Cơ chế đặc thù tháo gỡ vướng mắc cho 11 dự án BOT

Bộ Xây dựng đang soạn thảo nghị quyết của Quốc hội nhằm đưa ra cơ chế và chính sách đặc thù để giải quyết những vướng mắc trong một số dự án hạ tầng giao thông theo mô hình hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao). Dự kiến, văn bản này sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 5 tới.

Bố trí gần 14,8 nghìn tỷ đồng cho 11 dự án BOT

Bộ Xây dựng cho biết, Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù nhằm tháo gỡ vướng mắc tại các dự án BOT giao thông ký trước Luật Đầu tư theo phương thức công - tư (PPP) nhằm cải thiện môi trường đầu tư, huy động nguồn lực xã hội và thúc đẩy phát triển hạ tầng.

Hầm Đèo Cả (Phú Yên) được khai thác từ tháng 8.2017. Nguồn: ITN
Hầm Đèo Cả (Phú Yên) được khai thác từ tháng 8.2017. Nguồn: ITN

Dự thảo Nghị quyết đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù cho 11 dự án BOT giao thông ký trước khi Luật PPP có hiệu lực. Trong số này có 8 dự án do Bộ Giao thông Vận tải (nay là Bộ Xây dựng) làm cơ quan nhà nước có thẩm quyền, gồm: (1) cầu Việt Trì - Ba Vì nối Quốc lộ 32 với Quốc lộ 32C; (2) cầu Thái Hà kết nối Thái Bình, Hà Nam với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình; (3) hầm Đèo Cả (gồm hầm Đèo Cả, Cổ Mã, Cù Mông, Hải Vân); (4) đường tránh thành phố Thanh Hóa trên quốc lộ 1; (5) đường Thái Nguyên - Chợ Mới (Bắc Kạn) và nâng cấp Quốc lộ 3; (6) nâng cấp Quốc lộ 14 (đường Hồ Chí Minh) đoạn qua tỉnh Đắk Lắk; (7) cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 91; (8) nâng cấp luồng sông Sài Gòn từ cầu Bình Lợi đến cảng Bến Súc.

Ngoài ra, có 3 dự án do các địa phương làm cơ quan nhà nước có thẩm quyền: (1) cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn; (2) cầu An Hải, Phú Yên; (3) cải tạo, nâng cấp đường 39B, Thái Bình.

Nguyên tắc hỗ trợ các dự án BOT giao thông gồm: tuân thủ đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định, không dùng vốn nhà nước để giải quyết vi phạm của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án, tránh trục lợi chính sách, thoái thác trách nhiệm.

Bộ Xây dựng đề xuất bố trí 14.223 tỷ đồng từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2024 cho 9/11 dự án. Ngân sách địa phương chịu 576 tỷ đồng để xử lý vướng mắc 2/11 dự án thuộc thẩm quyền địa phương. Trong đó, dự thảo đề xuất hỗ trợ vốn nhà nước cho một số dự án BOT trong giai đoạn khai thác gồm bổ sung 598 tỷ đồng cho cầu Việt Trì - Ba Vì; bổ sung 1.024 tỷ đồng cho cầu Thái Hà; bổ sung 2.280 tỷ đồng cho hầm Đèo Cả; bổ sung 4.580 tỷ đồng cho cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn.

Ngoài ra, Bộ đề xuất trong trường hợp điều chỉnh hợp đồng và chấm dứt trước thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án và bên cho vay phải điều chỉnh hợp đồng tín dụng, phương án trả nợ theo doanh thu thực tế. Đồng thời, giảm lợi nhuận vốn chủ sở hữu và lãi suất vay để thời gian vận hành không kéo dài hơn hợp đồng đã ký. Trường hợp chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, vốn chủ sở hữu sẽ không được tính lợi nhuận khi thanh toán; vốn vay sẽ áp dụng lãi suất 4%/năm từ khi dự án đi vào hoạt động đến khi có quyết định chấm dứt hợp đồng.

Nhà nước có thể can thiệp như thế nào?

Đây không phải lần đầu tiên việc xử lý vướng mắc, bất cập tại một số trạm thu phí/dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức BOT được đặt ra. Trong vài năm qua, Chính phủ đã nhiều lần lên phương án xử lý các dự án này.

Ví dụ, cuối năm 2022, Chính phủ có Tờ trình gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất dùng 13.115 tỷ đồng từ nguồn vốn tăng thu, tiết kiệm chi năm 2022 để thanh toán cho 8 dự án vướng mắc. Việc xử lý các tồn tại của những dự án này, theo Chính phủ, nhằm thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư; đồng thời khôi phục niềm tin cho các nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng tham gia dự án BOT mới. Tuy vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng đề xuất của Chính phủ chưa có đủ cơ sở chính trị, căn cứ pháp lý và cơ sở thực tiễn; đồng thời yêu cầu Chính phủ bổ sung các tài liệu, làm rõ cơ sở chính trị và căn cứ pháp lý trong việc hỗ trợ, thanh toán cho nhà đầu tư; bổ sung đánh giá đầy đủ, toàn diện các tác động có thể xảy ra.

Xử lý dứt điểm vướng mắc của các dự án BOT nói trên là rất cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh nước ta đang cần huy động lượng lớn vốn từ khu vực tư nhân cho các dự án hạ tầng giao thông. Tuy nhiên, giải pháp nào thì cần thảo luận kỹ lưỡng cho từng dự án với quan điểm “hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro”; đồng thời phải căn cứ trên Luật PPP và hợp đồng dự án với mục đích là không để doanh nghiệp thiệt thòi nhưng cũng không được làm “thiệt thòi”, thất thoát ngân sách nhà nước.

Theo Luật sư Nguyễn Tiến Lập, thành viên NHQuang và Cộng sự, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam, trong khái niệm PPP đúng nghĩa, điều cốt yếu phải dựa vào là các thỏa thuận hợp đồng của từng dự án cụ thể kết hợp với phát huy tối đa sự tham gia và các sáng kiến chủ động từ khu vực tư nhân, hơn là tính dẫn dắt hay áp đặt hành chính từ phía Nhà nước. Theo đó, có thể cân nhắc giải pháp tái cấu trúc mô hình sở hữu, quản trị và tài chính của các dự án khi gặp khó khăn ở giai đoạn vận hành, trên cơ sở đó có thể thương mại hóa từng dự án cụ thể để huy động các nguồn vốn có sẵn trên thị trường, thay cho các rủi ro mà duy nhất các ngân hàng cho vay phải gánh chịu.

“Trong kinh tế thị trường, vai trò bệ đỡ của Nhà nước chỉ nên và cần sử dụng như là giải pháp và nguồn lực cuối cùng”, Luật sư Nguyễn Tiến Lập nhấn mạnh.

Tài chính

AMH
Kinh tế

“Lấp” khoảng trống pháp lý trong xử lý nợ xấu

Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm cơ chế xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đã hết hiệu lực thi hành từ 1.1.2024. Với khoảng trống pháp lý hiện nay, tiến trình xử lý nợ xấu chậm hơn và tốn kém hơn. Để hoàn thiện hành lang pháp lý xử lý nợ xấu, Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), trong đó luật hóa một số nội dung của Nghị quyết 42.

Kiến nghị giải pháp “cởi trói” cho trái phiếu hạ tầng giao thông
Tài chính

Kiến nghị giải pháp “cởi trói” cho trái phiếu hạ tầng giao thông

Mặc dù Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) cho phép, song đến nay chưa có doanh nghiệp nào phát hành trái phiếu thành công để đầu tư dự án PPP, đại diện Tập đoàn Đèo Cả nói tại Hội nghị “Quỹ đầu tư và đầu tư nước ngoài trong Kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam” do Bộ Tài chính tổ chức ngày 28.3.

Toàn cảnh Hội nghị
Tài chính

Nhà đầu tư chứng khoán cá nhân nên tham gia quỹ chuyên nghiệp

Tại Hội nghị "Quỹ đầu tư và đầu tư nước ngoài trong kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam" ngày 28.3, các chuyên gia cho rằng, cần thay đổi nhận thức và hành vi của nhà đầu tư cá nhân, khuyến khích họ tham gia các quỹ đầu tư chuyên nghiệp để giảm thiểu rủi ro, vừa tận dụng được chuyên môn của các nhà quản lý quỹ, vừa mang lại lợi nhuận dài hạn cao hơn so với giao dịch ngắn hạn theo cảm tính.

VIB ra mắt gói vay căn hộ, nhà phố quy mô 45.000 tỷ
Tài chính

VIB ra mắt gói vay căn hộ, nhà phố quy mô 45.000 tỷ

Sau thành công của Gói vay căn hộ, nhà phố năm 2024 với đặc tính “Vay nhanh, trả dễ”, góp phần giúp hơn 15.000 gia đình Việt sở hữu căn nhà mơ ước, VIB đã chính thức ra mắt gói Vay mua căn hộ, nhà phố năm 2025 quy mô 45.000 tỷ đồng, cùng với nhiều tính năng ưu việt và lợi ích cao dành cho khách hàng.

Bac A Bank hỗ trợ doanh nghiệp phát triển đường dài với lãi vay ưu đãi chỉ từ 5,5%
Tài chính

Bac A Bank hỗ trợ doanh nghiệp phát triển đường dài với lãi vay ưu đãi chỉ từ 5,5%

Nhằm hỗ trợ Khách hàng doanh nghiệp tiếp cận nhanh nguồn tài chính ưu đãi - đáp ứng toàn diện nhu cầu mở rộng đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh, Ngân hàng TMCP Bắc Á chính thức triển khai chương trình ưu đãi “Vay vốn dễ dàng - Vững vàng chạm đích” áp dụng đối với các khoản vay trung và dài hạn.

AMH
Tài chính

Kho bạc Nhà nước hoạt động theo mô hình mới

Từ ngày 15.3.2025, hệ thống Kho bạc Nhà nước đi vào hoạt động theo mô hình tổ chức bộ máy mới thống nhất. Đây là dấu mốc quan trọng với hệ thống Kho bạc Nhà nước, bước sang giai đoạn phát triển mới tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.

Doanh nghiệp liên tiếp mua bản quyền chương trình của Trung Quốc đưa về Việt Nam lãi lớn nhờ doanh thu tài chính
Tài chính

Doanh nghiệp liên tiếp mua bản quyền chương trình của Trung Quốc đưa về Việt Nam lãi lớn nhờ doanh thu tài chính

Nhìn vào dữ liệu tài chính cho thấy, việc đưa các chương trình bản quyền từ Trung Quốc về Việt Nam đang là "gà đẻ trứng vàng" của Yeah 1 Group. Ngay sau "anh trai" và "chị đẹp", mới đây Yeah 1 Group cho biết trong năm 2025 sẽ tiếp tục phát triển hai dự án trọng điểm là Show It All và HAHA Farmer đều được mua bản quyền từ Trung Quốc.

Ảnh
Tài chính

Việt Nam có thể tăng trưởng 8% trong năm nay

Theo Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam Andrea Coppola, Việt Nam “hoàn toàn có thể đạt” mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm nay, với các điều kiện đi kèm, như: phải có chính sách tài khóa hiệu quả hơn nữa, tăng giải ngân vốn đầu tư công cả về mức đầu tư cũng như chất lượng; thúc đẩy đầu tư tư nhân; theo dõi sát sao lạm phát để có điều chỉnh kịp thời…

Công ty Thanh Tuyền liên tiếp "trúng thầu sát giá" trên địa bàn tỉnh Lai Châu
Tài chính

Công ty Thanh Tuyền liên tiếp "trúng thầu sát giá" trên địa bàn tỉnh Lai Châu

Trong nhiều năm qua, Công ty TNHH MTV Thanh Tuyền đã trở thành doanh nghiệp "quen mặt", liên tiếp trúng nhiều gói thầu trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Theo dữ liệu đấu thầu, doanh nghiệp này đã trúng khoảng hơn 60 gói thầu với tổng giá trị lên tới hơn 2.000 tỷ đồng, bao gồm cả liên danh và độc lập.

Việt Nam cần sớm phát triển thị trường vốn
Tài chính

Bài toán lớn nhất là nguồn vốn phục vụ tăng trưởng

Trước yêu cầu phải đầu tư phát triển hạ tầng cao tốc, điện hạt nhân, năng lượng tái tạo... nếu không sớm phát triển thị trường vốn, mục tiêu tăng trưởng cao năm nay và giai đoạn tới sẽ rất thách thức. Theo các chuyên gia, các kênh thị trường trái phiếu, thị trường nợ… hiệu quả sẽ giúp khai thông, huy động được nguồn vốn trong dân, gồm 15 triệu tỷ đồng tiền gửi tiết kiệm và hàng trăm tỷ USD của ngành bảo hiểm.

AMH
Tài chính

Mong đợi gì ở nghị quyết phát triển đột phá kinh tế tư nhân?

Thủ tướng vừa yêu cầu Bộ Tài chính xây dựng nghị quyết về các cơ chế, chính sách phát triển đột phá khu vực kinh tế tư nhân với quan điểm đây phải là một trong những động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng. Các chuyên gia hy vọng, nghị quyết sẽ giải quyết các vấn đề về môi trường kinh doanh trên tinh thần doanh nghiệp được phép làm những điều pháp luật không cấm và thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần khởi nghiệp.