Gặp khó về dòng tiền, công ty con của Novaland đề nghị khách mua nhà tự thanh toán lãi vay ngân hàng

Công ty Cổ phần NovaReal (thành viên của Novaland) vừa có thư thông báo gửi tới các khách hàng.

Theo đó, thư thông báo nêu rõ, từ giữa năm 2022, tình hình kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước có những biến động lớn, gây ảnh hưởng và tác động nhiều mặt thị trường; song song đó lạm phát, tín dụng thắt chặt, mặt bằng lãi suất tăng,... đã ảnh hưởng đến thanh khoản của hàng loạt doanh nghiệp và NovaReal cũng không ngoại lệ. Hiện nay, thanh khoản và dòng tiền của công ty đều gặp phải khó khăn và ngoài tầm kiểm soát.

Do đó, Công ty tạm hoãn thanh toán các khoản theo thỏa thuận ban đầu với khách hàng. NovaReal cũng đưa ra đề xuất cách thức thanh toán liên quan đến bất động sản có mã số NWP.2.2-02.24”.

Cụ thể, đơn vị này đưa ra 2 trường hợp để khách hàng đăng ký lựa chọn. Cụ thể, trường hợp 1, khách hàng tự thanh toán lãi vay Ngân hàng các đợt còn lại bằng vốn tự có trong thời gian hỗ trợ lãi suất. Theo đó, Công ty sẽ thanh toán lại toàn bộ số tiền lãi vay mà khách hàng đã thanh toán và chi trả thêm tiền lãi theo lãi suất 12%/năm với tổng số tiền lãi mà khách hàng tự thanh toán của từng đợt.

Trường hợp 2, khách hàng dùng vốn tự có để tất toán khoản vay với Ngân hàng. Công ty sẽ hỗ trợ phí tất toán khoản vay và chi trả thêm tiền lãi 12%/năm trên khoản tiền khách hàng đã tất toán với Ngân hàng.

Số tiền này sẽ được NovaReal chi trả cho khách hàng vào một trong các thời điểm sau: Trường hợp khách hàng chưa ký Hợp đồng mua bán Công ty sẽ cấn trừ vào đợt ký Hợp đồng mua bán; Trường hợp khách hàng đã ký Hợp đồng mua bán và chưa nhận bàn giao Công ty sẽ cấn trừ vào đợt nhận bàn giao; Trường hợp khách hàng đã ký Hợp đồng mua bán, đã nhận bàn giao và chưa nhận Giấy chứng nhận, NovaReal sẽ cấn trừ vào đợt nhận giấy chứng nhận.

Trong báo cáo phân tích phát hành ngày 10.2, CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC) nhận định CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va chịu áp lực thanh toán nợ cao trong năm 2023.

Theo đó, Novaland chịu áp lực nợ vay cao vào năm 2023, lượng tiền mặt theo đó bị ảnh hưởng. Tính đến cuối năm 2022, tổng nợ vay của Novaland là 64.600 tỷ đồng, trong đó có 39,5% trên tổng dư nợ sẽ đáo hạn trong 12 tháng tới với phần lớn là trái phiếu.

Nợ vay ròng/vốn chủ sở hữu của Novaland vào cuối năm 2022 đã tăng lên 123,9% so với 111% tại cuối quý 3.2022 và 103,1% tại cuối năm 2021 do giải ngân tiền mặt cho chủ nợ.

Vào cuối năm 2022, tiền và các khoản tương đương tiền của Novaland (bao gồm các khoản đầu tư tiền gửi ngắn hạn) còn 8.900 tỷ đồng, giảm 60% so với cuối quý 3.2022 và giảm 51% so với cuối năm 2021.

Trong quý 4.2022, Novaland đã huy động được khoảng 4.000 tỷ đồng từ thị trường vốn và thu được khoảng 3.000 tỷ đồng từ việc bán trước - thấp hơn so với kế hoạch quý 4.2022 của ban lãnh đạo được nêu trong cuộc họp nhà đầu tư ởmột quý trước đó.

Tài chính

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh
Tài chính

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh

Thông tư 68/2024/TT-BTC đã bổ sung quy định về giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh của nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đây là bước tiến rất quan trọng để gỡ “nút thắt” để đáp ứng các tiêu chuẩn nâng hạng thị trường thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi thứ cấp theo tiêu chí của FTSE Russell.

Chuyên nghiệp hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Tài chính

Chuyên nghiệp hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Sau giai đoạn khó khăn, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã từng bước phục hồi. Lũy kế 7 tháng qua đã có 183 đợt phát hành riêng lẻ thành công với khối lượng hơn 174 nghìn tỷ đồng, gấp 2,78 lần so với cùng kỳ năm 2023. Để tiếp tục phục hồi và phát triển thị trường một cách chuyên nghiệp, các chuyên gia rằng cần nâng cao chất lượng xếp hạng tín nhiệm và năng lực nhà đầu tư, xây dựng văn hóa minh bạch…

Hateco Group của Đại gia Trần Văn Kỳ kinh doanh ra sao?
Tài chính

Hateco Group của Đại gia Trần Văn Kỳ kinh doanh ra sao?

Hệ sinh thái Hateco của “đại gia” Trần Văn Kỳ đang sở hữu 8 thành viên gồm: Hateco Hà Nội, Hateco Thăng Long, Hateco Long Biên, Hateco Kinh Bắc, Hateco ICIC, Hateco Logistics, Hateco Đông Anh và Hafintech, với hoạt động chính trong 3 lĩnh vực là bất động sản, logistics và đầu tư phát triển cảng biển.