lua-chon-b.jpg
Phó Chủ nhiệm bộ môn Truyền thông chuyên nghiệp, PGS.TS. Nguyễn Văn Thăng Long, Trưởng nhóm nghiên cứu trình bày kết quả nghiên cứu “Tổng quan ngành công nghiệp âm nhạc kỹ thuật số Việt Nam 2024 - 2025” tại Tuần lễ Âm nhạc Việt Nam mới đây. Ảnh: Tuần lễ Âm nhạc Việt Nam

Sự phát triển đa dạng của các nền tảng số, mạng xã hội, kênh truyền thông, và chương trình giải trí đã tạo điều kiện cho các thế hệ nghệ sĩ tự do sáng tạo, thể hiện cá tính âm nhạc, kết hợp với nhau để thổi làn gió mới mẻ và đa dạng vào các sản phẩm âm nhạc. Sân chơi âm nhạc dần trở nên chuyên nghiệp hóa hơn với sự hỗ trợ không mệt mỏi của mạng lưới doanh nghiệp dịch vụ, cơ quan quản lý, thương hiệu kinh doanh, công ty truyền thông và cộng đồng người hâm mộ.

Thay đổi rõ rệt trong sở thích và xu hướng nghe nhạc

Theo dữ liệu từ Statista và We Are Social, doanh thu phát nhạc trực tuyến ở Việt Nam dự kiến đạt 40 triệu USD trong năm 2024, trở thành phân khúc dẫn đầu ngành âm nhạc Việt Nam. Mặc dù doanh thu bình quân đầu người chỉ 0,26 USD (khoảng hơn 6 nghìn đồng), xếp thứ 7 khu vực, thị trường nhạc kỹ thuật số Việt Nam vẫn mang tiềm năng đáng kể.

YouTube, với tỷ lệ người dùng 99,6%, giữ vị trí đầu bảng nền tảng nghe nhạc phổ biến trong hai năm qua nhờ mở rộng thị trường và dịch vụ âm nhạc chất lượng cao có tính năng cá nhân hóa hiện đại. TikTok theo sát với 99% nhờ tính phổ biến của các video ngắn cũng như các bài hát xu hướng. Facebook đứng thứ 3 với 96%, cho thấy thế mạnh của nền tảng này trong việc kết nối người dùng và chia sẻ nội dung âm nhạc.

YouTube giữ vị trí đầu bảng nền tảng nghe nhạc phổ biến tại Việt Nam trong hai năm qua. Ảnh: RMIT
YouTube giữ vị trí đầu bảng nền tảng nghe nhạc phổ biến tại Việt Nam trong hai năm qua. Ảnh: RMIT

Năm 2023 - 2024, người dùng đều đánh giá cao ba yếu tố quan trọng khi lựa chọn nền tảng nghe nhạc: giao diện dễ sử dụng (93%), kho nhạc đa dạng (93%) và tính miễn phí/mức giá rẻ (92%). Tuy nhiên, đã có sự thay đổi đáng kể trong xu hướng sử dụng khi người dùng ngày càng chú trọng đến tính tiện lợi và trải nghiệm mượt mà của giao diện hơn là chỉ tập trung vào số lượng âm nhạc có sẵn trong kho nhạc.

Năm nay, thị trường âm nhạc Việt chứng kiến thay đổi rõ rệt trong sở thích và xu hướng nghe nhạc của công chúng, phản ánh qua sự đa dạng và phong phú của các thể loại âm nhạc. Ballad dẫn đầu với 86,5% thị phần, cho thấy sự ưa chuộng của khán giả đối với những bài hát nhẹ nhàng, tình cảm. Tiếp theo là Pop với 81,5% nhờ những bản nhạc phổ biến có giai điệu hấp dẫn người nghe. Các thể loại phổ biến khác gồm R&B (62,5%), EDM (49,2%) và Rap (47,1%).

Người dùng dành thời gian nghe nhạc nhiều nhất từ 1 - 2,5 giờ/ngày. Người nghe ngày nay thưởng thức âm nhạc ở những không gian khác nhau, nhưng 100% đồng ý rằng nhà là nơi lý tưởng nhất để nghe nhạc. Bên cạnh đó, quán cà phê (43,96%) và phòng tập thể thao (39,81%) cũng là những địa điểm phổ biến vì mang lại không khí năng động, giúp nâng cao trải nghiệm nghe nhạc.

Từ người nghe đến người hâm mộ

Người hâm mộ (fan) đóng vai trò hết sức quan trọng trong thành công của nghệ sĩ. Mối quan hệ giữa nghệ sĩ và fan thường được hình thành một cách tự nhiên khi fan bị thu hút bởi âm nhạc và hình ảnh của nghệ sĩ. Trong khi người nghe bình thường nghe nhạc ngẫu nhiên do các nền tảng đề xuất thì người hâm mộ nhiệt thành (superfan) tích cực tương tác và hỗ trợ nghệ sĩ yêu thích thông qua các hoạt động trực tuyến và tham dự các sự kiện trực tiếp.

Superfan tích cực ủng hộ nghệ sĩ bằng cách mua album, tham gia các chương trình biểu diễn, cũng như dành thời gian và tiền bạc để theo chân các nghệ sĩ. Chiếm 13% người hâm mộ âm nhạc ở Việt Nam, superfan sẵn sàng chi hơn 500.000 đồng/tháng để đăng ký gói trên các nền tảng nghe nhạc kỹ thuật số, các kênh phát sóng của nghệ sĩ và câu lạc bộ người hâm mộ trên các mạng xã hội, cũng như để mua album, đĩa đơn, đĩa cứng, quà lưu niệm độc quyền và các sản phẩm hợp tác thương hiệu.

Hành trình âm nhạc của người hâm mộ, khởi đầu bằng việc khám phá và tiến triển qua việc khai thác, duy trì, mua và ủng hộ. Ảnh: RMIT
Hành trình âm nhạc của người hâm mộ, khởi đầu bằng việc khám phá và tiến triển qua việc khai thác, duy trì, mua và ủng hộ. Ảnh: RMIT

Hoạt động sôi nổi của superfan tác động đáng kể đến ngành công nghiệp âm nhạc Việt Nam. Với hơn 75% lượng tiêu thụ âm nhạc vẫn tập trung vào các sản phẩm trong nước, superfan, đặc biệt là Gen Z, đang đóng vai trò quan trọng thúc đẩy mức độ nổi tiếng của nghệ sĩ trong nước. Không nghe nhạc một cách thụ động, họ tích cực quảng bá cho thần tượng, mua vé các buổi hòa nhạc và đưa nghệ sĩ lên hàng top của các nền tảng như YouTube và Spotify. Lấy cảm hứng từ văn hóa K-pop, mô hình này thường mang lại thành công nhờ tương tác mạnh mẽ trên mạng xã hội và tham gia sự kiện.

Superfan có quyền lực lớn đối với sự nghiệp nghệ sĩ, họ có thể ủng hộ nhiệt tình nhưng “cũng có thể quay lưng nếu kỳ vọng không được đáp ứng”, PGS. TS. Nguyễn Văn Thăng Long, Trưởng nhóm nghiên cứu nhận định. “Điều này tạo ra cơ hội kết nối sâu sắc hơn với người hâm mộ, nhưng cũng đặt ra thách thức trong việc quản lý hình ảnh công chúng của nghệ sĩ. Nghệ sĩ và đội ngũ quản lý phải cẩn trọng điều hướng kỳ vọng của người hâm mộ và duy trì hình ảnh tích cực”...

PGS. TS. Nguyễn Văn Thăng Long cho rằng: “Đây là thời điểm vàng để các nghệ sĩ, mạng lưới doanh nghiệp trong ngành, cơ quan quản lý và người yêu âm nhạc chung tay xây dựng thị trường âm nhạc kỹ thuật số Việt Nam chuyên nghiệp, sáng tạo và giàu tiềm năng. Hành vi đang dần thay đổi của người nghe, từ nền tảng yêu thích đến thời gian và không gian nghe nhạc, đòi hỏi cách tiếp cận chiến lược và thích ứng từ toàn bộ hệ sinh thái âm nhạc”.

Văn hóa - Thể thao

“Bộ đội Cụ Hồ” - danh hiệu cao quý, niềm tự hào của cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam
Văn hóa - Thể thao

Xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ”

Sự xuất hiện, phát triển và định hình danh hiệu, kiểu mẫu nhân cách “Bộ đội Cụ Hồ” trong lịch sử đấu tranh cách mạng đã trải qua 80 năm; so với lịch sử dân tộc thì không dài, song nhân cách “Bộ đội Cụ Hồ” đã trở thành một trong những giá trị văn hóa tiêu biểu của thời đại mới - thời đại Hồ Chí Minh.

Tìm hiểu Tết, thêm yêu tiếng Việt
Văn hóa - Thể thao

Tìm hiểu Tết, thêm yêu tiếng Việt

“Tết là nhất - 100 từ vựng đầu đời” là cuốn sách từ vựng chủ đề ngày Tết được sáng tác bởi tác giả Thư Nhiên và minh họa bởi họa sĩ Thùy Cốm, mới được Crabit Kidbooks và Nhà xuất bản Hà Nội ra mắt, hứa hẹn sẽ là món quà năm mới ý nghĩa với trẻ nhỏ.

Cuộc gặp gỡ nghệ thuật đa màu sắc
Văn hóa - Thể thao

Cuộc gặp gỡ nghệ thuật đa màu sắc

Từ nét vẽ tinh tế trên giấy dó, đến những mảng màu rực rỡ, mang đậm nét văn hóa dân gian… mỗi tác phẩm như một câu chuyện riêng, mang đậm dấu ấn cá nhân, đồng thời tạo nên một tổng thể hài hòa và giàu cảm xúc.

Từ khi thành lập, Quân đội ta luôn tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân
Văn hóa

Từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà chiến đấu

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Quân đội ta là quân đội nhân dân. Nghĩa là con em ruột thịt của Nhân dân. Đánh giặc để tranh lại độc lập, thống nhất cho Tổ quốc, để bảo vệ tự do, hạnh phúc của Nhân dân. Ngoài lợi ích của Nhân dân, quân đội ta không có lợi ích nào khác”.