Gần 80 triệu USD hỗ trợ Quảng Nam và Quảng Trị thích ứng với biến đổi khí hậu

Việc triển khai dự án Chống xói lở và bảo vệ bền vững bờ biển Hội An và dự án Phát triển đô thị ven biển miền Trung tại thành phố Đông Hà được kỳ vọng sẽ giúp Quảng Nam và Quảng Trị thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu.

Chiều 15.3, tại Hà Nội diễn ra Lễ trao thỏa ước tín dụng giữa Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) và Bộ Tài chính; cùng Lễ ký kết hợp đồng ủy quyền cho vay lại giữa Bộ Tài chính và UBND tỉnh Quảng Nam, Quảng Trị cho hai dự án chống biến đổi khí hậu.

Gần 80 triệu USD hỗ trợ Quảng Nam và Quảng Trị chống biến đổi khí hậu -0
Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng phát biểu

Phát biểu tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng cho biết,ngày 29.12.2023, thay mặt Chính phủ Việt Nam, Bộ Tài chính đã ký kết các Thỏa thuận vay vốn của AFD và Thỏa thuận viện trợ không hoàn lại của Liên minh châu Âu (EU) ủy quyền quản lý qua AFD cho dự án Chống xói lở và bảo vệ bền vững bờ biển Hội An, tỉnh Quảng Nam và dự án Phát triển đô thị ven biển miền Trung hướng đến tăng trưởng xanh và ứng phó biến đổi khí hậu thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. Hai dự án có tổng trị giá 72,3 triệu Euro, tương đương gần 80 triệu USD.

Cụ thể, dự án Phát triển đô thị ven biển miền Trung hướng đến tăng trưởng xanh và ứng phó với biến đổi khí hậu thành phố Đông Hà có tổng mức đầu tư 42,37 triệu Euro; trong đó khoản vay AFD là 33,8 triệu Euro, viện trợ của Quỹ Quản lý nước và tài nguyên thiên nhiên (WARM) là 1,5 triệu Euro. Thời hạn tài trợ kinh phí là 20 năm, thời gian thực hiện từ 2024 – 2029.

Dự án có các hợp phần: gia cố bờ sông, kênh để tăng khả năng thoát nước; nâng cấp chất lượng không gian cơ sở hạ tầng đô thị; nâng cấp, cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị ở khu vực dân cư có thu nhập thấp; tư vấn hỗ trợ kỹ thuật. Mục tiêu nhằm nâng cao điều kiện sống của người dân thành phố Đông Hà; hỗ trợ thành phố về nâng cao khả năng thích ứng với các điều kiện thời tiết cực đoan; đưa Đông Hà trở thành hình mẫu về phát triển đô thị bền vững lâu dài.

Dự án Chống xói lở và bảo vệ bền vững bờ biển Hội An, tỉnh Quảng Nam có tổng mức đầu tư 42 triệu Euro; trong đó khoản vay từ AFD là 35 triệu Euro, viện trợ từ Quỹ WARM là 2 triệu Euro; thời gian thực hiện 2024 – 2028.

Dự án xây dựng giải pháp công trình tổng thể nhằm chống xói lở và bảo vệ bền vững bờ biển Hội An; góp phần cải thiện chính sách công và chiến lược của tỉnh về quy hoạch và quản lý tổng hợp vùng đới bờ trong bối cảnh biến đổi khí hậu; nâng cao nhận thức cộng đồng về các hiểm họa ven biển và biến đổi khí hậu.

Gần 80 triệu USD hỗ trợ Quảng Nam và Quảng Trị chống biến đổi khí hậu -0
Các đại biểu tham dự sự kiện

“Số vốn vay cam kết đã tiếp tục khẳng định vị thế của AFD là nhà tài trợ song phương lớn nhất khu vực châu Âu của Việt Nam và khẳng định sự quan tâm của Chính phủ Pháp trong việc tăng cường mối quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam”, Thứ trưởng Võ Thành Hưng nhấn mạnh.

Cũng theo Thứ trưởng Võ Thành Hưng, Chính phủ Việt Nam luôn trân trọng và đánh giá cao sự hỗ trợ quý báu của Chính phủ Pháp thông qua cơ quan tài trợ vốn là AFD và Liên minh châu Âu. Các dự án do AFD hỗ trợ là các chương trình có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Gần 80 triệu USD hỗ trợ Quảng Nam và Quảng Trị chống biến đổi khí hậu -0
Ông Olivier Brochet, Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam phát biểu

Ông Olivier Brochet, Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam khẳng định sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ Pháp đối với công cuộc chống biến đổi khí hậu tại Việt Nam thông qua khoản vay trị giá khoảng 300 triệu Euro của AFD tài trợ cho các dự án đầu tư và khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 20 triệu Euro của EU thông qua Quỹ WARM.

Ông Olivier Brochet cho biết, Chính phủ Pháp thông qua AFD mong muốn hỗ trợ Việt Nam thực hiện các mục tiêu ưu tiên về khí hậu, thông qua các dự án đầu tư, trong đó bao gồm dự án khắc phục tình trạng xói lở bờ biển tại tỉnh Quảng Nam và dự án tại tỉnh Quảng Trị nhằm củng cố hệ thống hạ tầng cơ sở giúp giải quyết các vấn đề ngập lụt, vì mục tiêu bảo đảm phát triển kinh tế và cải thiện điều kiện sinh sống của người dân địa phương, thông qua các giải pháp dựa vào tự nhiên.

Gần 80 triệu USD hỗ trợ Quảng Nam và Quảng Trị thích ứng với biến đổi khí hậu -0
Đại diện Bộ Tài chính và Cơ quan Phát triển Pháp trao thỏa ước tín dụng hỗ trợ triển khai dự án chống biến đổi khí hậu tại Quảng Nam và Quảng Trị

Ông Peteris Ustubs, Vụ trưởng phụ trách khu vực Trung Đông, châu Á và Thái Bình Dương, Tổng cục Đối tác Quốc tế thuộc Ủy ban châu Âu, nhấn mạnh: đầu tư vào các dự án được Quỹ WARM hỗ trợ không chỉ tăng cường khả năng phục hồi của cộng đồng tại địa phương mà còn góp phần vào nỗ lực chung chống biến đổi khí hậu toàn cầu.

Những sáng kiến ​​này phù hợp với chiến lược Cửa ngõ toàn cầu (Global Gateway) của EU nhằm thu hẹp khoảng cách đầu tư toàn cầu, và là minh chứng cho cam kết của EU trở thành đối tác trung thành của Việt Nam trong các hành động về khí hậu và phát triển bền vững.

Với các thỏa ước được trao, Thứ trưởng Võ Thành Hưng cho biết, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các bộ, ngành, các cơ quan thực hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn tài trợ của AFD một cách hiệu quả nhất.

Thứ trưởng mong muốn hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Trị khẩn trương triển khai các thủ tục cần thiết để nhanh chóng đưa dự án vào hoạt động, sớm triển khai thành công Chương trình ứng phó với biến đối khí hậu của Chính phủ.

Gần 80 triệu USD hỗ trợ Quảng Nam và Quảng Trị chống biến đổi khí hậu -0
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Lê Đức Tiến khẳng định sẽ thực hiện đúng các cam kết để triển khai dự án hiệu quả

Đại diện địa phương được hưởng lợi trực tiếp từ dự án, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Lê Đức Tiến khẳng định, địa phương sẽ thực hiện đúng các cam kết ở thỏa thuận vay, thỏa thuận viện trợ không hoàn lại và hợp đồng cho vay lại đã ký kết. Đồng thời, tỉnh sẽ bảo đảm cho hoạt động của dự án; thường xuyên kiểm tra, giám sát, kịp thời chỉ đạo xử lý khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Đề xuất thành lập thí điểm tổ chức lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn

Trong khuôn khổ dự án Chống xói lở và bảo vệ bền vững bờ biển Hội An, ngày 7.3, Cục Quản lý tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), Liên minh châu Âu (EU) và UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức cuộc họp tham vấn Quản lý tổng hợp tài nguyên nước và thành lập thí điểm tổ chức lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn.

Mục tiêu của cuộc họp nhằm tăng cường quản lý tổng hợp tài nguyên nước và bảo đảm an ninh nguồn nước, hỗ trợ triển khai Luật Tài nguyên nước số 28/2023/QH15 hiệu quả; chia sẻ kinh nghiệm quốc tế, đặc biệt là mô hình của Pháp trong quản lý tổng hợp tài nguyên nước thông qua tổ chức lưu vực sông; xem xét khả năng thành lập thí điểm tổ chức lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn.

Tại cuộc họp, một số đại biểu cho rằng, việc thành lập thí điểm tổ chức này sẽ tạo ra cơ chế phối hợp giữa các ngành và địa phương, bảo đảm quyết định được đưa ra dựa trên lợi ích chung của lưu vực sông, không bị chi phối bởi quyết định độc lập.

Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải
Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải

Tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường" do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức vào sáng 18.9, Viện trưởng Viện Công nghệ VinIT GS.TSKH Nguyễn Quốc Sỹ đã chỉ ra 5 nhóm công nghệ chủ chốt thế giới đang dùng để xử lý chất thải rắn, cùng các bài học kinh nghiệm về vấn đề xử lý rác trên thế giới. 

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Môi trường

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%
Môi trường

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%

Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống Nguyễn Văn Toàn nhận định, hiện tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp tái chế là rất lớn. Tuy nhiên, trong khoảng 60.000 tấn rác thải phát sinh thì chúng ta chỉ có 15% được thu gom thái chế, sử dụng.

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp
Xã hội

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp

Tại tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9, ông Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Chủ tịch HĐQT Công ty Halcom Việt Nam nhấn mạnh hiệu quả xử lý rác trên thực tế hiện đang rất thấp.

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường
Xã hội

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường

Đây là nhấn mạnh của ông Nguyễn Hữu Tiến, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Môi trường đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội Urenco tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”, do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9.