Định hình trang phục sinh hoạt cộng đồng của dân tộc Chứt ở Quảng Bình

Cùng với sự đồng hành của các nhà khoa học, nhà quản lý, cộng động dân tộc Chứt tại Quảng Bình đã định hình và tiến hành lựa chọn trang phục sinh hoạt cộng đồng của dân tộc mình.

Ngày 22.12, tại TP. Đồng Hới (Quảng Bình), Viện Dân tộc học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, đã tổ chức Hội thảo khoa học “Trang phục dân tộc Chứt: nhu cầu, cách tiếp cận và định hình”, nhằm trao đổi, thảo luận, xin ý kiến của các nhà khoa học, nhà quản lý và chủ thể văn hoá về các nội dung và sản phẩm trang phục sinh hoạt cộng đồng của dân tộc Chứt.

Được biết, người Chứt là tộc người duy nhất trong 54 thành phần tộc người Việt Nam chưa có trang phục mang bản sắc văn hóa của dân tộc mình.

img-4992.jpg
TS. Trần Hồng Thu, Viện Dân tộc học chia sẻ thông tin về định hình trang phục đồng bào dân tộc Chứt

TS. Trần Hồng Thu, Viện Dân tộc học cho biết, các nhà nghiên cứu đều cho rằng, trang phục truyền thống của người Chứt bao gồm áo, khố được làm từ vỏ cây rừng, lá rừng, hoặc một số da động vật. Sau này, người Chứt sử dụng các loại trang phục dệt vay mượn từ các tộc người cận cư như với nhóm Việt - Mường, nhóm Tày - Thái, nhóm Môn - Khơ me... Hiện nay, như là hệ quả của hội nhập, hòa nhập và của hàng viện trợ, trang phục phổ thông theo kiểu người Kinh ngày càng phổ biến trong lớp thanh thiếu niên và trung niên ở tất cả các nhóm địa phương của dân tộc Chứt.

z6154485612328-07cccd31f6e69849d2ed50748fba5659.jpg
Ba bộ trang phục được định hình để cộng đồng dân tộc Chứt lựa chọn. Ảnh: Khánh Trinh

“Thậm chí mới đây, trong các sinh hoạt cộng đồng, người Chứt ở một số nơi còn sử dụng trang phục truyền thống của một số tộc người thiểu số ở miền núi phía Bắc, do họ tự đặt mua tại các khu du lịch hoặc thông qua các trang mạng xã hội”, TS. Trần Hồng Thu cho biết.

Trong bối cảnh đó, chủ thể người Chứt luôn băn khoăn, trăn trở và mong muốn có được một bộ trang phục bằng vải của riêng mình như bao dân tộc anh em khác, qua đó, có cơ hội giới thiệu bản sắc văn hóa của dân tộc mình với cộng đồng quốc gia đa dân tộc Việt Nam.

z6154485608427-d54d02baa6361a0ebed68b2672a74ee4.jpg
PGS.TS. Lâm Bá Nam, Chủ tịch Hội Dân tộc học và Nhân học Việt Nam phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Khánh Trinh

Do đó, Viện Dân tộc học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học: “Nghiên cứu thực trạng, nhu cầu và định hình trang phục sinh hoạt cộng đồng của dân tộc Chứt ở tỉnh Quảng Bình”.

z6154485624366-ed041fb46d9ba4b12ccafcd64cffe364.jpg
Đồng bào dân tộc Chứt phấn khởi trong các bộ trang phục được định hình. Ảnh: Khánh Trinh

Mục tiêu của đề tài là định hình trang phục sinh hoạt cộng đồng dân tộc Chứt ở tỉnh Quảng Bình, dựa trên nhu cầu, nguyện vọng và sự đồng thuận của người dân, được chính chủ thể văn hóa thừa nhận là bản sắc văn hóa của tộc người mình.

z6154485619099-0f4642127ba31db08af7ab9c97553369.jpg
Toàn cảnh hội thảo khoa học

Với sự đồng hành của các nhà khoa học, nhà quản lý, cộng đồng dân tộc Chứt tại Quảng Bình đã cùng định hình nên 3 bộ trang phục, từ đó lấy ý kiến để chọn 1 bộ trang phục sinh hoạt cộng đồng cho các ngày hội, ngày lễ tết cũng như ngày vui của đồng bào.

“Đến hôm nay, sau thời gian các nhà khoa học, nhà quản lý không quản ngại khó khăn đi từng nhà để tham khảo, lấy ý kiến, chúng tôi đã có cơ hội để định hình bộ trang phục của riêng dân tộc mình. Đây cũng là nỗi trăn trở của chúng tôi trong thời gian qua. Mong rằng thời gian tới có trang phục riêng, màu sắc riêng để cùng các dân tộc tham dự các lễ hội của tỉnh và cả nước”, Trưởng bản Ón Trần Xuân Tư (SN 1975), xã Thượng Hoá, huyện Minh Hoá cho biết.

Văn hóa - Thể thao

Quân đội nhân dân Việt Nam với số lượng quân thường trực hợp lý, có sức chiến đấu cao.
Văn hóa - Thể thao

Từ quan điểm “quân cốt tinh” đến xây dựng quân đội tinh, gọn, mạnh

Xây dựng quân đội tinh, gọn, mạnh, tiến lên hiện đại là chủ trương lớn, thể hiện tầm nhìn, tư duy chiến lược của Đảng, Nhà nước đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây cũng là đòi hỏi khách quan, bảo đảm cho quân đội đủ sức hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao trong tình hình mới.

Gia đình phải thực sự là tổ ấm để trẻ em được phát triển, người già được chăm sóc, nuôi dưỡng. Nguồn: baodantoc.vn
Văn hóa - Thể thao

Xây dựng gia đình văn hóa thực chất, không chạy theo thành tích

PGS.TS ĐẶNG THỊ HOA, Viện trưởng Viện Tâm lý học, Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, cho rằng, trong bối cảnh đời sống hiện đại, định hướng xây dựng gia đình văn hóa có những điểm phải thay đổi, cập nhật. Các gia đình văn hóa được công nhận và vinh danh phải là những gia đình thực sự tiêu biểu.

Toàn cảnh hội thảo
Văn hóa

Thúc đẩy động lực tăng trưởng mới - góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của Quảng Ninh

Ngày 21.12, tại huyện Vân Đồn, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Hội đồng Lý luận Trung ương và Tỉnh ủy Quảng Ninh đồng tổ chức Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy động lực tăng trưởng mới - góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của tỉnh Quảng Ninh”.

“Bộ đội Cụ Hồ” - danh hiệu cao quý, niềm tự hào của cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam
Văn hóa - Thể thao

Xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ”

Sự xuất hiện, phát triển và định hình danh hiệu, kiểu mẫu nhân cách “Bộ đội Cụ Hồ” trong lịch sử đấu tranh cách mạng đã trải qua 80 năm; so với lịch sử dân tộc thì không dài, song nhân cách “Bộ đội Cụ Hồ” đã trở thành một trong những giá trị văn hóa tiêu biểu của thời đại mới - thời đại Hồ Chí Minh.

Tìm hiểu Tết, thêm yêu tiếng Việt
Văn hóa - Thể thao

Tìm hiểu Tết, thêm yêu tiếng Việt

“Tết là nhất - 100 từ vựng đầu đời” là cuốn sách từ vựng chủ đề ngày Tết được sáng tác bởi tác giả Thư Nhiên và minh họa bởi họa sĩ Thùy Cốm, mới được Crabit Kidbooks và Nhà xuất bản Hà Nội ra mắt, hứa hẹn sẽ là món quà năm mới ý nghĩa với trẻ nhỏ.