Festival Huế - truyền thống, hiện đại và nhân văn

Sau nhiều năm tổ chức, Festival Huế đã trở thành sự kiện văn hóa đặc sắc, mang tính biểu tượng của hành trình giao thoa văn hóa Đông - Tây, là cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và mang đậm tính nhân văn.

Kết tinh vẻ đẹp

Năm nay, chương trình nghệ thuật mở màn Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế được tổ chức tại không gian Điện Kiến Trung. Đây là ngôi điện đầu tiên trong 30 năm, kể từ khi quần thể di tích Kinh thành Huế được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới, được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phục dựng nguyên vẹn từ một đống hoang tàn đổ nát. Sau hơn 5 năm trùng tu, công trình kiến trúc từ thời vua Khải Định đã được hồi sinh trong sự lộng lẫy. 

Festival Huế 2024 - truyền thống, hiện đại và nhân văn -0
Chương trình nghệ thuật "Rạng rỡ ngàn sau" mở màn Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế tại không gian Điện Kiến Trung gây ấn tượng sâu sắc trong đông đảo Nhân dân và du khách. Nguồn: Hueworldheritage

Trong không gian đặc biệt về lịch sử, văn hóa và kiến trúc ấy, sân khấu chương trình nghệ thuật “Rạng rỡ ngàn sau” được thiết theo hướng đơn giản, không cầu kỳ, nhiều chi tiết song vẫn toát lên vẻ hoành tráng, rực rỡ khi được cộng hưởng với vẻ đẹp uy nghi của ngôi điện kết tinh vẻ đẹp từ kiến trúc, mỹ thuật đến cảnh quan của Huế.

Chương trình nghệ thuật đêm khai mạc là tổng hòa của nhiều loại hình nghệ thuật, với cấu trúc chặt chẽ, bằng ngôn ngữ hiện đại trên nền chất liệu và bản sắc văn hóa dân tộc. Các lễ hội cung đình, lễ hội dân gian, đặc biệt là nghệ thuật cung đình Huế và đặc trưng tiêu biểu của các vùng văn hóa ở Việt Nam; những chương trình nghệ thuật mang đậm sắc thái văn hóa các châu lục... được khắc họa bằng ngôn ngữ nghệ thuật gắn với trình diễn áo dài truyền thống, kết hợp công nghệ trình chiếu 3D mapping.

Nhiều ý kiến nhận định, đó không chỉ là chương trình nghệ thuật mà còn là thước phim sinh động thể hiện sức sáng tạo trên nền tảng cốt lõi là các giá trị di sản văn hóa của dân tộc và nhân loại.

Festival Huế 2024 - truyền thống, hiện đại và nhân văn -0
"Lễ hội ánh sáng" kết hợp công nghệ và kỹ thuật sáng tạo, làm cho di tích Thái Bình Lâu và vườn Thiệu Phương, Đại Nội Huế bừng sáng, ảo diệu và đầy chất thơ. Nguồn: Hueworldheritage

Theo lời Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet: “Kể từ lần hợp tác kỳ lễ hội đầu tiên năm 1999, 24 năm qua, chúng tôi luôn đồng hành với UBND Thừa Thiên Huế tôn vinh giá trị di sản văn hóa. Và lần đầu tiên, trong Festival Huế năm nay, "Lễ hội ánh sáng" kết hợp công nghệ và kỹ thuật sáng tạo, làm cho di tích Thái Bình Lâu và vườn Thiệu Phương, Đại Nội Huế bừng sáng, ảo diệu và đầy chất thơ”.

Có thể thấy, Festival Huế qua mỗi lần tổ chức đều ghi dấu ấn tượng riêng song luôn đề cao sứ mệnh bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, nghệ thuật của Việt Nam và Thừa Thiên Huế trong tiến trình hội nhập với thế giới. 

Sống trong không khí lễ hội

Theo Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế Hoàng Việt Trung, các sự kiện Festival Huế tổ chức trong kinh thành Huế không chỉ là một lựa chọn dựa trên giá trị lịch sử, văn hóa mà còn vì các yếu tố thuận lợi về không gian, vị trí và khả năng thu hút khách du lịch.

“Trong suốt 7 ngày đêm của Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế, mặc dù Đại nội Huế có những giới hạn về không gian và việc kiểm soát vé vào cửa, nhưng không khí lễ hội vẫn lan tỏa ra toàn thành phố Huế thông qua nhiều hoạt động ngoài trời và các chương trình văn hóa mở rộng. Người dân, dù có hay không có vé, đều có cơ hội sống trong không khí lễ hội nhờ vào sự đa dạng và phong phú của các chương trình, sự kiện diễn ra liên tục”, ông Hoàng Việt Trung dẫn chứng.

Festival Huế 2024 - truyền thống, hiện đại và nhân văn -0
Nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật được tổ chức phục vụ người dân trong Festival Huế 2024. Nguồn: Hueworldheritage

Festival Huế 2024 tiếp tục lan tỏa tính cộng đồng. Không khí lễ hội không chỉ ở Đại Nội hay trung tâm thành phố mà lan tỏa ra khu vực xung quanh với các hoạt động như lễ hội đường phố, lễ hội hoa đăng, sân khấu nghệ thuật ngoài trời là nơi các đoàn nghệ thuật trong nước và quốc tế biểu diễn phục vụ người dân, du khách.

Một số địa phương trong tỉnh cũng tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật hưởng ứng đem đến không gian và không khí lễ hội thực sự, hướng về cộng đồng và vì cộng đồng… 

Nhiều hoạt động của Festival Huế 2024 được thiết kế để tạo ra sự tương tác với cộng đồng, từ trưng bày, triển lãm đến các hoạt động trải nghiệm ẩm thực, di sản văn hóa phi vật thể của Huế… để người dân thấy mình là một phần của lễ hội.

Theo các chuyên gia, những giá trị này đã bổ sung, làm nổi bật giá trị của Festival Huế, không chỉ là nơi để thưởng thức văn hóa, nghệ thuật mà còn là nuôi dưỡng tinh thần chia sẻ, gắn kết trong cộng đồng, khuyến khích cộng đồng tìm hiểu về di sản. Từ đó, đóng góp vào hành trình bảo tồn, phát huy văn hóa Huế nói riêng, văn hóa truyền thống Việt Nam nói chung.

Văn hóa

"Thu qua phố", màu nước trên giấy, 2022, Nguyễn Phương
Văn hóa

Làm giàu cho nghệ thuật và cho Hà Nội

Hà Nội với vẻ đẹp cổ kính và hiện đại luôn là nguồn cảm hứng nghệ thuật vô tận. Những bức tranh về Hà Nội là câu chuyện, cảm xúc và tình yêu dành cho mảnh đất này.

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024
Văn hóa

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024

Tối 18.9, trước nghi môn Đền Kiếp Bạc, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương đã tổ chức trọng thể Lễ tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.

'Mỏ vàng' của truyện tranh
Văn hóa

'Mỏ vàng' của truyện tranh

Thị trường truyện tranh ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, từ thể loại tới nội dung. Nhiều tác giả không chỉ đầu tư làm cốt truyện, nét vẽ mà còn chú trọng khai thác chất liệu văn hóa, lịch sử, truyền thống dân tộc…

Triển lãm tranh lụa "Tằm"
Văn hóa

Triển lãm tranh lụa "Tằm"

"Tằm" là tên gọi triển lãm thứ 2 của Kén Lab, với ý nghĩa là sự nối tiếp cho hành trình học hỏi, phát triển tốt đẹp của nhóm đối với nghệ thuật vẽ tranh lụa truyền thống.

Hà Nội - Những tháng năm...
Văn hóa

Hà Nội - Những tháng năm...

Đêm nhạc "Hà Nội - Những tháng năm..." diễn ra vào 20 giờ ngày 20.9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ đưa khán giả trở về những dấu ấn lịch sử hào hùng và vẻ đẹp lãng mạn của Thủ đô nghìn năm văn hiến.

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch
Văn hóa

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch

Điện ảnh truyền tải những hình ảnh đẹp về đất nước, con người, cảnh quan; du lịch giúp khách quốc tế trực tiếp trải nghiệm những gì họ đã thấy trên màn ảnh. Kết nối màn ảnh và điểm đến, Chương trình xúc tiến du lịch - điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ hứa hẹn thúc đẩy sự phát triển của hai ngành công nghiệp văn hóa này.

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp
Văn hóa - Thể thao

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp

Tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp đang diễn ra Triển lãm Tranh, sản phẩm sơn mài. Hoạt động do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì phối hợp với Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và các đơn vị tổ chức.

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên
Văn hóa

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên

Đều đặn nhiều đêm hè đã hàng chục năm nay, bà con đồng bào nơi biên giới đều háo hức chờ đợi buổi xem phim cùng cả bản làng, được mang đến bởi đội chiếu bóng lưu động của Trung tâm Văn hoá và Điện ảnh tỉnh Quảng Bình sau chặng đường dài ngược lên với đại ngàn.

Vở múa "Nàng Mây"
Văn hóa

Giữ bản sắc trong thế giới nghệ thuật hội nhập

Phản ánh chân thực, sinh động không gian, văn hóa truyền thống của nhiều cộng đồng, dân tộc, cuộc sống nhiều màu sắc tại các vùng miền, biên đạo múa NGUYỄN HẢI TRƯỜNG (Học viện Múa Việt Nam) mong muốn thể hiện đậm nét bản sắc Việt Nam qua góc nhìn của người trẻ.